Bài học kinh nghiệm cho thành phố Đồng Hới

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế xã hội tại Thành phố Đồng Hới Luận văn ThS. Khoa học xã hội và hành vi kinh tế (Trang 47)

Thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng và ở thành phố Hà Tĩnh là hai thành phố thuộc khu vực Trung Bộ, ngoài những những đặc điểm, lợi thế thế riêng thì ở từng địa phƣơng đó vẫn có những nét tƣơng đồng với đặc điểm của thành phố Đồng Hới. Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của hai địa phƣơng, có thể rút ra đƣợc bài học thành công và chƣa thành công nhƣ sau:

* Về những thành công:

- Thực hiện tốt công tác thí điểm những mô hình mới về cải cách hành chính và nhân rộng trên địa bàn thành phố.

- Triển khai đầu tƣ tốt việc nhân rộng mô hình Một cửa liên thông hiện đại ở tất cả các xã, phƣờng nhằm thực hiện đồng bộ về cải cách thủ tục hành chính trong toàn địa bàn.

- Nghiên cứu, rà soát, ban hành quy định rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ trên một số lĩnh vực, cải tiến nhiều quy trình thủ tục nhƣ: kết hợp cấp phép xây dựng với giấy phép sử dụng tạm vỉa hè ngoài mục đích giao thông, kết hợp cấp giấy phép đăng ký kinh doanh với đăng ký mã số thuế, giảm thiểu việc đi lại của công dân, tăng mức độ hài lòng của công dân khi đến thực hiện các thủ tục.

- Tăng cƣờng đào tạo và bồi dƣỡng để nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện các thủ tục hành chính, đảm bảo đội ngũ cán bộ ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại, có đạo đức tác phong tốt.

- Thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên nhiều phƣơng diện. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh

37

nghiệm, đồng thời biểu dƣơng khen thƣởng đối với những cán bộ, công chức, viên chức có nhiều đóng góp, thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính cũng nhƣ nghiêm khắc phê bình, xử lý kịp thời những trƣờng hợp vi phạm, đảm bảo cải cách thủ tục hành chính mang lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân.

- Xây dựng tốt cơ chế phối hợp, giám sát việc thực hiện công tác cải cách hành chính giữa chính quyền, mặt trận, các đoàn thể và nhân dân.

- Tăng cƣờng công tác tập huấn nghiệp vụ cho công chức chuyên trách công tác cải cách hành chính, thƣờng xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo để nâng cao hiệu quả thực hiện công tác cải cách hành chính tại các đơn vị, địa phƣơng.

* Về chưa thành công:

- Tại quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng mô hình Một cửa, Một cửa liên thông đã đƣợc triển khai đều khắp, tuy nhiên tình trạng tổ chức, công dân tìm đến các phòng, ban chuyên môn để nộp hồ sơ vẫn còn diễn ra, chƣa mở rộng đƣợc nhiều dịch vụ tƣ vấn, hỗ trợ tổ chức, công dân về thủ tục hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện các dịch vụ công còn hạn chế.

Đối với thành phố Hà Tĩnh, thì mô hình Một cửa hiện đại đã đƣợc đầu tƣ hiện đại, chuyên nghiệp, nhƣng hiện nay cấp xã, phƣờng đƣợc đầu tƣ rất ít, cần nhân rộng mô hình này ở các xã, phƣờng.

Tóm lại, với bài học kinh nghiệm về những thành công và chƣa thành công đƣợc rút ra từ việc nghiên cứu quá trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở hai địa phƣơng: quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng và thành phố Hà Tĩnh là những bài học quý báu để thành phố Đồng Hới học tập và triển khai đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đồng Hới.

38

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp luận

Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận để nghiên cứu là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu cải cách thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Đồng Hới trƣớc hết phải kế thừa đƣợc những kết quả nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc. Vì vậy, tác giả cố gắng tìm hiểu những tài liệu khoa học viết về cải cách thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và các công trình có liên quan. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, đặt trong điều kiện mới, luận văn tiếp tục hoàn thiện khung khổ lý luận để phân tích các vấn đề ở các chƣơng sau.

Sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử xuất phát từ việc nghiên cứu hai phạm trù cơ bản của đề tài là cải cách thủ tục hành chính và phát triển kinh tế xã hội; mối quan hệ giữa hai phạm trù đó. Trên cơ sở đó, luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ bản chất, nội dung, điều kiện thực hiện việc cải cách thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Đồng Hới.

