Để khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển lực lượng sản xuất ổn định và tổ chức thống nhất kinh tế - xã hội trong cả nước, không thể không củng cố quan hệ sản xuất. Trong thời gian đầu, Nhà nước Lào đã xây dựng một nên kinh tế kế hoạch hóa, tập trung theo kiểu nền kinh tế "hiện vật". Trong đó, Nhà nước đóng vai trò quản lý và kiểm soát trực tiếp nền kinh tế. Trong một nước, hệ thống giao thông liên lạc kém phát triển, dân chúng sống rải rác trong các thung lũng nhỏ. Trong thời gian này, thực thi một nền kinh tế chiến tranh tập trung hóa cao độ trên việc thu mua bắt buộc với giá chỉ đạo nhằm khắc phục những tàn phá của cuộc chiến tranh. Cơ chế quản lý là một hệ thống những nguyên tắc, hình thức, phương pháp quản lý trong những giai đoạn phát triển khác nhau của nền sản xuất xã hội. Mỗi tỉnh phải tự cung tự cấp đủ lương thực. Hình thức quản lý là cấp phát, giao nộp, đó là một nền kinh tế hiện vật, còn hạch toán kinh tế chỉ là hình thức. phương pháp quản lý là dựa vào mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, các phương pháp khác ít được áp dụng. Ra sức xây dựng và phát triển phong trào hợp tác hóa, tập trung nông dân vào các tổ, đội sản xuất theo tinh thần "đoàn kết" truyền thống. Sau đó tập hợp nông
dân vào các tổ đội cộng với các ngành nghề khác nhau; tiến tới hình thành các hợp tác xã nông nghiệp sử dụng công cụ lao động, gia súc cày kéo chung hợp nhất mọi tư liệu sản xuất gồm công cụ lao động, sức kéo, đất đai của các thành viên hợp tác chỉ đạo theo nguyên tắc tự nguyện dân chủ từ thấp đến cao.
Trong hoàn cảnh kinh tế rất yếu kém, công nghiệp mới bắt đầu hình thành, còn thiếu nhiều ngành quan trọng, thiết yếu - sản xuất hàng hóa chưa phát triển, thị trường trong nước bị tư bản nước ngoài thao túng, thị trường thống nhất chưa hình thành... Đặc biệt, khi tiến hành cải cách kinh tế - xã hội, xây dựng chế độ xã hội mới, chính quyền cách mạng thiếu vốn, thiếu cán bộ quản lý, thiếu kỹ thuật và kinh nghiệm kinh doanh.
Do xuất phát của nền kinh tế quá thấp và hậu quả do chiến tranh để lại khá nặng nề, nền kinh tế Lào mang nặng tính tự túc, tự cấp, các yếu tố hàng hóa chưa phát triển, các yếu tố thị trường mới sơ khai, thiếu đồng bộ, tăng trưởng chậm. Hơn nữa, trong nhiều năm đã xây dựng nền kinh tế rập khuôn, máy móc quá độ lên CNXH, thiết lập ngay chế độ công hữu đối với tư liệu sản xuất, tổ chức bộ máy đồ sộ và ngày càng phình to để điều hành nền kinh tế. Xây dựng mô hình kinh tế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp, coi nhẹ cơ chế thị trường, thực hiện "ngăn sông, cấm chợ". Cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp đã tạo ra sự ngăn cách giữa thị trường có tổ chức của Nhà nước và thị trường tự do, từ đó hình thành nên hai hệ thống giá riêng biệt là giá chỉ đạo của Nhà nước và giá thị trường tự do.
Nhà nước trực tiếp điều khiển các hoạt động kinh tế quan trọng thông qua các kế hoạch sản xuất và phân phối, thông qua các hệ thống giá cả, tỷ giá do Nhà nước quy định. Trong nền kinh tế chỉ huy đó, toàn bộ nền kinh tế quốc dân được xem như một cỗ máy khổng lồ, trong đó Nhà nước là người trực tiếp điều khiển hoạt động của cỗ máy, còn các chủ thể kinh tế chỉ là người thừa hành mệnh lệnh của Nhà nước. Nhà nước trực tiếp làm kinh tế và quản lý kinh tế chủ yếu bằng công cụ hành chính, mệnh lệnh. Trong cơ chế tập trung, quan liêu, mặc dù các công cụ đòn bẩy như thuế, lãi suất, giá, tỷ giá, tiền lương... đều được sử dụng nhưng chúng không phát huy được vai trò đòn bẩy của mình. Trong cơ chế đó, khi mà Nhà nước thường xuyên can thiệp vào hoạt động kinh tế thì vai trò của luật pháp chưa được coi trọng đúng mức.
Trong một thời gian dài, người ta quan niệm rằng CNXH đối lập với kinh tế hàng hóa, kế hoạch đối lập với thị trường và thị trường chỉ gắn liền với CNTB. Thị trường trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp là một thứ thị trường méo mó bởi
có sự phân biệt một cách duy ý chí giữa cái gọi là "thị trường có tổ chức" và "thị trường tự do". Trong thị trường méo mó đó, các yếu tố cấu thành thị trường như quan hệ tiền - hàng, quan hệ mua - bán, quan hệ cung - cầu, quan hệ hàng hóa, môi trường hoạt động, động lực vận động và các quy luật vận hành của nó đều bị cơ chế cũ "giao nộp cấp phát, mua theo lệnh, bán theo lệnh..." làm sai lệch, không còn là những nhân tố khách quan nữa. Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung không thừa nhận vai trò điều tiết của thị trường, cho rằng thị trường là phạm trù riêng của CNTB, từ đó chấp nhận sản xuất hàng hóa mà không thừa nhận vai trò của thị trường. Thực ra, các phạm trù hàng hóa, thị trường phản ánh những quan hệ kinh tế chung của các phương thức sản xuất gắn liền với sản xuất hoạt động, tức là sản xuất để trao đổi. Thị trường và kinh tế thị trường là thành tựu chung của văn minh nhân loại. Thị trường có trước CNTB, trong CNTB và cả sau CNTB.
Cơ sở kinh tế khách quan của sự hình thành và phát triển thị trường và kinh tế thị trường cũng là cơ sở kinh tế khách quan của sự hình thành, phát triển kinh tế hàng hóa; đó là sự phân công lao động xã hội và chế độ sở hữu khác nhau. Do đó, kinh tế thị trường, kinh tế hàng hóa không chr có trong CNTB, mà còn tồn tại trong thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH (vì còn những hình thức sở hữu tư liệu sản xuất tư nhân khác nhau cùng tồn tại đan xen với các hình thức sở hữu quốc doanh và tập thể) và cũng tồn tại cả trong CNXH (vì còn hai hình thức sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất).
Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp không thừa nhận vai trò điều tiết của thị trường, không phát huy được tính sáng tạo và năng động của con người mà chỉ làm cho họ thụ động, chờ đợi, hưởng thụ, không làm việc hết sức mình, do đó nền kinh tế của đất nước đã trở nên trì trệ.
Đảng NDCM Lào đã nhận thức được những sai lầm trong việc xây dựng mô hình kinh tế. Như vậy, cho nên mới đặt ra những vấn đề cần phải giải quyết và sớm có chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, chuyển sang xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Từ năm 1979, Nhà nước DCND Lào đã nhấn mạnh đến các cải cách theo hướng thị trường và chú trọng tới việc phục hồi vai trò các làng xóm, cho đến năm 1986, đã chính thức thông qua phương hướng quản lý theo cơ chế mới, cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng từng bước đi lên CNXH.