hiệu quả
Muốn đưa đất nước thoát khỏi sự lạc hậu về kinh tế phá vỡ nền kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả và tiến bộ kỹ thuật thì phải xây dựng mô hình kinh tế mới, đó là chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Bắt nguồn từ việc chấp nhận các quan hệ thị trường với tính cách là giải pháp để kích thích nền kinh tế. Sự chấp nhận đó trong điều kiện nền kinh tế tiểu nông tất yếu sẽ sinh ra các quan hệ kinh tế tư bản. Một mặt Nhà nước CHDCND Lào đã thiết lập được nhiều mối quan hệ kinh tế với nước ngoài và đã có những chính sách kinh tế đối ngoại, thực hiện chính sách mở cửa hợp tác với nước ngoài, có nhiều chương trình được thành lập bằng những hình thức khác nhau, hình thức liên doanh liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân bắt đầu hình và phát triển, các hình thức gia công đại lý đã được áp dụng.
Sự liên doanh, liên kết giữa các nước với nhau đang là xu hướng phát triển kinh tế chung của thế giới. Các nước trên thế giới hiện nay đều đang trên con đường tìm kiếm mô hình đứng đắn và có lợi nhất. Hình thức liên doanh này đã và đang có xu hướng mở rộng. Để liên doanh đạt hiệu quả kinh tế, chính trị - xã hội cần phải giải đáp một loạt các vấn đề có liên quan.
Kinh tế ở Lào trong giai đoạn hiện nay là hoàn toàn khách quan, là nét đặc trưng có tính quy luật của nền kinh tế quá độ luôn luôn vận động phát triển trong mối quan hệ tác động qua lại "đan xen" trong cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất trên cơ sở vừa hợp tác, bổ sung cho nhau nhưng cạnh tranh với nhau trong nền kinh tế thị trường và bình đẳng trước pháp luật. Từ đó có thể khẳng định rằng: nền kinh tế nhiều thành phần (kết cấu, chế độ, hệ thống kinh tế, theo Lênin chỉ là một nội dung) là đặc trưng kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ, không chỉ là một nước tiểu nông, mà nói chung đối với mọi nước khi chưa có cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH ở vào trình độ xã hội hóa sản xuất cao độ [21, tr.67].
Để đưa nền kinh tế đất nước thoát khỏi sự nghèo nàn lạc hậu kém phát triển, các thành phần kinh tế phải được cải biến dựa vào những tiền đề khách quan. Trước hết, phải xuất phát từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và yêu cầu xã hội hóa sản xuất trên thực tế. Thứ hai, xuất phát từ đặc điểm, tính chất của từng ngành nghề mà xác định tỷ trọng, quy mô, cơ cấu các thành phần kinh tế cho phù hợp. Thứ ba, xuất phát từ
khả năng tổ chức và quản lý, phát triển kinh tế của nhà nước DCND Lào và đội ngũ cán bộ, quản lý và phát triển kinh tế thì vấn đề là không phải xóa bỏ hay ưu tiên thành phần kinh tế này hay thành phần kinh tế khác, mà điều quan trọng là phải nắm vững bản chất của từng thành phần kinh tế và sử dụng các thành phần kinh tế đó đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Tuy nhiên, các thành phần kinh tế có sự thống nhất từ bên trong. Nội dung của sự thống nhất là yếu tố cơ bản tạo ra sự phát triển của lực lượng sản xuất [5, tr.31]. Các thành phần kinh tế không tồn tại một cách biệt lập mà có mối liên hệ và tác động qua lại đan xen để bảo đảm nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN trong quá trình vận động, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác. Do vậy, đòi hỏi phải tăng cường hiệu lực sự quản lý điều hành, chỉ đạo của Nhà nước tác động vào toàn bộ nền kinh tế thông qua các chính sách và công cụ của nhà nước.
Chương 2
các giải pháp nhằm tăng cường vai trò của nhà nước Lào đối với nền kinh tế
trong giai đoạn mới
Phương hướng xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN; nhằm thực hiện mục tiêu: xóa đói giảm nghèo, tiến tới dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của việc quản lý kinh tế của nhà nước Lào đối với sự ra đời và phát triển của chế độ xã hội mới, Đảng NDCM Lào và nhà nước Lào đã xác định con đường định hướng XHCN, bỏ qua chế độ tư bản tiến thẳng lên CNXH. Đó là nhiệm vụ rất khó khăn và phức tạp. Nhưng Đảng NDCM Lào vẫn tiếp tục khẳng định mục tiêu phấn đấu để hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân từ nay đến năm 2020 là: Làm cho đế nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển thành nước có sự ổn định về trật tự và an toàn xã hội; kinh tế ổn định và tiếp tục phát triển với nhịp độ tương đối nhanh, mức sống của nhân dân được nâng cao và tăng gấp 3 lần so với hiện nay. Nền kinh tế quốc dân bền vững, bởi cơ cấu nông - lâm nghiệp và dịch vụ; kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước đã trở thành một hệ thống và có yếu tố cơ bản để xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các thành phần kinh tế cũng phát triển hài hòa và trở thành cấu trúc của sức mạnh kinh tế quốc dân.
Từ mục tiêu chung của Đại hội Đảng NDCM Lào đã được cụ thể hóa thành chỉ tiêu phấn đấu cụ thể từ năm 2006 đến năm 2010 phải tạo mọi điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển liên tục. Trung bình đạt 7%/năm. Trên cơ sở xây dựng cơ cấu công - nông - lâm nghiệp và dịch vụ có trọng điểm, cân đối và tiến dần đến hiện đại. Đồng thời, khai thác trọng điểm có hiệu quả các ngành kinh tế mũi nhọn. Đặc biệt, phải chấm dứt vĩnh viễn nạn phát rừng làm nương. Trong đó, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, nghèo, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
Để thực hiện được mục tiêu đã định do Đảng NDCM Lào đề ra, trên cơ sở thực tiễn nước Lào thực hiện đổi mới những năm qua và những đặc điểm của Lào, chúng tôi thấy cần đề ra một số các giải pháp sau: