đòn bẩy phát triển kinh tế
Nhà nước phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách. Để quản lý và phát triển kinh tế quốc dân, Nhà nước phải dựa vào các hệ thống chính sách. Chính sách kinh tế là một trong những công cụ chủ yếu để Nhà nước thực hiện vai trò quản lý và phát triển kinh tế trong các giai đoạn phát triển nhất định.
Chính sách được hiểu là tổng thể các phương thức, biện pháp, phương tiện nhất định được nhà nước sử dụng nhằm tác động đến cá nhân, nhóm người xã hội để đạt tới các mục tiêu bộ phận trong quá trình thực hiện các định hướng mục tiêu phát triển của xã hội.
ở CHDCND Lào trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Chính phủ đã ban hành và sửa đổi nhiều chính sách phát triển sản xuất như: chính sách cơ cấu kinh tế; chính sách tài chính; chính sách về các chuyên ngành kinh tế; chính sách tiền tệ và tín dụng; chính sách kinh tế đối ngoại; chính sách dân số và việc làm... Các chính sách đó đã quan tâm thỏa đáng đến lợi ích của người lao động, tạo ra môi trường thuận lợi khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế, phát huy tiềm năng, đẩy mạnh sản xuất và kinh doanh, tự do cạnh tranh lành mạnh trong các thành phần kinh tế và các lĩnh vực kinh tế, kể cả trong lĩnh vực ngoại thương thuộc độc quyền của Nhà nước.
Hiện nay, Nhà nước Lào đang củng cố bổ sung chính sách kinh tế như là: chính sách cơ chế tài chính và ngân sách nhằm tăng cường huy động vốn và khai thác nguồn thu nhập ngày càng tăng tương xứng với nhịp độ và bước phát triển về mặt kinh tế bằng việc cải thiện giải quyết, bổ sung chính sách thuế cho phù hợp với cơ cấu kinh tế trong giai đoạn mới như mở rộng địa bàn thu thuế, mà từng bước giảm bớt tương đối tỷ lệ thu thuế chuyển từ sự dựa vào thuế nhập khẩu và nguồn thu nhập chính trước đây mà sang quan tâm đến sự khuyến khích sản xuất trong nước tạo nguồn thu nhập chủ yếu trong những năm trước mắt.
Tổ chức và quản lý đầu tư của Nhà nước đối với các đơn vị kinh doanh để làm cho các đơn vị kinh doanh đó hoạt động có hiệu quả, có khả năng thu nhập cao và nộp vào nguồn ngân sách Nhà nước.
Nhà nước đề ra chính sách khuyến khích và bảo vệ cho các đơn vị kinh doanh có điều kiện vay vốn trực tiếp với nước ngoài. nhà nước tăng cường tham gia cổ phần hóa đầu tư với nước ngoài trong các ngành quan trọng và có hiệu quả kinh tế cao, về ngành kinh tế khác có thể phát huy cho thành phần tư nhân Lào tham gia vào sự hợp tác về vốn với nước ngoài hoặc nước ngoài đơn phương đầu tư.
Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức chợ ở nông thôn vùng miền núi vùng sâu, vùng xa. Chợ ở nông thôn có vai trò quan trọng chiếm 90% dân số. Bởi vậy, chất lượng tổ chức chợ ở nông thôn tốt hay không một phần là do sự tác động của chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển nông thôn. Miền núi vùng sâu vùng xa của Lào rất gặp khó khăn về nhiều mặt như: về mặt giao thông vận tải, kinh tế phụ thuộc vào tự nhiên, lực lượng sản xuất nhỏ bé, sự lưu thông hàng hóa bị hạn chế, chợ mới bắt đầu hình thành vì lẽ đó. ở miền núi vùng sâu vùng xa, chợ luân phiên là hình thức tổ chức quan trọng nhất để tạo cơ hội cho nông dân được trao đổi mua bán, tạo nhu cầu mới và thúc đẩy sản xuất hàng hóa, để khuyến khích người thương nhân đưa hàng hóa tiêu dùng chủ yếu và công cụ sản xuất đi trao đổi ở vùng miền núi, đối với vấn đề này Nhà nước phải nghiên cứu giảm hoặc miễn thuế một số mặt hàng nhưng phải gắn với các chính sách khác, chính sách của Nhà nước phải quy định chương trình hàng hóa lưu thông ở vùng dân tộc thiểu số như; muối i ốt, thuốc chữa bệnh, sách vở...
Nhà nước Lào đã đề ra chính sách hợp tác giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với nhau theo trình độ của các cấp để dịch vụ hai chiều trong sản xuất và thị trường. Tiếp tục tổng kết rút kinh nghiệm đối với các hội, nhóm sản xuất dịch vụ cho đến nhóm dịch vụ thương mại biên giới, và nhóm sản xuất ở bản làng triển khai kinh nghiệm đó tổ chức rộng rãi ở các địa phương làm cho sản phẩm của người sản xuất gắn liền với lợi ích của người dịch vụ và có sự tác động khuyến khích của chính quyền cấp bản, làng, huyện dưới sự lãnh đạo của Đảng, đảm bảo giải quyết sự bất bình đẳng giữa người sản xuất và người dịch vụ để tạo ra sự công bằng và có sự quan hệ lâu dài giữa người sản xuất với người dịch vụ tín dụng và người thu mua, làm cho sự tổ chức hợp tác của nhân dân trở thành tổ chức dịch vụ tín dụng nông nghiệp kể cả của Nhà nước và của tư nhân.