Phƣơng pháp luận đòi hỏi phải xây dựng khung khổ lý thuyết để nghiên cứu nhƣng khung khổ đó cần đƣợc kiểm nghiệm bằng thực tiễn. Do đó, luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội để kiểm nghiệm khung khổ lý thuyết đã đƣợc xây dựng; rút ra những bài học cho thành phố Đồng Hới.

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đƣợc thể hiện trong nghiên cứu vấn đề cải cách thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội mang

39

tính phổ biến không chỉ riêng một địa phƣơng nào mà đó là một hình thức phổ biến chung của các địa phƣơng trong cả nƣớc.

Nguyên lý về tính phát triển của thế giới đƣợc thể hiện qua sự vận động, biến đổi không ngừng và đều có xu hƣớng phát triển, chuyển hóa. Đối với hoạt động cải cách thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội phải nắm đƣợc khuynh hƣớng vận động, biến đổi tƣơng lai của nó, đồng thời nhận thức rõ phát triển là quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn, chiến thắng của cái mới là vô cùng khó khăn từ đó đề ra những giải pháp cụ thể, từng công việc cụ thể để tổ chức thực hiện.

Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu cải cách thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội không đƣợc xuất phát từ tình cảm, nguyện vọng của tác giả, mà phải xuất từ những điều kiện khách quan và chủ quan, do các quy luật khách quan chi phối. Tác giả cố gắng nghiên cứu một cách toàn diện nhƣng trong đó hết sức quan tâm đến nhân tố bên trong, những quan hệ bản chất… vì nhân tố này giữ vai trò quyết định.

2.2 Các phƣơng pháp cụ thể

2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải

40

tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể( có lúc ngƣợc nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau.

Luận văn “ Cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Đồng Hới” sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp

trong toàn bộ các chƣơng và xem nhƣ là một trong những phƣơng pháp quan trọng để nghiên cứu.

Phương pháp phân tích: Sử dụng phƣơng pháp phân tích có nghĩa là mọi

vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi “tại sao”? Điều đó cho phép mọi vấn đề đều đƣợc hiều một cách thấu đáo, cặn kẽ.

Ở chƣơng 1, để xây dựng khung khổ phân tích của đề tài, luận văn đã phân tích nội dung rất nhiều công trình khoa học có liên quan. Từ đó, tác giả luận văn đã nhận thức và kế thừa đƣợc những thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực này; thấy đƣợc những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Trong chƣơng 3, khung khổ lý luận và thực tiễn đã đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Đồng Hới trong những năm vừa qua. Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng ở chƣơng 4 để phân tích những nhân tố tác động đến cải cách thủ tục hành chính và những lý do phải áp dụng các giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách

41

thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Đồng Hới trong thời gian tới.

Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở kết quả phân tích, phƣơng pháp tổng

hợp đƣợc sử dụng để kết nối giữa các mặt, các nhân tố… để có đƣợc cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tƣợng.

Ở chƣơng 1, bằng phƣơng pháp tổng hợp, luận văn chỉ ra đƣợc những thành tựu và hạn chế của các công trình nghiên cứu đã có. Đây là cơ sở quan trọng để luận văn vừa kế thừa đƣợc các thành tựu, vừa tránh đƣợc sự trùng lặp trong nghiên cứu.

Ở chƣơng 3, từ việc phân tích rất nhiều hiện tƣợng cụ thể về cải cách thủ tục hành chính, luận văn đã sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra những đánh giá khái quát về tình hình cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Đồng Hới; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Đây là những căn cứ quan trọng để tác giả đƣa ra các quan điểm và các giải pháp ở chƣơng 4.

Trong chƣơng 4, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để đảm bảo các giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Đồng Hới mang tính hệ thống, đồng bộ, không trùng lặp; đồng thời có thể thực thi đƣợc trong thực tế.

