Xu hƣớng, dự báo và quan điểm phát triển kinh tếtrang trại trên địa

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế học (Trang 89)

địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2020

4.1.1. Xu hướng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2020

Xu hướng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh hiện nay là phát triển kinh tế trang trại gắn với đẩy mạnh sản xuất hàng hoá và xây dựng nông thôn mới.

Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đƣợc triển khai trong phạm vi cả nƣớc nhằm phát triển nông thôn toàn diện, bao gồm nhiều nội dung liên quan đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trƣờng, hệ thống chính trị cơ sở. Mục tiêu chủ yếu và xuyên suốt là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân nông thôn. Nhƣ vậy, vấn đề đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và các loại hình kinh tế trang tra ̣i có hiệu quả ở nông thôn là mô ̣t trong 19 tiêu chí để xem xét, đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định.

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới , vai trò của các tổ chức kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn nói chung và kinh tế trang tra ̣i nói riêng thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, nâng cao thu nhập cho nông dân . Để đƣa hoạt động của các loại hình kinh tế trang trại đi vào chiều sâu và phát triển đúng hƣớng , góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, cần có sự nhìn nhận đầy đủ hơn, đồng thời có những bƣớc đi, giải pháp phù hợp để kinh tế trang tra ̣i ngày càng phát triển.

4.1.2. Dự báo một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến tinh hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2020

- Dự báo về dân số và lao động

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu về dân số và lao động của huyện năm 2015, 2020

CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2015 Năm 2020 Tỷ trọng

(%)

1. Dân số trung bình ngƣời 89.280 91.210 100,00

Trong đó: - Nam ngƣời 44.550 45.950 49,85

- Nữ ngƣời 44.730 45.260 50,15

2. Mật độ dân số ng/km2 75 77

3.Tỷ lệ dân số tăng tự nhiên % 10 9,8

4. Tổng nguồn lao động ngƣời 54.480 56.057 100,00

- Trong độ tuổi lao động ngƣời 45.130 46.520 82,80

- Ngoài tuổi tham gia lao động ngƣời 9.350 9.537 17,20

5. Nguồn phân công lao động ngƣời 52.585 56.770 100,00

- Làm việc trong các ngành kinh tế 44.290 48.110 85,50

- LĐ trong độ tuổi đang đi học 6.670 7.760 11,13

- Trong tuổi LĐ chƣa có việc làm 1.625 900 3,36

6. Tổng số LĐ có việc làm mới ngƣời 3.000 4.000

7. Tỷ lệ thất nghiệp % 3,54 2,5

8. Số LĐ đƣợc đào tạo ngƣời 700 1.000

9. Tỷ lệ thời gian LĐ sử dụng % 82 85

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Ninh và dự báo tính toán ) - Dự báo về một số chỉ tiêu có tác động quy hoạch thời kỳ 2015 - 2020

Bảng 4.2: Dự báo một số chỉ tiêu cơ bản của huyện đến 2015, 2020 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2020

1. Tổng diện tích đất tự nhiên ha 119.169 119.169

Diện tích đất nông nghiệp ha 108.590 108.590

Đất phi nông nghiệp ha 9.900 9.900 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đất chƣa sử dụng ha

2. Giá trị SX NN theo giá CĐ tr.đ 161.960 180.015

3. Giá trị SX LN theo giá CĐ tr.đ 8.843 9.109

4. Giá trị SX Thuỷ sản theo giá CĐ tr.đ 41.052 56.119 5. Giá trị SX CN-XD theo giá CĐ tr.đ 659.718 995.555 6. Giá trị SX TM-DV theo giá CĐ tr.đ 166.970 315.000

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Ninh và dự báo tính toán )

- Dự báo phát triển thị trƣờng trong thời kỳ 2015-2020

Theo dự báo đến năm 2015 và 2020, dân số và khả năng sản xuất của tỉnh Quảng Bình, huyện Quảng Ninh có thể đánh giá khả năng đáp ứng một số nhu cầu cơ bản về nông sản chủ yếu nhƣ sau:

Về lƣơng thực: Trong những năm tới khả năng sản xuất lƣơng thực của tỉnh và huyện Quảng Ninh đáp ứng đủ cho ngƣời và một phần cho chăn nuôi. Đến năm 2020 sản xuất lƣơng thực (thóc và ngô) không chỉ đáp ứng nhu cầu trên địa bàn mà còn thừa khoảng 31.106 tấn.

