Luận văn sử dụng phƣơng pháp này cho phép thông qua tất cả các bảng thống kê về số lƣợng của hoạt động cải cách thủ tục hành chính, vạch ra tính quy định thuộc về tính chất của hoạt động cải cách thủ tục hành chính.
Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để thống kê về thực trạng và so sánh những ƣu điểm, hạn chế của công tác cải cách thủ tục hành chính trong thời gian qua đồng thời đƣa ra các giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đồng Hới trong thời gian tới.
2.3. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu
2.3.1 Nguồn số liệu thực hiện luận văn
Nguồn số liệu thực hiện luận văn đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đạt đƣợc mục đích nghiên cứu. Các nguồn số liệu chủ yếu sau:
- Văn phòng UBND tỉnh, Cục thống kê tỉnh, các sở, ban ngành tỉnh Quảng Bình: Các Nghị quyết, quyết định, kế hoạch, văn bản quản lý chỉ đạo, niên giám thống kê, các báo cáo có liên quan.
- Chi cục thống kê thành phố Đồng Hới: Niên giám thống kê các năm 2009-2013, các báo cáo thống kê có liên quan.
- Văn phòng Thành ủy Đồng Hới: Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, các văn bản, báo cáo, số liệu có liên quan.
45
- Văn phòng HĐND-UBND thành phố Đồng Hới: Các kế hoạch, báo cáo và các văn bản có liên quan.
- Phòng Nội vụ thành phố Đồng Hới: Các báo cáo có liên quan.
- UBND một số xã, phƣờng: Các báo cáo, số liệu tổng hợp có liên quan.
2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu
Có hai dạng thông tin đề tài thu nhập từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê gồm: thông tin định tính và thông tin định lƣợng. Do đó, luận văn có hai hƣớng xử lý thông tin nhƣ sau: (1) Xử lý logic đối với thông tin định tính. Đây là việc đƣa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện; và (2) Xử lý toán học đối với các thông tin định lƣợng. Đây là việc sử dụng phƣơng pháp thống kê toán để xác định xu hƣớng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập đƣợc.
46
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI 3.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đồng Hới
Thành phố Đồng Hới là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học của tỉnh Quảng Bình. Với diện tích tự nhiên 155,57 km2 và dân số khoảng 150.000 ngƣời, thành phố Đồng Hới đƣợc phân chia thành 16 đơn vị hành chính, gồm 10 phƣờng và 6 xã. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, với những mức độ phát triển khác nhau, Đảng bộ và nhân dân Đồng Hới đã có những nỗ lực phấn đấu trên tất cả các lĩnh vực, nhất là tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính và đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh.
Về kinh tế, thành phố có bƣớc tăng trƣởng và phát triển khá toàn diện, chất lƣợng tăng trƣởng của một số ngành, lĩnh vực tiếp tục đƣợc cải thiện và phát huy hiệu quả. Kinh tế thành phố luôn duy trì nhịp độ phát triển ổn định và liên tục đạt mức tăng trƣởng cao. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân đạt 12,32% (từ 2009-2013). Nguồn thu ngân sách tăng bình quân 28,2%/năm; năm 2013 tổng thu ngân sách đạt 397 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 1.500 USD/năm.
Kinh tế tƣ nhân phát triển mạnh đã góp phần quan trọng vào sự tăng trƣởng chung của toàn ngành; giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế tƣ nhân năm 2009 chiếm 41,5% và năm 2013 chiếm 52,5%. Các ngành công nghiệp có tiềm năng, thế mạnh vẫn đƣợc duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao, ổn định, nhất là các ngành: sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống; may mặc; sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; sản xuất vật liệu xây dựng; sản phẩm từ kim loại; sửa chữa xe có động cơ...
47
Dịch vụ Thƣơng mại phát triển phong phú, mạng lƣới kinh doanh đƣợc mở rộng, các cơ sở kinh doanh tăng nhanh. Đến nay, trên địa bàn thành phố có 8.565 cơ sở. Du lịch tiếp tục phát triển, từng bƣớc khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đƣợc quan tâm đầu tƣ, chất lƣợng dịch vụ, du lịch đƣợc nâng lên. Các hoạt động du lịch đƣợc phát triển theo hƣớng phong phú, đa dạng với nhiều loại hình và sản phẩm du lịch.
Hệ thống hạ tầng đô thị đƣợc đầu tƣ tƣơng đối đồng bộ. Hệ thống giao thông từng bƣớc đƣợc đầu tƣ cứng hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân. Tiếp tục đầu tƣ, cải tạo mạng lƣới điện, đảm bảo nhu cầu cung cấp điện phục sản xuất, điện sinh hoạt, điện chiếu sáng công cộng... Việc cấp nƣớc sạch cho các hộ dân trên địa bàn đã đƣợc quan tâm. Tỷ lệ hộ dân dùng nƣớc sạch đạt 95%, điện chiếu sáng các tuyến phố chính đạt 100%, ngõ hẽm đạt 55,59%.
