Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế học (Trang 50)

- Vị trí địa lý

Huyện Quảng Ninh có vị trí địa lí từ 17004’ đến 17026’ vĩ độ Bắc và từ 106017’ đến 106048’ độ kinh Đông, là nơi hẹp nhất nƣớc Việt Nam với chiều dài theo đƣờng chim bay khoảng 50 km, có ranh giới:

Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch và thành phố Đồng Hới; Phía Nam giáp huyện Lệ Thủy;

Phía Đông giáp biển Đông;

Phía Tây giáp nƣớc Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 119.169,19 ha. Huyện có 15 đơn vị hành chính, gồm 14 xã và 1 thị trấn.

Quảng Ninh là cửa ngõ phía Nam thành phố Đồng Hới có các tuyến giao thông Bắc - Nam gồm đƣờng bộ, đƣờng sắt đi qua nên huyện có cơ hội thuận lợi trong việc phát triển kinh tế.

- Địa hình, thổ nhƣỡng

* Địa hình: Huyện Quảng Ninh nằm ở sƣờn Đông của dãy Trƣờng Sơn, nghiêng từ Tây sang Đông. Toàn huyện có thể phân thành 4 dạng địa hình chính:

Vùng rừng núi cao: Dạng địa hình này ở sát biên giới Việt - Lào, chiếm 57% diện tích tự nhiên, với nhiều lâm sản quý hiếm. Đặc điểm của dạng địa hình này là có núi cao chạy theo hƣớng Bắc - Nam, đan xen một số khối núi đá vôi; độ cao trung bình vùng núi từ 300 - 500 m, có một số đỉnh cao trên 1.000 m nhƣ đỉnh U Bò - Ba Rền.

hình bát úp liên tục chạy theo hƣớng Bắc - Nam, có độ cao từ 50 – 100 m, độ dốc từ 5 - 25o, sƣờn đồi ít bị chia cắt. Dạng địa hình này chiếm 26,7% diện tích tự nhiên thuận lợi cho việc trồng rừng lấy gỗ, trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao (cao su, thông, tiêu...), chăn nuôi đại gia súc.

Vùng đồng bằng: Vùng đồng bằng hẹp nằm giữa vùng đồi và vùng cát ven biển, chiếm 9,5% diện tích tự nhiên. Vùng đồng bằng với độ cao từ 0,5 – 5m nên tƣơng đối bằng phẳng. Do địa hình vùng thấp trũng, hàng năm thƣờng bị ngập lụt và phù sa bồi đắp nên đất có độ phì tự nhiên cao. Đây là vùng sản xuất lƣơng thực trọng điểm của huyện.

Vùng cát ven biển: Chiếm 6,7% diện tích tự nhiên, chiều dài 19,6 km; có độ cao từ 5 - 20 m, thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Vùng cát có nguồn nƣớc ngầm khá dồi dào nên phù hợp với các loa ̣i hình trang trại chăn nuôi kết hợp nuôi trồng thủy sản và trồng rừng.

* Về thổ nhưỡng: Trên địa bàn huyện có 5 nhóm đất chủ yếu:

Nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 70% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở địa hình vùng núi có độ cao 50 m trở lên. Do phân bố trên vùng núi, lớp phủ thực vật còn khá nên độ phì tự nhiên còn tốt.

Nhóm đất phù sa cổ chiếm trên 4,6% diện tích tự nhiên, phân bố ở vùng gò đồi và các thung lũng đan xen. Nhóm đất này có 2 loại: Đất phù sa không đƣợc bồi đắp và đất phù sa đƣợc bồi đắp. Là nơi trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và đồng cỏ chăn nuôi.

Nhóm đất mặn, đất phèn và lầy thụt chiếm 3,8% diện tích tự nhiên phân bố ở vùng đồng bằng ven sông Long Đại và sông Kiến Giang; hàng năm đƣợc phù sa bồi đắp nên khá màu mỡ, nhƣng do nƣớc mặn xâm nhập trong mùa khô nên đất bị chua phèn. Hiện nay, nhờ đƣợc đầu tƣ các công trình thủy lợi ngăn mặn và hồ chứa cung cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp hai vụ, nên đây là vùng lúa có năng suất cao của huyện và tỉnh Quảng Bình.

Nhóm đất cát ven biển chiếm 5,5% diện tích tự nhiên. Do cát có lƣợng SiO2 chiếm từ 97 - 99% nên rất nghèo dinh dƣỡng và liên kết yếu, do đó thƣờng xuyên di

động, tạo ra hiện tƣợng cát bay, cát lấp vào mùa gió Tây - Nam.

Đất khác chiếm 15,3% trong đó núi đá chiếm 13,7%, sông suối chiếm 1,6%. Đây là loại đất bạc màu bị rửa trôi nên không phù hợp với trồng cây các loại.