Về rau đậu các loại: Sản xuất rau đậu hiện tại trên địa bàn tỉnh và huyện Quảng Ninh vẫn chƣa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cả về số lƣợng và chất lƣợng nhất là về mùa mƣa, lũ. Khả năng đến năm 2020 rau đậu còn thiếu khoảng 6.352 tấn.

Về hoa quả tƣơi các loại: Hiện sản xuất trên địa bàn tỉnh và huyện Quảng Ninh chƣa đáp ứng nhu cầu nhất là các loại quả chất lƣợng cao nhƣ xoài, nhãn, vải, cam, quýt, chôm chôm. Theo dự báo tính đến 2015 toàn tỉnh thiếu 6.040 tấn, năm 2020 thiếu 6.881 tấn.

Thịt, cá các loại: Sản lƣợng thịt, cá các loại sản xuất trong huyện không chỉ đáp ứng nhu cầu tại chổ, đến năm 2020 có dƣ thừa khoảng 10.697 tấn.

Bảng 4.3: Dự báo nhu cầu nông sản thực phẩm của huyện đến năm 2020

Chỉ tiêu

Năm 2015 (89.280 ngƣời) Năm 2020 (91.210 ngƣời) Nhu cầu ngƣời/ năm (kg) Tổng nhu cầu (tấn) Khả năng SX (tấn) Cân đối (tấn) Nhu cầu ngƣờ/ năm (kg) Tổng nhu cầu (tấn) Khả năng SX (tấn) Cân đối (tấn) 1. Lƣơng thực 225 20.088 48.010 27.922 210 19.154 50.260 31.106 - Sản lƣợng thóc 46.830 48.550 - Sản lƣợng ngô 1.180 1.710 2. Cây thực phẩm 30 2.678 10.590 7.912 30 2.736 13.434 10.697

- Rau các loại 5.420 6.125

- Đậu các loại 330 555

3. Thịt các loại 30 2.678 10.590 7.912 30 2.736 13.434 10.697

- Lợn hơi xuất chuồng 5.420 6.125

- Thịt bò xuất chuồng 470 531

- Thịt trâu xuất chuồng 250 283

- Thịt gia cầm 750 848

- Cá các loại 3.700 5.648

4. Quả các loại 1.995 2.240

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Ninh và dự báo tính toán )

- Dự báo một số nông lâm sản hàng hóa chủ lực của huyện

Cao su: Hiện nay cây cao su là một trong những cây công nghiệp dài ngày có thị trƣờng trong và ngoài nƣớc khá ổn định. Dự kiến thị trƣờng trong nƣớc trong giai đoạn này tăng trung bình 15%/năm. Nƣớc ta vẫn là một trong 3 nƣớc có lƣợng cao su xuất khẩu lớn nhất thế giới, chủ yếu sang thị trƣờng Trung Quốc, Nga, Nhật, Mỹ, EU. Việt Nam vẫn chiếm 35% về sản lƣợng và 50% về thị phần. Huyện Quảng Ninh với diện tích đất có khả năng trồng cao su trên 1.000 ha, là điều kiện tốt để phát triển kinh tế cho nông dân vùng núi, gò đồi.

Thịt lợn: Nhu cầu thịt lợn của các nƣớc trên thế giới nhất là Trung Quốc , Nga, Nhật, Hàn Quốc từ 2,0 - 2,5 triệu tấn/năm, gồm các loại lợn 3 máu ngoại, lợn sữa. Điều kiện kiểm dịch thú y rất ngặt nghèo, do đó muốn vƣơn đến thị trƣờng quốc tế thì phải làm tốt khâu chăn nuôi, kiểm dịch. Huyện Quảng Ninh có phong trào nuôi lợn ở các trang trại khá tốt nhƣng do giá thức ăn cao, lãi ít nên ngƣời nông dân có xu hƣớng hạn chế chăn nuôi.

Gỗ rừng trồng: Hiện nay, thị trƣờng thế giới khuyến khích sử dụng gỗ rừng trồng và đánh thuế cao đối với các loại gỗ rừng tự nhiên hoặc cấm xuất nhập khẩu các loài gỗ quý hiếm. Trên thị trƣờng, gỗ rừng trồng sử dụng làm gỗ ván ghép để sản xuất đồ mộc dân dụng, còn lại chủ yếu băm thành dăm xuất khẩu với số lƣợng ngày càng tăng.

4.1.3. Quan điểm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng

Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2020 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một là: Phát triển kinh tế trang trại gắn với thu hút lao động nông thôn, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho ngƣời dân.

