Phương pháp gắn liền logic với lịch sử

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế xã hội tại Thành phố Đồng Hới Luận văn ThS. Khoa học xã hội và hành vi kinh tế (Trang 52)

Quan hệ logic là quan hệ tất nhiên, có nhất định xảy ra khi có những tiền đề cho quan hệ đó. Lịch sử đó là những hiện thực của logic ở một đối tƣợng cụ thể, trong một không gian và thời gian xác định. Sự thống nhất giữa logic và lịch sử là xuất phát từ quan niệm cho rằng xã hội ở bất cứ nấc thang phát triển nào cũng đều là một cơ thể hoàn chỉnh, trong đó mỗi yếu tố đều nằm trong mối liên hệ qua lại nhất định. Lịch sử là một quá trình phức tạp và nhiều vẻ, trong đó chứa đựng những ngẫu nhiên, những sự phát triển quanh

42

co. Tuy nhiên sự vận động của lịch sử là một quá trình phát triển có tính quy luật. Phƣơng pháp lịch sử đòi hỏi phải nghiên cứu các hiện tƣợng và quá trình triển khai thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và tiêu vong của chúng trong một không gian và thời gian xác định. Phƣơng pháp logic là quan hệ có tính tất nhiên, nhất định xảy ra khi có tiền đề. Việc nghiên cứu lịch sử sẽ giúp cho việc tìm ra logic nội tại của đối tƣợng và sự nhận thức về cơ cấu nội tại của xã hội lại làm cho nhận thức về lịch sử trở nên khoa học.

Từ những nội dung, yêu cầu và kết quả của việc sử dụng phƣơng pháp logic và lịch sử, luận văn sử dụng phƣơng pháp này nhằm đạt đƣợc các mục đích nghiên cứu sau:

- Xác định đƣợc một giai đoạn nghiên cứu hợp lý (giai đoạn từ năm 2009-2013). Đây là giai đoạn vừa đảm bảo độ dài của một công trình nghiên cứu vừa là giai đoạn có tính biến động cao đối với tình hình thực hiện cải cách hành chính nói chung và thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở thành phố Đồng Hới nói riêng.

- Xác định những nhân tố ảnh hƣởng hay những tiền đề dẫn đến việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở thành phố Đồng Hới.

Phương pháp logic: Đã đƣợc sử dụng ở chƣơng 1 để xây dựng khung

khổ lý thuyết về sự gắn kết giữa cải cách thủ tục hành chính và phát triển kinh tế - xã hội, từ khái niệm đến nội dung và các nhân tố ảnh hƣởng. Ở chƣơng 3, phƣơng pháp logic đƣợc sử dụng để phân tích sự gắn kết giữa cải cách thủ tục hành chính và phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Đồng Hới trong thời gian qua, thông qua việc bám sát cơ sở lý luận ở chƣơng 1 để phân tích. Trong chƣơng 4, phƣơng pháp logic để gắn kết lý luận ở chƣơng 1, những tồn tại, hạn chế ở chƣơng 3, những nhân tố ảnh hƣởng hay những tiền để đề xuất

43

các quan điểm và giải pháp để thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Đồng Hới trong thời gian tới.

Phương pháp lịch sử: Ở chƣơng 1, thực tiễn của một số địa phƣơng trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội để kiểm nghiệm những kết quả nghiên cứu bằng phƣơng pháp logic.

Ở chƣơng 3, phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng thông qua hoạt động thực tiễn liên quan đến cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Sử dụng phƣơng pháp này yêu cầu phải đảm bảo tính liên tục về thời gian, làm rõ điều kiện và đặc điểm phát sinh, phát triển từ thấp đến cao, làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng trong việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính với các vấn đề khác liên quan đến nó. Đồng thời đặt quá trình phát triển kinh tế xã hội với việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong mối quan hệ tƣơng tác qua lại, thúc đẩy hoặc hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển.

Luận văn sử dụng phƣơng pháp lịch sử kết hợp với phƣơng pháp logic để xem xét, nghiên cứu quá trình thực hiện cải cách hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội dƣới dạng tổng quát, nhằm chỉ ra bản chất, khuynh hƣớng tất yếu, quy luật vận động, nắm lấy bƣớc phát triển tất yếu, cốt lõi.

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế xã hội tại Thành phố Đồng Hới Luận văn ThS. Khoa học xã hội và hành vi kinh tế (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)