* Về diện tích: Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 1.191,692 km2. Trong số 15 xã, thị trấn của huyện, xã Trƣờng Sơn có diện tích tự nhiên lớn nhất: 774,279 km2 chiếm 64,98%, thị trấn Quán Hàu có diện tích nhỏ nhất: 3,267 km2, chiếm 0,27%.

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của huyện Quảng Ninh qua các năm 2011-2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh(%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 Bình quân Tổng diện tích đất tự nhiên 119.169,19 100 119.169,19 100 119.169,19 100 100 100 100 I. Diện tích đất nông nghiệp 8.138,95 6,81 8.116,36 6,81 8.101,41 6,80 99,72 99,82 99,77 1. Đất trồng cây hàng năm 7.593,38 93,56 7.675,58 94,57 7.660,66 94,56 101,08 99,81 100,44 2. Đất trồng cây lâu năm 545,57 6,72 440,78 5,43 440,75 5,44 80,79 99,99 90,39 3.Diện tích mặt nƣớc nuôi

trồng thủy sản 381,49 4,70 412,85 5,09 411,21 5,08 108,22 99,60 103,91

4. Đất nông nghiệp khác 34,53 0,43 34,53 0,43 43,63 0,54 100 126,35 113,18

II. Đất lâm nghiệp 99.924,03 83,85 99.813,35 83,76 99.838,42 83,78 99,89 100,03 99,96

III. Đất phi nông nghiệp 6.746,69 5,66 6.854,30 5,75 6.979,20 5,86 101,60 101,82 101,71

1. Đất ở 483,94 7,17 495,49 7,23 510,03 7,31 102,39 102,93 102,66 2. Đất chuyên dùng 3.453,96 51,19 3.545,52 51,73 3.655,88 52,38 102,65 103,11 102,88 3. Đất sông suối, mặt nƣớc chuyên dùng 2.401,83 35,60 2.399,90 35,01 2.399,81 34,39 99,92 100,00 99,96 4. Đất khác 406,96 6,03 413,39 6,03 413,48 5,92 101,58 100,02 100,80 IV. Đất chưa sử dụng 3.943,50 3,31 3.937,80 3,30 3.795,33 3,18 99,86 96,38 98,12 Đất nông nghiệp/1 hộ NN 0,54 0,55 0,57

Đất nông nghiệp/1 lao

động NN 0,24 0,25 0,26

Đất tự nhiên: Theo số liệu kiểm kê đất năm 2013, toàn huyện có 119.169,19 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 108.394,66 ha (chiếm 90,96%), đất phi nông nghiệp: 6.979,20 ha (chiếm 5,86%), đất chƣa sử dụng: 3.795,33 ha (chiếm 3,18%).

Đất nông, lâm, ngƣ nghiệp có 108.394,66 ha, chiếm 90,96% diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: 8.101,41 ha, chiếm 6,8%; đất lâm nghiệp: 99.838,42 ha, chiếm 83,78%; đất nuôi trồng thủy sản: 411,21 ha, chiếm 0,35%; đất nông nghiệp khác: 43,62 ha, chiếm 0,04%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đất sản xuất nông nghiệp: 8.101,41 ha, chiếm 6,8% diện tích tự nhiên và chiếm 7,47% trên tổng diện tích đất nông, lâm, ngƣ nghiệp. Trong đó: Đất trồng cây hàng năm: 7.660,66 ha, chiếm 94,56%; đất trồng cây lâu năm: 440,75 ha, chiếm 5,44%.

Đất lâm nghiệp: 99.838,42 ha, chiếm 83,78% diện tích đất tự nhiên và chiếm 92,11% tổng diện tích đất nông, lâm, ngƣ nghiệp. Trong đó: Đất rừng sản xuất: 45.858,26 ha, chiếm 45,93%; đất rừng phòng hộ: 53.980,16 ha, chiếm 54,07%. Đối với Quảng Ninh, diện tích đất lâm nghiệp đang là ƣu thế cho tiềm năng phát triển kinh tế của huyện.

Đất nuôi trồng thủy sản 411,21 ha, chiếm 0,38% diện tích đất nông, lâm, ngƣ nghiệp. Nhƣng Quảng Ninh có diện tích sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng là 2.399,81ha chƣa đƣợc khai thác hiệu quả, diện tích mặt nuớc này là tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt của huyện.

Đất phi nông nghiệp 6.979,20 ha, chiếm 5,86% diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Đất ở: 510,03 ha, chiếm 7,13%; đất chuyên dùng: 3.655,88 ha, chiếm 51,52%; đất mặt sông và mặt nƣớc chuyên dùng: 2.399,81 ha, chiếm 35,36%; đất nghĩa trang nghĩa địa chiếm 5,95%.