Lĩnh vực giáo dục đào tạo thành phố tiếp tục tạo có những chuyển biến tích cực và toàn diện cả về quy mô lẫn chất lƣợng. Đa dạng hoá các loại hình học tập, đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch về số lƣợng học sinh các ngành học, cấp học. Chất lƣợng giáo dục toàn diện đƣợc nâng cao, kết quả thi tốt nghiệp các cấp học đều vƣợt so với năm học trƣớc, tỷ lệ học sinh khá, giỏi và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp, thi đỗ vào các trƣờng Đại học, Cao đẳng ngày càng tăng. Công tác xã hội hoá giáo dục, cơ sở vật chất trƣờng học đƣợc đầu tƣ và tăng cƣờng, đáp ứng tốt hơn công tác dạy và học. Năm học 2013-2014 toàn thành phố có 65 trƣờng với 864 lớp, tổng số học sinh là 27.131 học sinh. Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 88% , trƣờng học đạt chuẩn quốc gia chiếm tỷ lệ 83%.
Hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống văn hoá tinh thần, mức hƣởng thụ về văn hoá nghệ thuật của nhân dân từng bƣớc đƣợc nâng cao.
48
Lĩnh vực y tế không ngừng đƣợc quan tâm, đầu tƣ, mở rộng. Toàn thành phố hiện có 770 giƣờng bệnh, có 272 bác sỹ có trình độ Đại học và trên đại học; có 100% xã, phƣờng đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện các chính sách an sinh xã hội đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực. Đã triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo, do đó tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 3,5% (năm 2009) xuống 1,5% (năm 2013).
Công tác giải quyết việc làm đƣợc quan tâm; đã huy động đƣợc nguồn lực từ các thành phần kinh tế, các chƣơng trình, dự án để giải quyết việc làm và tạo thêm việc làm mới cho ngƣời lao động trên địa bàn. Trung bình mỗi năm có khoảng từ 7.000 - 7.100 lao động đƣợc giải quyết việc làm và tạo thêm việc làm mới, trong đó có khoảng 10% lao động đƣợc đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài. Đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân không ngừng đƣợc cải thiện, ngày càng tiến bộ.
Công tác cải cách hành chính của thành phố trong 5 năm qua đƣợc triển khai đồng bộ và toàn diện trên các lĩnh vực nhƣ: Cải cách thể chế; tổ chức bộ máy hành chính; đổi mới và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công; Trong suốt từ năm 2009 đến 2013, thành phố đã xác định và đƣa nhiệm vụ cải cách hành chính làm nhiệm vụ trọng tâm của năm, qua đó đã từng bƣớc đổi mới tổ chức và phƣơng thức hoạt động của bộ máy, hỗ trợ tích cực và thúc đẩy quá trình cải cách hành chính của thành phố nói riêng và của tỉnh nói chung.
Tích cực và thƣờng xuyên chỉ đạo các cơ quan, đơn vị kiểm tra, rà soát để có sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các thủ tục hành chính theo hƣớng đơn giản và thuận tiện cho ngƣời dân. Công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế Một cửa đƣợc triển khai đồng bộ ở tất cả 16/16 xã, phƣờng của thành phố. Riêng tại ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới, từ năm 2009 đã triển khai thực hiện Mô hình Một cửa liên thông hiện đại và mô hình này đã thu
49
đƣợc nhiều kết quả đáng phấn khởi đƣợc ngƣời dân ghi nhận, đánh giá cao, góp phần vào kết quả chung của công cuộc đẩy mạnh cải cách hành chính mà Chính phủ đang triển khai.
Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, thành phố Đồng Hới cũng đã chú trọng việc cải tiến phƣơng thức quản lý, điều hành. Đổi mới, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện tốt công tác cải cách tiền lƣơng và các chế độ, chính sách đãi ngộ; đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức. Kịp thời bổ sung cán bộ, công chức, viên chức vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị, từng bƣớc ổn định tổ chức bộ máy, xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới và quy hoạch dự nguồn lâu dài.
Với những kết quả bƣớc đầu đạt đƣợc thành phố Đồng Hới là một trong những địa phƣơng dẫn đầu tỉnh Quảng Bình về phát triển kinh tế - xã hội cũng nhƣ công tác cải cách thủ tục hành chính.
3.2. Tình hình cải cách thủ tục hành chính tại thành phố Đồng Hới
3.2.1. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính
Hệ thống văn bản luôn đƣợc quan tâm rà soát, đổi mới và hoàn thiện. Tính từ năm 2009 đến năm 2013, thành phố đã ban hành 206 văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật đƣợc ban hành đảm bảo theo đúng trình tự, thủ tục luật định, từ việc lập chƣơng trình xây dựng đến việc soạn thảo, lấy ý kiến đóng góp của các đối tƣợng có liên quan, thẩm định dự thảo văn bản. Chất lƣợng văn bản ngày một nâng cao, nội dung phù hợp với quy định và tình hình thực tế tại địa phƣơng, phục vụ tốt cho việc chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật đƣợc xác định là nhiệm vụ thƣờng xuyên. Từ năm 2009 đến năm 2013, thành phố đã tiến hành rà soát 206/206 văn bản do thành phố ban hành và 545 văn bản quy phạm pháp luật
50
do các xã, phƣờng ban hành. Trên cơ sở đó đã ban hành văn bản chỉ đạo sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới thay thế các văn bản hết hiệu lực theo đúng quy định.