Phát triển kinh tế trang trại chính là quá trình huy động các nguồn lực vào sản xuất, các nguồn lực phải đƣợc khai thác một cách tốt hơn, có hiệu quả hơn, vì mục tiêu thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập và đời sống của chủ trang trại và lao động trong vùng.

Trong quá trình xây dựng và phát triển loại hình kinh tế này phải chú ý phát triển cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng, trong đó chất lƣợng là then chốt, chọn lọc phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả tránh tình trạng chạy theo số lƣợng mà hiệu quả của sản xuất đem lại không cao.

Hai là:Phát triển kinh tế trang tra ̣i gắn với xây dựng nông nghiệp bền vững Phát triển nông nghiệp bền vững nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tƣơng lai. Phát triển bền vững nông nghiệp đƣợc khái quát bằng các đặc điểm: Thỏa mãn các nhu cầu của con ngƣời về nông sản phẩm. Có khả năng thích ứng ngày càng cao và ứng dụng ngày càng nhiều các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đảm bảo môi trƣờng sống và môi trƣờng tự nhiên không bị phá hủy.

Ba là:Phát triển kinh tế trang trại đi đôi với bảo vệ môi trƣờng sinh thái Quá trình phát triển kinh tế trang trại ở nhiều nơi trên đất nƣớc ta cũng nhƣ ở huyện Quảng Ninh cho thấy con ngƣời khai thác các nguồn tài nguyên, điều kiện tự nhiên không theo quy luật, thậm chí tàn phá, làm tổn thƣơng các nguồn lực, các tiềm năng vốn có. Điều này đã và đang dẫn đến sự suy giảm kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh, ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái. Muốn phát triển sản xuất ổn định, lâu dài phải chú ý đến việc bảo vệ và cải thiện các nguồn lực này.

Bốn là: Xác định mục tiêu phù hợp với từng loại hình trang trại, nâng cao chất lƣợng, lấy trang trại thủy sản, tổng hợp, chăn nuôi làm đột phá về hiệu quả kinh tế, đề cao mục tiêu bảo vệ môi trƣờng. Phát triển kinh tế trang trại gắn với quy hoạch tổng thể phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản và quy hoạch xây dựng nông

thôn mới theo hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và ứng dụng tiến bộ khoa ho ̣c - công nghê ̣.

Năm là: Tập trung nâng cao chất lƣợng các trang trại đã có; phát triển số lƣợng trang trại hợp lý ở các vùng; đa dạng các loại hình sản xuất kinh doanh của trang trại theo hƣớng tập trung, chuyên môn hoá, phát huy tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng; chú trọng khai thác vùng núi, gò đồi và vùng cát ven biển.

Sáu là: Phát triển kinh tế trang trại có sự quản lý của Nhà nƣớc, gắn phát triển kinh tế trang trại với thực hiện đồng bộ các cơ chế chính sách, nhằm huy động mọi nguồn lực để phát triển hiệu quả, bền vững, tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định sản xuất, ổn định dân cƣ và bảo vệ môi trƣờng sinh thái; góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Bảy là: Phƣơng châm chất lƣợng hiệu quả và bền vững trong phát triển kinh tế trang trại bao gồm cả kinh tế, xã hội và môi trƣờng; nâng cao chất lƣợng nông sản có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và bền vững.

4.2. Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2020

4.2.1. Giải pháp phát triển số lượng trang trại

Phải tận dụng các lợi thế về điều kiện tự nhiên, môi trƣờng sinh thái, tập quán tâm lý, xã hội của từng khu vực dân cƣ và lợi thế so sánh của từng vùng để gia tăng số lƣợng các trang trại.

Vùng đồng bằng: Phát triển các trang trại chăn nuôi, trang trại rau, hoa, cây cảnh nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của dân cƣ trong tiến trình đô thị hóa.

Vùng ven biển, sông ngòi: Chú trọng phát triển các trang trại nuôi trồng thủy sản với các loại hình nhƣ nuôi cá lồng, cá nƣớc ngọt, phát triển các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao.

Vùng miền núi, gò đồi: Phát triển mạnh trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trang trại kinh doanh tổng hợp, nông lâm kết hợp nhằm tạo việc làm và thu nhập thƣờng xuyên, cũng nhƣ tận dụng sức sản xuất của đất đai.

