tắc làm theo năng lực hưởng theo lao động
Phân phối là một giai đoạn của tái sản xuất sản phẩm xã hội, gắn liền với tiêu dùng và sản xuất. Phân phối bao gồm phân phối tư liệu sản xuất và phân phối vật phẩm tiêu dùng. Tính chất của việc phân phối tư liệu sản xuất giữa các giai cấp khác nhau là do hình thức sở hữu chiếm địa vị thống trị trong mỗi xã hội quyết định. Việc phân phối sản phẩm giữa các giai cấp xã hội hoàn toàn phụ thuộc vào việc phân phối tư liệu sản xuất. Chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định mối quan hệ giữa các tập đoàn xã hội trong sản xuất. Tính chất của việc phân phối tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng biểu hiện ở việc phân phối thu nhập quốc dân.
Trong nền kinh tế chỉ huy, tập trung quan liêu, bao cấp hình thức phân phối theo kết quả lao động và phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Khi chuyển sang kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo co chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, phát triển theo định hướng XHCN thì thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Ngoài các hình thức phân phối nói trên; với chức năng công bằng xã hội thông qua các chính sách luật pháp, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế; không để quan hệ này biến thành quan hệ thống trị, dẫn tới sự phân hóa xã hội thành hai cực đối lập như Văn kiện Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ: "phân phối và phân phối lại hợp lý các thu nhập; khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo, không để diễn ra chênh lệch quá đáng về mức sống và trình độ phát triển giữa các vùng các tầng lớp dân cư" [3, tr.92-93].