Để tổ chức thực hiện được chế độ dân chủ nhân dân, bảo đảm cho đất nước ổn định và phát triển kinh tế. Nhà nước đã xây dựng và ban hành các đạo luật. Đến nay đã có 42 đạo luật, trong đó đã phân chia thành ba lĩnh vực: lĩnh vực tư pháp, lĩnh vực lãnh đạo quản lý và lĩnh vực kinh tế - xã hội có 32 đạo luật.
Đối với các đạo luật trong lĩnh vực kinh tế có những đạo luật như: Luật đầu tư trong nước, luật này đã quy định sự quản lý và bảo vệ đầu tư, quy định về việc giải quyết mâu thuẫn và ưu tiên đối với người có công và quy định giải pháp đối với người vi phạm nguyên tắc đầu tư.
Luật khuyến khích và quản lý đầu tư nước ngoài ở CHDCND Lào, mà nội dung đã quy định những hình thức đầu tư nước ngoài ở CHDCND Lào, quy định lợi ích, quyền và nghĩa vụ của người đầu tư nước ngoài vào đầu tư ở CHDCND Lào, quy định về việc tổ chức quản lý đầu tư.
Luật về ngân sách nhà nước, có nội dung đã quy định về việc tổng kết hiệu quả sự thực hiện ngân sách trong năm qua, xây dựng và thông qua kế hoạch ngân sách trong năm tới. Quy định về việc thực hiện ngân sách nhà nước. Kiểm tra việc thực hiện ngân sách nhà nước và đề ra giải pháp đối với người vi phạm pháp luật.
Luật về thuế khóa trong luật đã quy định về việc đưa những hàng hóa khai báo với cán bộ hải quan. Quy định đảm bảo chế độ thu thuế xuất nhập khẩu, quy định về việc thu giữ hàng hóa dưới sự quản lý của hải quan. Quy định thu miễn thuế. Quy định sử dụng thuyền làm phương tiện vận chuyển hàng hóa. Luật về kinh doanh, luật này đã quy định những điều kiện của nhà kinh doanh và cấp giấy chứng nhận thương mại, quy định việc tổ chức làm kinh doanh.
Luật về ngân hàng nhà nước CHDCND Lào mà nội dung đã quy định quyền và nhiệm vụ của ngân hàng CHDCND Lào, quy định vốn, lãi suất, kho bạc phát triển sản xuất, kho dự bị tích luỹ của ngân hàng của CHDCND Lào, quy định hội đồng quản trị của ngân hàng CHDCND Lào, quy định nhiệm vụ thống đốc, phó thống đốc ngân hàng CHDCND Lào, quy định nguyên tắc kiểm tra ngân hàng, quy định đơn vị tiền mặt và tiền tệ, quy định kho bạc dự bị tiền tệ nước ngoài, sự trao đổi tiền tệ quốc tế và kho bạc dự bị đặc biệt. Quy định mối quan hệ giữa tiền tệ và sự quan hệ với Chính phủ. Quy định thống kê ngân hàng và các báo cáo của ngân hàng.
- Luật phá sản của kinh doanh mà nội dung đã quy định đến sự khiếu nại hoặc đơn xin mở rộng công trình sản xuất kinh doanh, quy định sự phá sản và thanh toán kinh doanh... Ngoài ra, còn nhiều đạo luật mà liên quan đến sản xuất phát triển nền kinh tế.
Như vậy, Luật kinh tế là công cụ để tổ chức quản lý nền kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và giữ vai trò ngày càng quan trọng trong việc quản lý kinh tế hiện nay.