Cơ cấu tổ chức:

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng trong công việc của cán bộ công chức ngành thuế tỉnh kiên giang (Trang 39)

Cục Thuế Kiên Giang gồm:

 12 phòng chức năng tham mưu:

 Phòng Tổ chức cán bộ

 Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ

 Phòng Kê khai và Kế toán thuế

 Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

 Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán

 Phòng Thanh tra thuế

 Phòng Tin học

 Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế

 Phòng Kiểm tra nội bộ

 Phòng Kiểm tra thuế

 Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân

 Phòng Quản lý các khoản thu từ đất

 15 Chi cục Thuế trực thuộc:

 Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá

 Chi cục Thuế thị xã Hà Tiên

 Chi cục Thuế huyện Kiên Lương

 Chi cục Thuế huyện Hòn Đất

 Chi cục Thuế huyện Tân Hiệp

 Chi cục Thuế huyện Châu Thành

 Chi cục Thuế huyện Giồng Riềng

 Chi cục Thuế huyện Gò Quao

 Chi cục Thuế huyện An Biên

 Chi cục Thuế huyện An Minh

 Chi cục Thuế huyện Vĩnh Thuận

 Chi cục Thuế huyện Phú Quốc

 Chi cục Thuế huyện Kiên Hải

 Chi cục Thuế huyện U Minh Thượng

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

a) Chức năng

Cục Thuế tỉnh Kiên Giang (có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành Thuế trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

b) Nhiệm vụ và quyền hạn

Theo quyết định số 108/QĐ-BTC (ngày 14/01/2010) của Bộ tài chính, Cục Thuế Kiên Giang có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

 Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh.

 Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu NSNN, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

 Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xóa nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào NSNN.

 Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế.

 Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.

 Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nôp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

 Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế; trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế

thuôc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.

 Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, nôp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật về thuế đối với người nôp thuế; tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế; tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.

 Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế thuôc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.

 Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.

 Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục Thuế.

 Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế.

 Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xóa nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.

 Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào NSNN.

 Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo qui định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế.

 Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.

 Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 Quản lý bộ máy, biên chế, công chức, viên chức, lao động và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành Thuế.

 Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.

 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao. 2.1.4. Đặc điểm cơ cấu nhân sự ngành Thuế Kiên Giang

Bảng 2.1. Tình hình nhân sự ngành Thuế Kiên Giang GIỚI TÍNH TRÌNH ĐỘ

ĐƠN VỊ Số

NV Nam Nữ ĐH/trên

ĐH CĐ TC LĐPT

Cục Thuế tỉnh Kiên Giang 142 96 46 126 7 9 Chi cục Thuế TP. Rạch Giá 128 83 45 84 38 6 Chi cục Thuế TX. Hà Tiên 41 26 15 27 9 6 Chi cục Thuế H. Kiên Lương 43 28 15 32 6 5 Chi cục Thuế H. Hòn Đất 41 30 11 27 8 6 Chi cục Thuế H. Tân Hiệp 39 29 10 19 3 12 5 Chi cục Thuế H. Châu Thành 51 41 10 28 17 6 Chi cục Thuế H. Giồng Riềng 45 39 6 20 21 4 Chi cục Thuế H. Gò Quao 36 27 9 22 9 5 Chi cục Thuế H. An Biên 35 25 10 17 1 12 5 Chi cục Thuế H. An Minh 36 29 7 24 8 4 Chi cục Thuế H. Vĩnh Thuận 34 26 8 22 6 6 Chi cục Thuế H. Phú Quốc 75 37 38 55 5 11 4 Chi cục Thuế H. Kiên Hải 26 19 7 13 9 4 Chi cục Thuế H. U Minh

