Các giải pháp về xây dựng và hoàn thiện các thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế xã hội tại Thành phố Đồng Hới Luận văn ThS. Khoa học xã hội và hành vi kinh tế (Trang 89)

4.3.2.1. Hoàn thiện hệ thống thủ tục hành chính thống nhất, mẫu hoá, quy trình hoá, chuẩn hoá các thủ tục hành chính

Chuẩn hoá, mẫu hoá, quy trình hoá thủ tục hành chính trên lĩnh vực quản lý nhà nƣớc nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ; góp phần phòng, chống tham nhũng và lãng phí; Chuẩn hoá thủ tục hành chính phải đƣợc thực hiện trên các phƣơng diện: cơ sở pháp lý; quy trình và thời gian tiếp nhận, giải quyết; chuẩn hoá mẫu đơn, tờ khai hành chính trong hồ sơ thủ tục hành chính.

4.3.2.2. Tiếp tục đơn giản hoá thủ tục hành chính

Tiếp tục rà soát loại bỏ các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rƣờm rà, xây dựng và hoàn thiện các thủ tục hành chính theo hƣớng công khai, đơn giản, thuận tiện, giảm tối đa về thủ tục, thời gian giải quyết công việc, tránh phiền hà cho tổ chức và công dân.

Đơn giản hoá thủ tục hành chính đƣợc thực hiện trong các lĩnh vực nhạy cảm nhất nhƣ: quản lý đất đai, quản lý xây dựng, xin cấp giấy phép kinh

79

doanh, cụ thể: Giảm đầu mối, bớt các cấp trung gian trong thực hiện thủ tục hành chính; Rà soát lại hệ thống thủ tục, đánh giá mức độ phù hợp của các thủ tục. Nhanh chóng đƣa vào thực hiện tại Bộ phận Một cửa các cấp những thủ tục đã đƣợc rà soát.

4.3.2.3. Dân chủ hoá quá trình xây dựng và hoàn thiện thủ tục hành chính

Đối với các địa phƣơng, những vấn đề về đất đai, xây dựng, kinh doanh, buôn bán và khiếu nại, tố cáo thƣờng là những vấn đề bức xúc. Vì vậy, Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố phải là ngƣời trực tiếp chỉ đạo công tác rà soát và giải quyết những vấn đề này. Đồng thời, thiết lập đƣờng dây nóng đến Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố và hòm thƣ góp ý để tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân nhân.

Tăng cƣờng dân chủ hóa, xây dựng và lấy ý kiến đánh giá của nhân dân, tổ chức về bộ thủ tục hành chính để có hƣớng chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với thực tế. Hàng tháng định kỳ tổ chức tiếp dân để tiếp nhận phản ánh, lấy ý kiến, đề xuất cơ chế và tổ chức đối thoại trực tiếp với công nhân để phát hiện những điểm bất hợp lý trong quy trình thực hiện những thủ tục hành chính hiện hành, nâng cao chất lƣợng các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nƣớc.

Mở chuyên mục cải cách thủ tục hành chính trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ trên truyền hình vào một “giờ nóng” nhất định và tuyên truyền sâu rộng, thƣờng xuyên công tác cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng.

4.3.3. Giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức

Chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức là vấn đề có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của công cuộc cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính ở thành phố Đồng Hới nói riêng. Vì công chức là những ngƣời trực tiếp thực thi chính sách, đồng thời là ngƣời tổ chức, hƣớng

80

dẫn các tổ chức, công dân khi đến thực hiện các thủ tục hành chính theo đúng quy định.

Vì vậy, để có đƣợc đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có trình độ, năng lực và tính chuyên môn hóa cao, trƣớc hết phải làm tốt công tác tuyển dụng, thực hiện tốt việc điều động, sắp xếp, bố trí lại cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan đơn vị phù hợp với tiêu chuẩn, chức danh và vị trí công tác của từng cán bộ, đảm bảo cơ cấu đồng bộ.

Thứ hai là chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, công chức, viên chức. Bố trí hợp lý các khoá đào tạo, bồi dƣỡng tại chỗ để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức trong việc nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Rà soát, xây dựng, sửa đổi nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng đối với cán bộ, công chức, đặc biệt đối với cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện tại bộ phận một cửa, Một cửa liên thông theo hƣớng tăng thời lƣợng đối với kiến thức pháp lý, chuyên môn, kỹ năng, kỹ năng giao tiếp, ứng xử.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có tác phong đứng đắn, chuẩn mực, ứng xử có văn hóa, giao tiếp với công dân lịch thiệp, nhẹ nhàng, tận tình, chu đáo. Các cán bộ, công chức làm việc tại một số những lĩnh vực nhạy cảm nhƣ: quản lý đất đai, xây dựng.... dễ bị cám dỗ, thoái hoá biến chất, tham nhũng.... vì lợi nhuận cá nhân, do đó đòi hỏi các cán bộ phải luôn đề cao rèn luyện, tu dƣỡng đạo đức. Khuyến khích, tôn vinh sự hƣớng thiện vì lý tƣởng phục vụ nhân nhân vì giá trị cao nhất của đạo đức công vụ là phục vụ nhân dân.

Thứ ba là, tăng cƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng hành chính và nâng cao ý thức trách nhiệm trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Có chính sách khen thƣởng, khuyến khích đối với cán bộ công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với công chức có hành vi vi phạm, nhũng nhiễu, gây cản trở, phiền hà cho nhân dân, tránh tình

81

trạng quyền của ngƣời dân mà phải đi “xin” còn nghĩa vụ của cán bộ, công chức thì lại đƣợc hiểu là “cho”.

Thứ tƣ là, tiếp tục hoàn thiện các Quy định về đạo đức công vụ và đẩy mạnh việc thực hiện văn hoá hành chính, văn hóa công sở.

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế xã hội tại Thành phố Đồng Hới Luận văn ThS. Khoa học xã hội và hành vi kinh tế (Trang 89)