Những năm đến, những điều kiện về vốn, kỹ thuật còn hạn chế trang trại hộ nông dân vẫn chiếm ƣu thế trong phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện. Nhà nƣớc cần tìm những hình thức tƣ vấn phù hợp cho các chủ trang trại về ứng dụng công nghệ sinh học, quản trị sản xuất kinh doanh phân tích hoạt động tài chính, ứng dụng khoa học - công nghệ, đặc biệt cần hình thành tƣ duy tiến bộ về hoạt động kinh doanh trong nông nghiệp, góp phần hình thành đội ngũ doanh nhân mới hoạt động trong lĩnh vực kinh tế trang trại, qua đó phát triển đƣợc số lƣợng các trang trại mới trên địa bàn.

Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cần chỉ đạo các phòng ban liên quan tiến hành rà soát lại các mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm theo tiêu chí xác định trang trại quy định tại Thông tƣ số 27/2011/TT-BNN&PTNT, ngày 13/4/2011 của Bộ NN &PTNT, qua đó hỗ trợ chuyển các nông hộ có quy mộ cận tiêu chí trang trại lên loại hình trang trại để chủ hộ có điều kiện đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh lĩnh vực đang hoạt động.

4.2.2. Giải pháp gia tăng các yếu tố nguồn lực

- Giải pháp về đất đai

Đất đai, mối quan tâm hàng đầu của những ngƣời làm kinh tế trang trại. Vì vậy, chính sách đất đai của huyện thời gian đến cần dựa trên cơ sở khuyến khích phát triển, bằng cách:

+ Hoàn chỉnh quy hoạch đất đai

Huyện cần quy hoạch khoanh vùng, lựa chọn mô hình kinh tế trang trại phù hợp với từng vùng sinh thái, đặc điểm tự nhiên của huyện và từng xã.

Vùng núi: Với độ cao trung bình từ 500 - 750 m, mật độ dân cƣ thƣa thớt , chủ yếu là rừng tự nhiên có chức năng phòng hộ là chính . Mặt khác, phần lớn diện tích vùng núi đều đã giao cho các lâm trƣờng quản lý . Phần diện tích trên 1.660 ha đất đồi núi chƣa sử dụng ở xã Trƣờng Sơn (1.205 ha xã đang quản lý ngoài ranh giới lâm trƣờng và 455 ha Ban Quản lý rừng phòng hộ Long Đại thống nhất bàn giao), huyện cần quy hoạch bố trí sản xuất phù hợp. Về cơ bản loại hình trang trại ở vùng này là trang trại nông, lâm kết hợp.

Vùng gò đồi: Bao gồm diện tích 6 xã dọc đƣờng Hồ Chí Minh (nhánh phía Đông) và xã Trƣờng Xuân với chức năng vừa phòng hộ, vừa khai thác kinh tế nên các loại hình kinh tế trang trại ở đây có thể kết hợp nông - lâm nghiệp, vừa khoanh nuôi bảo vệ rừng, vừa trồng cây công nghiệp (cao su, thông, bạch đàn, keo...), cây ăn quả, vừa phát triển chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, dê, lợn).

Vùng cát ven biển: Xây dựng các mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung, trồng rau, hoa, trang trại nuôi trồng thủy sản, trồng rừng kinh tế kết hợp với chăn nuôi gia súc. Mô hình phát triển chủ yếu là trang trại tổng hợp: Trồng rừng kinh tế, kết hợp chăn nuôi lợn tập trung theo phƣơng pháp công nghiệp; hoặc trồng rừng kết hợp chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò...) và nuôi trồng thủy sản.

+ Đẩy nhanh quá trình tập trung đất đai

Để đẩy nhanh quá trình tập trung đất phục vụ phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Ninh, ngoài việc thực hiện dồn điền, đổi thửa còn phải giải quyết vấn đề chuyển nhƣợng, cho thuê ruộng đất ở nông thôn. Việc chấp nhận và tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất cho phép những ngƣời có điều kiện về vốn, kỹ thuật tích tụ ruộng đất phát triển sản xuất trang trại. Tuy nhiên, quá trình chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất cần phải tăng cƣờng công tác quản lý của Nhà nƣớc, triệt tiêu tƣ tƣởng đầu cơ, bao chiếm đất đai vì nó gây nên sự bất ổn trong giá cả chuyển nhƣợng và không mang lại hiệu quả cho sản xuất.

- Giải pháp về lao động và nguồn lực

UBND huyện cần chỉ đạo các ban ngành liên quan sử dụng nguồn vốn ngân sách để xây dựng chƣơng trình nâng cao năng lực quản lý cho chủ trang trại và nâng cao trình độ tay nghề cho ngƣời lao động bằng cách liên kết với các trung tâm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Luận văn ThS. Kinh tế học (Trang 89)