Năm 2009, thành phố đã chọn 5 lĩnh vực thƣờng xuyên giao dịch với cá nhân và tổ chức, bao gồm: cấp giấy phép xây dựng; đăng ký kinh doanh; chứng thực, chính sách xã hội và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
Sau quá trình rà soát, sửa đổi các thủ tục để xây dựng và triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, có thể nói các thủ tục hành chính trên 5 lĩnh vực áp dụng tại thành phố đã đƣợc quy định một cách chặt chẽ, rõ ràng theo đúng quy định của Nhà nƣớc. Các khâu trung gian không cần thiết gây phiền hà cho nhân dân đã bị loại bỏ.
Thực hiện Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010, Kế hoạch số 1727/KH-UBND ngày 05 tháng 08 năm 2008 của UBND tỉnh Quảng Bình về thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính của Chính phủ, Thành phố
đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các xã, phƣờng lập danh mục và tổ chức thống kê, tập hợp các thủ tục hành chính liên quan đến cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên từng lĩnh vực quản lý nhà nƣớc thuộc chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn và xã, phƣờng theo các nội dung: trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, cơ quan thực hiện, đối tƣợng, hồ sơ, thời hạn giải quyết, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, căn cứ pháp lý, phí, lệ phí và các yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính. Qua rà soát, tháng 01 năm 2009, Ủy ban nhân dân thành phố đã triển khai thống kê thí điểm 168 thủ tục hành chính ở các lĩnh vực: Nội vụ (Tôn giáo), Tƣ pháp, Quản lý đô thị
51
(Cấp phép xây dựng), Lao động - Thƣơng binh và xã hội, Tài chính - Kế hoạch, Tài nguyên - Môi trƣờng, Giáo dục - Đào tạo, Y tế, nông nghiệp và ngày 01 tháng 07 năm 2009 Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 1582/QĐ-UBND công bố Bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Quá trình thực hiện đến nay, thành phố đã thƣờng xuyên kiểm soát, rà soát các thủ tục hành chính để có kiến nghị sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ các thủ tục hành chính theo tinh thần Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 06 2010 của Chính phủ. Đến nay có 150 thủ tục hành chính trên 15 lĩnh vực giải quyết tại cấp huyện/thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Cụ thể:
- Lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Theo Quyết định số 2181/QĐ-UBND ngày 19 tháng 09 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Bình): 7 thủ tục
- Lĩnh vực Công thƣơng (Theo Quyết định số 2618/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2011 của UBND tỉnh Quảng Bình): 4 thủ tục
- Lĩnh vực Tài nguyên và Môi trƣờng (Theo Quyết định số 1200/QĐ-CT ngày 28 tháng 05 năm 2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình): 36 thủ tục
- Lĩnh vực Tài chính (Theo Quyết định số 3553/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh Quảng Bình): 2 thủ tục
- Lĩnh vực Kế hoạch – Đầu tƣ (Theo Quyết định số 694/QĐ-UBND ngày 30 tháng 03 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Bình): 28 thủ tục
- Lĩnh vực Tôn giáo (Theo Quyết định số 3030/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2011 của UBND tỉnh Quảng Bình): 11 thủ tục
- Lĩnh vực Thi đua khen thƣởng (Theo Quyết định số 2582/QĐ-UBND ngày 01 tháng 07 năm 2009 của UBND tỉnh Quảng Bình): 01 thủ tục
- Lĩnh vực GD-ĐT (Theo Quyết định số 202/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2014 của UBND tỉnh Quảng Bình): 4 thủ tục
52
- Lĩnh vực Lao động – Thƣơng binh và xã hội (Theo Quyết định số 2016/QĐ-UBND ngày 28 tháng 08 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Bình): 16 thủ tục
- Lĩnh vực Tƣ pháp - Hộ tịch (Theo Quyết định số 304/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Bình): 16 thủ tục
- Lĩnh vực Xây dựng (Theo Quyết định số 265/QĐ-UBND ngày 14 tháng 02 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Bình): 07 thủ tục
- Lĩnh vực Giao thông vận tải (Theo Quyết định số 299/QĐ-UBND ngày 03 tháng 02 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Bình): 09 thủ tục
- Lĩnh vực Văn hóa (Theo Quyết định số 2139/QĐ-UBND ngày 13 tháng 09 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Bình): 02 thủ tục
- Lĩnh vực Y tế (Theo Quyết định số 2582/QĐ-UBND ngày 01 tháng 07 năm 2009 của UBND tỉnh Quảng Bình): 02 thủ tục
- Lĩnh vực Thanh tra (Theo Quyết định số 2592/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2011 của UBND tỉnh Quảng Bình): 05 thủ tục
Hiện nay, Ủy ban nhân dân thành phố đang tích cực chỉ đạo các cơ