2.2.2. Phương pháp gắn liền logic với lịch sử

Quan hệ logic là quan hệ tất nhiên, có nhất định xảy ra khi có những tiền đề cho quan hệ đó. Lịch sử đó là những hiện thực của logic ở một đối tƣợng cụ thể, trong một không gian và thời gian xác định. Sự thống nhất giữa logic và lịch sử là xuất phát từ quan niệm cho rằng xã hội ở bất cứ nấc thang phát triển nào cũng đều là một cơ thể hoàn chỉnh, trong đó mỗi yếu tố đều nằm trong mối liên hệ qua lại nhất định. Lịch sử là một quá trình phức tạp và nhiều vẻ, trong đó chứa đựng những ngẫu nhiên, những sự phát triển quanh

42

co. Tuy nhiên sự vận động của lịch sử là một quá trình phát triển có tính quy luật. Phƣơng pháp lịch sử đòi hỏi phải nghiên cứu các hiện tƣợng và quá trình triển khai thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và tiêu vong của chúng trong một không gian và thời gian xác định. Phƣơng pháp logic là quan hệ có tính tất nhiên, nhất định xảy ra khi có tiền đề. Việc nghiên cứu lịch sử sẽ giúp cho việc tìm ra logic nội tại của đối tƣợng và sự nhận thức về cơ cấu nội tại của xã hội lại làm cho nhận thức về lịch sử trở nên khoa học.

Từ những nội dung, yêu cầu và kết quả của việc sử dụng phƣơng pháp logic và lịch sử, luận văn sử dụng phƣơng pháp này nhằm đạt đƣợc các mục đích nghiên cứu sau:

- Xác định đƣợc một giai đoạn nghiên cứu hợp lý (giai đoạn từ năm 2009-2013). Đây là giai đoạn vừa đảm bảo độ dài của một công trình nghiên cứu vừa là giai đoạn có tính biến động cao đối với tình hình thực hiện cải cách hành chính nói chung và thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở thành phố Đồng Hới nói riêng.

- Xác định những nhân tố ảnh hƣởng hay những tiền đề dẫn đến việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở thành phố Đồng Hới.

Phương pháp logic: Đã đƣợc sử dụng ở chƣơng 1 để xây dựng khung

khổ lý thuyết về sự gắn kết giữa cải cách thủ tục hành chính và phát triển kinh tế - xã hội, từ khái niệm đến nội dung và các nhân tố ảnh hƣởng. Ở chƣơng 3, phƣơng pháp logic đƣợc sử dụng để phân tích sự gắn kết giữa cải cách thủ tục hành chính và phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Đồng Hới trong thời gian qua, thông qua việc bám sát cơ sở lý luận ở chƣơng 1 để phân tích. Trong chƣơng 4, phƣơng pháp logic để gắn kết lý luận ở chƣơng 1, những tồn tại, hạn chế ở chƣơng 3, những nhân tố ảnh hƣởng hay những tiền để đề xuất

43

các quan điểm và giải pháp để thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Đồng Hới trong thời gian tới.

Phương pháp lịch sử: Ở chƣơng 1, thực tiễn của một số địa phƣơng trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội để kiểm nghiệm những kết quả nghiên cứu bằng phƣơng pháp logic.

Ở chƣơng 3, phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng thông qua hoạt động thực tiễn liên quan đến cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Sử dụng phƣơng pháp này yêu cầu phải đảm bảo tính liên tục về thời gian, làm rõ điều kiện và đặc điểm phát sinh, phát triển từ thấp đến cao, làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng trong việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính với các vấn đề khác liên quan đến nó. Đồng thời đặt quá trình phát triển kinh tế xã hội với việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong mối quan hệ tƣơng tác qua lại, thúc đẩy hoặc hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển.

Luận văn sử dụng phƣơng pháp lịch sử kết hợp với phƣơng pháp logic để xem xét, nghiên cứu quá trình thực hiện cải cách hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội dƣới dạng tổng quát, nhằm chỉ ra bản chất, khuynh hƣớng tất yếu, quy luật vận động, nắm lấy bƣớc phát triển tất yếu, cốt lõi.

2.2.3. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

Đây là phƣơng pháp quan trọng đƣợc sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học. Phƣơng pháp này dùng để nghiên cứu các hiện tƣợng và quá trình kinh tế mà ở đó không sử dụng đƣợc các kỹ thuật nhƣ kính hiển vi, các thiết bị máy móc nhƣ các môn khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Mặt khác, bản thân các hiện tƣợng và quá trình kinh tế cũng phức tạp, có nhiều nhân tố tác động đến chúng, cho nên sử dụng phƣơng pháp trựu tƣợng hóa khoa học làm

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế xã hội tại Thành phố Đồng Hới Luận văn ThS. Khoa học xã hội và hành vi kinh tế (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)