Để đảm bảo cho kinh tế phát triển, Nhà nước tổ chức duy nhất trong hệ thống chính trị, có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thể hiện ý chí và thực hiện quyền lực của nhân dân lao động. Để thực hiện quyền lực của nhân dân, không chỉ phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước mà còn đòi hỏi phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước và các tổ chức xã hội khác mà thông qua bộ máy quản lý nhà nước nói chung, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng.
Cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế là hệ thống tổ chức bao gồm nhiều người, nhiều cơ quan, nhiều đơn vị, nhiều bộ phận có những chức năng quyền hạn khác nhau nhằm đảm bảo tổ chức và quản lý có hiệu quả các lĩnh vực kinh tế của nhà nước. Mỗi hệ thống luôn có những mục tiêu nhất định. Để đảm bảo cho mục tiêu được thực hiện các hoạt động trong hệ thống phải được chuyên môn hóa theo chức năng. Tuy vào mục tiêu quy mô của hệ thống số lượng các chức năng, nhiệm vụ có thể rất lớn và phải có những bộ phận, con người để đảm nhiệm các chức năng đó.
Như vậy, xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế là một việc hết sức khó khăn phức tạp tuy do con người tạo lập nên nhưng bộ máy đó không phải hoàn toàn theo ý muốn chủ quan mà phải có những căn cứ khoa học và phù hợp với quy luật khách quan thì bộ máy đó mới phát huy được tác dụng và công tác quản lý kinh tế mới có hiệu quả.
Hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước thể hiện ở khả năng ra các quyết định đúng đắn, kịp thời được xã hội thừa nhận, được cấp dưới thực hiện nhanh chóng mang lại kết quả cao và ít tốn kém. Nhưng muốn thực hiện quản lý có hiệu quả cao đòi hỏi Nhà nước phải có luật cho nó về mặt pháp chế, không có luật kinh tế sự tác động của Nhà nước vào nền kinh tế chẳng khác nào không có luật chơi cho một cuộc đấu. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không thể đầu tư nếu không có luật đầu tư nước ngoài. Trong mấy năm vừa qua Nhà nước Lào đã ban hành nhiều đạo luật kinh tế, như: Luật đầu tư trong nước,
Luật khuyến khích và quản lý đầu tư nước ngoài ở CHDCND Lào, Luật thuế lợi tức, Luật kinh doanh, Luật phá sản kinh doanh, Luật Ngân hàng Nhà nước CHDCND Lào...
Xác lập khuôn khổ pháp luật đúng cho các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường được xem như là điều kiện tiên quyết đảm bảo thị trường hoạt động có hiệu quả, môi trường pháp lý ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của chủ thể thị trường. Chúng ta vẫn thừa nhận rằng vấn đề cơ bản của kinh tế là sở hữu và lợi ích kinh tế. Pháp luật kinh tế phản ánh thái độ của Nhà nước đối với vấn đề sở hữu và lợi ích kinh tế.
Luật pháp về kinh tế là công cụ quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân. Nhà nước quản lý nền kinh tế quốc dân bằng quyền lực Nhà nước, thông qua pháp luật, kế hoạch, lực lượng vật chất và tài chính trên tất cả các lĩnh vực và bao gồm tất cả các thành phần kinh tế, nhưng trước hết phải là luật pháp thông qua pháp luật về kinh tế nhà nước khẳng định chức năng của mình đối với sự phát triển kinh tế trên cơ sở phát huy tính tích cực của thị trường và hạn chế những tiêu cực có hại cho nền kinh tế. Hàng giả buôn lậu, độc quyền cạnh tranh không lành mạnh, hủy hoại, tham nhũng... là những hiện tượng xấu nếu không được xóa bỏ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến người sản xuất kinh doanh trên thị trường.
Như vậy Nhà nước dân chủ nhân dân Lào phải phát huy vai trò điều hành, quản lý của Nhà nước. Phải biến đường lối chủ trương của Đảng thành kế hoạch, chống nguy cơ tụt hậu xa về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Phải dùng quyền lực của mình để hoàn thành hệ thống pháp luật làm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh. Phải chăm lo giải quyết vấn đề cán bộ, vấn đề lao động, vấn đề việc làm và đời sống dân cư. Đồng thời Nhà nước phải triển khai việc thực hiện kế hoạch do Nhà nước vạch ra và phải kiểm tra tổng kết việc thực hiện kế hoạch nhằm phát triển kinh tế sản xuất và chăm lo vấn đề an ninh quốc phòng của đất nước.