Nền kinh tế hàng hóa phát triển theo cơ chế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến hình thành quy luật cạnh tranh. Sự cạnh tranh được tiến hành bởi các chủ thể tham gia trên thị trường, tức là giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa các chủ thể tham gia kinh tế thị trường với nhau. Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế thị trường để giành phần sản xuất, tiêu dùng hàng hóa có lợi cho mình nhằm thu lợi nhuận cao nhất. Để cạnh tranh thắng lợi các chủ thể tham gia kinh tế thị trường phải dựa vào việc: nâng cao chất lượng sản phẩm; phải tạo ra những sản phẩm mới hợp nhu cầu khách hàng; giá cả phải
hợp lý, tức là phải bù đắp chi phí và có lãi; phải thực hiện các biện pháp khuyến mại nhằm phục vụ ngày một tốt hơn cho khách hàng.
Quy luật cạnh tranh là làm cho sản phẩm phát triển, sản phẩm ngày một phong phú và chất lượng tốt hơn. Người tiêu dùng được tôn trọng hơn, giá cả ngày một rẻ. Tuy nhiên quy luật cạnh tranh cũng dẫn đến làm cho phân hóa giai cấp nhanh, môi trường bị phá hủy, tệ nạn xã hội tăng lên... Nhà nước DCND Lào phải nhận thức được nội dung những biểu hiện của quy luật cạnh tranh, coi đây là một quy luật tất yếu khách quan để đề ra các biện pháp lợi dụng các ưu điểm và hạn chế các khuyết tật của nó, bằng các biện pháp tốt nhất của Nhà nước là phải xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ tương đối chi tiết, xây dựng hệ thống chính sách để điều tiết nền kinh tế, hướng nền kinh tế phục vụ các mục tiêu phát triển đất nước, đồng thời bên cạnhc ác biện pháp kinh tế phải có những biện pháp hành chính để ngăn ngừa các tệ nạn xã hội, đảm bảo phát triển kinh tế phải dẫn đến phát triển kinh tế - xã hội công bằng văn minh.
Kinh tế thị trường lấy lợi nhuận làm động lực hoạt động, do đó để thu được lợi nhuận, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên áp dụng kỹ thuật mới hợp lý hóa sản xuất làm cho năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội tăng lên, nhờ đó mà nền kinh tế thị trường ở Lào mới xuất hiện mấy năm gần đây đã tạo ra một lực lượng sản xuất xã hội cao hơn trước. Trong nền kinh tế thị trường người nào đưa ra thị trường hàng hóa trước tiên người đó sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Mặt khác, nếu nhận thức được sản phẩm của mình không có người mua hay lượng cầu đang giảm dần thì người sản xuất sẽ không sản xuất nữa. Điều đó dẫn tới tự tiết kiệm hao phí lao động xã hội. Vì vậy, trong nền kinh tế thị trường luôn luôn diễn ra sự đổi mới. Nhiều sản phẩm trước đây vẫn bán nay mất đi vì không có nhu cầu, nhiều sản phẩm mới với chất lượng, quy hoạch, phẩm chất ngày càng hoàn thiện hơn xuất hiện. Bởi vậy, cạnh tranh là môi trường tồn tại của cơ chế thị trường. Không thể nói kinh tế thị trường mà không có cạnh tranh kinh tế. Vì lẽ, mỗi doanh nghiệp, mỗi chủ thể kinh tế cần phải chuẩn bị cho mình khả năng cạnh tranh thắng lợi trên thị trường. Cạnh tranh có cả trong lĩnhv ực sản xuất (gồm có cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành), cạnh tranh trong lĩnh vực lưu thông (gồm có cạnh tranh giữa người bán với người bán, người mua với người mua, người bán với người mua).
Như vậy, đòi hỏi Nhà nước phải xác định mục tiêu chiến lược đúng đắn và điều tiết kịp thời hoạt động của thị trường.