Đất chƣa sử dụng có 3.795,33 ha, chiếm 3,18% diện tích đất tự nhiên . Trong đó: 546,82 ha đất bằng chƣa sử dụng; 3.083,11 ha đất đồi núi chƣa sử dụng; 167,40 ha đất núi đá không có cây rừng.

Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu hiện trạng sử dụng đất huyện Quảng Ninh 2013

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Ninh

- Khí hậu

Huyện Quảng Ninh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hƣởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. Nhiệt độ bình quân 24,5 - 25oC, lƣợng mƣa bình quân khoảng 2.100 - 2.200 mm, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt.

Mùa khô thƣờng từ tháng 3 đến hết tháng 8 hàng năm, nhiệt độ trung bình từ 26,5 - 27oC, nhiệt độ cao nhất có khi đến 40oC. Do nền nhiệt cao, lƣợng mƣa chỉ chiếm 20 - 30% tổng lƣợng mƣa cả năm. Trong mùa khô, gió mùa Tây - Nam sau khi vƣợt qua lục địa Thái - Lào bị hút mất độ ẩm cho nên thƣờng gây khô hạn, làm các hồ đập nhỏ bị cạn nƣớc và gây hiện tƣợng nƣớc mặn xâm nhập vùng hạ lƣu các sông.

Mùa mƣa thƣờng bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình 22 - 23oC, thấp nhất vào tháng 1, có khi đến 10oC. Lƣợng mƣa trong mùa này thƣờng chiếm 65 - 70% tổng lƣợng mƣa cả năm. Lƣợng mƣa cao nhất vào khoảng thời gian từ 15/9 - 15/11 hàng năm. Do mƣa lớn, địa hình dốc nên thƣờng gây lũ lụt ở vùng thấp và lũ quét ven sông, suối ở vùng núi.

- Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế trang trại + Vị trí địa lý trong phát triển kinh tế:

các đặc thù lãnh thổ miền Bắc và miền Nam nên dễ hòa nhập, tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Nơi mà những tuyến đƣờng giao thông quan trọng của quốc gia xuyên suốt chiều dài của huyện ( Quốc lộ 1A, đuờng sắt, đƣờng Hồ Chí Minh) là đầu mối giao lƣu hai miền Nam - Bắc.

Quảng Ninh có 2 con sông Kiến Giang, Nhật Lệ và nhiều chi lƣu, phụ lƣu nhỏ chảy từ Tây sang Đông, đổ ra biển thuận lợi cho việc vận chuyển, giao lƣu hàng hóa giữa miền núi và đồng bằng. Với bờ biển dài 25km, có bãi tắm đẹp Hải Ninh, nguồn lợi hải sản từ biển khá lớn đây là thế mạnh của Quảng Ninh nếu phát huy, khai thác tốt.

Huyện Quảng Ninh có 38km đƣờng biên giới với nƣớc bạn Lào, dân cƣ sống giao thoa với các bộ tộc Lào, đây là điều kiện thuận lợi để hợp tác Việt - Lào ngày càng phát triển.

Cảng hàng không Đồng Hới , ga Đồng Hới cách trung tâm huyện Quảng Ninh khoảng 10km, tuyến đƣờng du lịch rô ̣ng 60m nối Đồng Hới với xã Hải Ninh (Quảng Ninh) là điều kiện thuận lợi để rút ngắn khoảng cách giữa huyện với trung tâm tỉnh lỵ và các đô thị lớn của cả nƣớc.

Tuy nhiên, huyện Quảng Ninh nơi hội tụ của các yếu tố bất lợi về thời tiết, khí hậu: bão lụt, gió Lào và cát trắng, nạn cát bay, cát chảy đã ảnh hƣởng lớn đến sản xuất và đời sống của ngƣời dân nơi đây.

+ Lợi thế và hạn chế về quỹ đất và tài nguyên rừng.

Quảng Ninh có diện tích đất nông, lâm, ngƣ nghiệp chiếm tỷ trọng đến 90,96% tổng diện tích tự nhiên. Riêng diện tích đất lâm nghiệp có 99.838,42 ha, chiếm 92,11% tổng diện tích đất nông nghiệp, cho thấy điều kiện phát triển các nghề rừng của huyện còn lớn; nhƣng đất sản xuất nông nghiệp chỉ 8.101,41 ha, trong lúc đó hầu hết diện tích đã đƣa vào khai thác nên khả năng mở rộng sản xuất nông nghiệp rất hạn hẹp. Hiện nay, chỉ còn một số diện tích đất chƣa sử dụng, chủ yếu là đất gò đồi phù hợp với trồng cây công nghiệp dài ngày; một số đất vùng cát nghèo ven biển phù hợp với phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản.

đồi thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, trồng rừng nguyên liệu, chăn nuôi đại gia súc.

Địa hình phức tạp, bị chia cắt nhiều, có độ dốc lớn nên đất canh tác thƣờng bị bào mòn và rửa trôi.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế học (Trang 50)