Thượng 25 23 2 14 1 5 5

Chi cục Thuế H. Giang Thành 17 14 3 8 4 4

TỔNG CỘNG 814 572 242 538 10 182 84

Ngành Thuế tỉnh Kiên Giang sở hữu đội ngũ lao động hùng hậu gồm 814 thành viên. Đa số các vị trí lãnh đạo, CBCC đều có trình độ đại học và đào tạo đúng chuyên ngành, điều kiện này giúp ngành Thuế Kiên Giang có lực luợng nhân viên nòng cốt đảm đương các công việc chuyên môn chính của ngành, đảm bảo yêu cầu và chất luợng. Các vị trí khác, nhiều nhân viên cũng có trình độ đại học, một số vị trí phục vụ và công việc hỗ trợ có trình độ cao đẳng, trung cấp và có kinh nghiệm làm việc. Ngoài ra, số lao động phổ thông là những người làm các nhiệm vụ như bảo vệ, lái xe, tạp vụ. 2.1.5. Thực trạng Cục Thuế tỉnh Kiên Giang và các chi cục trực thuộc

Là một trong những đơn vị có bề dày truyền thống trong công tác thu ngân sách nhà nước, nhiều năm liền Cục Thuế Kiên Giang đã được Bộ tài chính trao tặng cờ đơn vị dẫn đầu thi đua ngành Thuế.

Một đặc điểm tích cực đối với ngành Thuế Kiên Giang là đa số người lao động hiện đang làm việc đã gắn bó lâu năm trong ngành. Xác định con người là yếu tố quyết định sự thành công của mình, trong chiến lược phát triển của đơn vị thì Cục Thuế luôn quan tâm xây dựng các chính sách liên quan phát triển nguồn nhân lực hợp lý, nhằm giữ và thu hút lao động giỏi; khai thác phát huy sức lực, trí tuệ của CBCC; tạo một môi trường làm việc năng động; nâng cao văn hóa tổ chức; tác phong chuyên nghiệp, từng bước xây dựng hình ảnh của mình nhằm đáp ứng với năng lực hoạt động và tầm nhìn chiến lược của toàn ngành.

Về chính sách tiền lương, hiện đơn vị đang thực hiện trả lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ – CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, theo đó cán bộ, công chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức nào thì được xếp lương theo ngạch đó. Thời gian giữ bậc trong ngạch được quy định rất cụ thể: chuyên gia cao cấp thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc trong ngạch được nâng lên 01 bậc lương, chuyên viên và tương đương thời gian nâng bậc là 3 năm (đủ 36 tháng)…. Hằng năm, nếu công chức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật thì sẽ bị kéo dài thêm thời gian tính nâng bậc lương. Cơ chế trả lương trên đây hiện có rất nhiều bất cập, thu nhập thấp nên không thu hút được lao động giỏi do đó trong thời gian gần đây, đơn vị gặp một số khó khăn trong việc ổn định tình hình nhân sự. Nhiều CBCC đã rời bỏ ngành để đến làm việc ở các đơn vị khác có thu nhập cao hơn. Một số CBCC hiện đang làm việc chỉ mang tính đối phó và có nhiều người bày tỏ ý định chuyển ngành.

Trước thực trạng trên, Ban lãnh đạo đơn vị rất lo lắng. Vấn đề cấp thiết đối với Ban lãnh đạo là phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao có sự sụt giảm về mức độ hài lòng của CBCC tại đơn vị, đồng thời có những giải pháp thích hợp, kịp thời khắc phục tình trạng trên. Đây là vấn đề sống còn đối với Cục Thuế Kiên Giang nói riêng và các đơn vị sử dụng lao động nói chung trong bối cảnh hiện nay, nguồn nhân lực là tài sản vô giá, bất kỳ cơ quan nào muốn tồn tại và phát triển trước tiên phải có đội ngũ lao động có chất lượng, toàn tâm toàn ý với mình. Được như vậy, Cục Thuế Kiên Giang mới có thể chủ động xây dựng và thực hiện thành công chiến lược của mình.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng trong công việc của cán bộ công chức ngành thuế tỉnh kiên giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)