Giải pháp về nguồn kinh phí

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế xã hội tại Thành phố Đồng Hới Luận văn ThS. Khoa học xã hội và hành vi kinh tế (Trang 97)

Nguồn kinh phí để thực hiện cải cách thủ tục hành chính trƣớc hết phải đƣợc ƣu tiên bố trí từ nguồn ngân sách địa phƣơng hàng năm. Phần này do thành phố và các xã, phƣờng tự cân đối trong nguồn ngân sách hàng năm của đơn vị (khoảng 40% tổng nguồn vốn đầu tƣ) để thực hiện việc đầu tƣ cải tạo trụ sở, mua sắm trang thiết bị nội thất văn phòng tại bộ phận Một cửa, đầu tƣ ứng dụng công nghệ thông tin.

Ngoài ra, cần tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh và của trung ƣơng từ các chƣơng trình, dự án (khoảng 60% tổng nguồn vốn đầu tƣ) để thực hiện các nội dung: đầu tƣ mua sắm trang thiết bị, thiết lập hệ thống mạng, xây dựng hệ thống phần mềm, công tác đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ...

4.3.6. Giải pháp về theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện thủ tục hành chính

4.3.6.1. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra

Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ chế Một cửa tại Ủy ban nhân dân các xã, phƣờng, thuộc thành phố. Có cơ chế xử lý nghiêm khắc những cán bộ, công chức gây phiền hà, sách nhiễu với nhân dân.

87

4.3.6.2. Tăng cường sự giám sát của nhân dân

Tăng cƣờng vai trò giám sát của Mặt trận tổ quốc trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính thông qua phiếu điều tra đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân xã, phƣờng cũng nhƣ cấp thành phố.

Định kỳ hàng tháng, quý tổ chức tiếp xúc, tổ chức diễn đàn đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo ủy ban nhân dân thành phố với tổ chức, công dân tiếp thu những ý kiến đóng góp để hoạt động quản lý nhà nƣớc ngày càng hiệu quả hơn.

Lập đƣờng dây nóng và hòm thƣ góp ý tại các bộ phận Một cửa và Một cửa liên thông các xã, phƣờng trên địa bàn của thành phố Đồng Hới.

4.3.6.3. Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng

Triển khai thực hiện khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ hành chính công để nắm bắt những thông tin từ phiá khách hàng và có sự điều chỉnh kịp thời.

88

KẾT LUẬN

Thực hiện đƣờng lối đổi mới, Đảng ta đã luôn xác định cải cách hành chính là khâu quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nƣớc. Chính phủ đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều Chƣơng trình, Kế hoạch để triển khai cải cách hành chính, nhất là Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2001-2010; 2011-2020.

Cải cách thủ tục hành chính là một trong những bộ phận quan trọng của cải cách hành chính. Trải qua một thời gian dài, chúng ta đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn nhƣng bên cạnh đó còn nhiều những khó khăn thử thách cần phải khắc phục. Thế giới luôn vận động, quy luật sẽ đào thải những ai chậm chân hoặc lội ngƣợc dòng vì thế chúng ta cần phải luôn luôn đổi mới để thích nghi với mọi điều kiện.

Thủ tục hành chính là một trong những yếu tố xác định tính hợp lý và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nƣớc. Thực tiễn thời gian qua đã chỉ ra rằng khi mà công cuộc cải cách kinh tế xã hội càng đi vào chiều sâu thì càng đòi hỏi phải cải cách thủ tục hành chính mạnh hơn nữa. Đến nay, khi đất nƣớc đang thực hiện những bƣớc chuyển quan trọng sang nền kinh tế thị trƣờng, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế, không thể không nói đến vai trò của thủ tục hành chính.

Thành phố Đồng Hới cũng nhƣ các địa phƣơng khác trong cả nƣớc đã bám sát Chƣơng trình tổng thể của Chính phủ về cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011-2020 là “xây dựng một nền hành chính nhân chủ,vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa..” với sự chỉ đạo liên tục và thƣờng xuyên của tỉnh Quảng Bình, công cuộc cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng tại thành phố Đồng Hới đã đạt đƣợc những kết quả nhất định.

89

Có thể nhận thấy những tác động tích cực từ việc triển khai đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tại thành phố Đồng Hới đã góp phần chuyển dần theo hƣớng nền hành chính phục vụ, tạo thuận lợi tối đa cho cá nhân, tổ chức khi đến giao dịch với cơ quan hành chính cấp cơ sở. Việc áp dụng triệt để công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính, trong đó Phần mềm Một cửa điện tử cung cấp một môi trƣờng nhất quán, là một đầu mối thống nhất cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết công việc. Điều đó thể hiện tính hiện đại, là một giải pháp hiệu quả, tăng cƣờng năng lực phục vụ, giải quyết thủ tục hành chính công khai, minh bạch, đơn giản và đúng pháp luật. Mặt khác mô hình một cửa liên thông hiện đại tại thành phố Đồng Hới đã tạo điều kiện để chính quyền gần dân hơn, ngƣời dân có thể giám sát quá trình giải quyết thủ tục hành chính, chống tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong đội ngũ cán bộ, công chức. Việc triển khai gắn liền với rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải cách phƣơng thức làm việc của cơ quan hành chính giúp nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả hoạt động của các xã, phƣờng ở nói riêng và cơ quan hành chính toàn thành phố nói chung.

Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong chƣơng trình cải cách hành chính nói chung là hết sức cần thiết. Với những thành công đã đạt đƣợc tại thành phố Đồng Hới, với quyết tâm to lớn của cả hệ thống chính trị, chắc chắn cải cách hành chính trong cả nƣớc nói chung và cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Đồng Hới nói riêng trong giai đoạn tới sẽ thu đƣợc những thành công to lớn, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của thành phố phát triển, đóng góp quan trọng vào công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển nhanh, mạnh, vững chắc nền kinh tế - xã hội của nƣớc ta.

90

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính trị quốc gia, 2001. Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở

Việt Nam. Hà Nội : Nxb Chính trị quốc gia.

2. Chính trị quốc gia, 2001. Một số văn bản quy phạm pháp luật về quản lý

hành chính, cải cách thủ tục hành chính trong cơ quan Nhà nước & Tổ chức Chính trị xã hội. Hà Nội : Nxb Chính trị quốc gia.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2005. Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận –

thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 – 2006). Hà Nội : Nxb Chính trị quốc

gia.

4. Nguyễn Duy Gia, 2001. Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước. Hà Nội : Nxb Giáo dục.

5. Đinh Duy Hoà, 2008. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiẹu quả quản lý bộ máy nhà nƣớc. Cẩm nang tổ chức cải cách hành chính, tr. 238 – 239.

6. Học viện Hành chính Quốc gia, 2003. Nâng cao năng lực triển khai cải cách hành chính trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp. Hà

Nội : Nxb Hành chính.

7. Học viện hành chính Quốc gia, 2004. Giáo trình quản lý học đại cương.

Hà Nội : Nxb Đại học quốc gia.

8. Học việc Hành chính Quốc gia, 2004. Những vấn đề cơ bản về thủ tục hành chính. Hà Nội : Nxb Giáo dục.

9. Học viện Hành chính Quốc gia, 2004. Tin học ứng dụng trong quản lý hành chính nhà nước. Hà Nội : Nxb Đại học quốc gia.

10.Học viện hành chính Quốc gia, 2007. Giáo trình hành chính công. Hà Nội : Nxb Khoa học và kỹ thuật.

11.Học viện hành chính Quốc gia, 2007. Những vấn đề cơ bản về nhà nước,

91

12.Mai Hữu Khuê, 2003. Lý luận quản lý nhà nước. Hà Nội : Nxb Giáo dục. 13.Mai Hữu Khuê và Bùi Văn Nhơn, 1995. Một số vấn đề về cải cách thủ tục

hành chính. Hà Nội : Nxb Chính trị quốc gia.

14.Đinh Văn Mậu, 2007. Luật hành chính Việt Nam. TP Hồ Chí Minh : Nxb Tổng hợp TP HCM.

15.Thang Văn Phúc, 2001. Cải cách hành chính Nhà nước thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. Hà Nội : Nxb Chính trị quốc gia.

16. Võ Kim Sơn, 2001. Quản lý học đại cương. Hà Nội : Nxb Giáo dục.

17.Diệp Văn Sơn, 2006. Cải cách hành chính – những vấn đề cần biết. Hà

Nội : Nxb Lao động.

18. Nguyễn Văn Thâm, 2011. Một số vấn đề về văn bản quản lý nhà nước lưu trữ - lịch sử và quản lý hành chính. Hà Nội : Nxb Chính trị – Hành chính.

19.Nguyễn Văn Thâm và Võ Kim Sơn, 2002. Thủ tục hành chính: Lý luận và

thực tiễn. Hà Nội : Nxb Chính trị Quốc gia.

20.Thủ tƣớng Chính phủ, 2001. Quyết định số 136/2001/QĐ - TTg ngày 17/9/2001 về việc ban hành phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010. Hà Nội.

21.Thủ tƣớng Chính phủ, 2003. Quyết định 181/2003/QĐ - TTg về việc ban

hành Quy chế thực hiện cơ chế “Một cửa” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương. Hà Nội.

22.Thủ tƣớng Chính phủ, 2007. Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở điạ phương. Hà Nội.

23. Thủ tƣớng Chính phủ, 2010. Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 về

việc phê duyệt Chương trình Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011 – 2015. Hà Nội.

92

24.Đoàn Trọng Tuyến, 1996. Một số vấn đề xây dựng & cải cách nền hành

chính Nhà nước Việt Nam. Hà Nội : Nxb Giáo dục.

25.Vũ Huy Từ, 1998. Hành chính học và cải cách hành chính. Hà Nội : Nxb Lao động.

26.UBND tỉnh Quảng Bình, 2007. Quyết định số 2362/QĐ-UBND ngày 28/9/2007 về Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐ- TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính trên điạ bàn tỉnh. Quảng Bình.

27.UBND tỉnh Quảng Bình, 2010. Quyết định số 2636/QĐ-UBND ngày 14/10/2010 về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2015. Quảng

Bình.

28.UBND tỉnh Quảng Bình, 2012. Quyết định số 42/QĐ-UBND ngày 09/01/2012 về việc ban hành kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Quảng Bình năm 2012. Quảng Bình.

29.UBND tỉnh Quảng Bình, 2012. Quyết định số 885/QĐ-UBND ngày 19/4/2012 về việc ban hành kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2020. Quảng Bình.

30.UBND thành phố Đồng Hới, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013. Báo cáo tình

hình thực hiện cải cách hành chính thành phố Đồng Hới năm 2009, 2010, 2011,2012, 2013. Quảng Bình.

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế xã hội tại Thành phố Đồng Hới Luận văn ThS. Khoa học xã hội và hành vi kinh tế (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)