Phát triển các thành phần kinh tế (chấp nhận nền kinh tế nhiều thành phần trong đó lấy kinh tế nhà nước là trung tâm giữ vai trò chủ đạo )

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế (Trang 75)

trong đó lấy kinh tế nhà nước là trung tâm giữ vai trò chủ đạo...)

Thực tế hiện nay, Lào vẫn là một nước có nền kinh tế kém phát triển, hơn 85% dân số sống ở nông thôn và sản xuất nông nghiệp, kinh tế tự cung tự cấp trong mỗi gia đình nông dân, lực lượng sản xuất còn lạc hậu, phân tán, nền kinh tế phần lớn là phụ thuộc vào tự nhiên, trình độ phân công lao động xã hội chưa phát triển, trình độ khoa học - kỹ thuật, chuyên môn của những người lao động còn thấp kém, quy mô sản xuất còn nhỏ hẹp, sản xuất hàng hóa mới bắt đầu, sản xuất chưa thỏa mãn nhu cầu của thị trường sản phẩm làm ra chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp, còn sản phẩm công nghiệp thì có ít.

Hàng hóa lưu thông trên thị trường ở Lào thì hàng ngoại chiếm tới 87%, do vậy hàng hóa nhập khẩu nhiều hơn hàng hóa xuất khẩu. Thu nhập quốc dân còn thấp, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, về mặt đầu tư và dịch vụ giữa các vùng thành thị và nông thôn chưa đồng đều, có sự phân hóa giàu, nghèo giữa thành thị và nông thôn, nhất là các dân tộc thiểu số, cuộc sống còn phụ thuộc vào tự nhiên. Sự nghiệp phát triển ở CHDCND Lào hiện nay là quá trình chuyển biến từ nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp sang nền kinh tế

sản xuất hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào và có sự quản lý của nhà nước CHDCND Lào. Lào đang từng bước xây dựng những yếu tố đầu tiên cho mục tiêu XHCN. Cơ cấu kinh tế ở Lào hiện nay là phát triển nền kinh tế nông - lâm nghiệp gắn liền với công nghiệp và dịch vụ. Sử dụng và khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển vận động theo cơ chế thị trường. Có sự bình đẳng trước pháp luật như:

- Thành phần kinh tế nhà nước. - Thành phần kinh tế tập thể.

- Thành phần kinh tế tư bản nhà nước. - Thành phần kinh tế tư nhân, cá thể.

- Thành phần kinh tế liên doanh tư nhân và nhà nước...

Trong các thành phần kinh tế đó, thành phần kinh tế nhà nước có vai trò quan trọng, làm nhiệm vụ chủ đạo, hướng dẫn các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng đường lối của Đảng NDCM Lào. Đại hội lần thứ VII của Đảng NDCM Lào đã khẳng định rằng.

Đất nước Lào còn kém phát triển, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp, vấn đề quan trọng hiện nay là phải vận dụng động lực của toàn dân và các thành phần kinh tế tác động vào sự chuyển biến kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa, giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, các thành phần kinh tế ở nước ta đều có sự bình đẳng trước mặt pháp luật và trong sự tiến hành kinh doanh, cũng như trong sử dụng vốn, kỹ thuật, phương pháp quản lý và kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh mà tích cực để phát triển nền kinh tế quốc dân [33, tr.31].

ở CHDCND Lào hiện nay thì vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế là hết sức quan trọng, nhất là trong quá trình quán triệt thực hiện chủ trương đường lối của Đảng NDCM Lào, chuyển biến nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, có sự quản lý của nhà nước.

Nhà nước quản lý nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường thì phải thực hiện nghiêm chỉnh những nội dung sau:

Nhà nước quản lý phải đảm bảo sự an toàn trật tự trong xã hội để tạo điều kiện cho công dân làm ăn bình thường và khá lên, làm cho các thành phần kinh tế hoạt động hợp lý theo pháp luật.

Nhà nước quản lý phải làm cho kinh tế phát triển, thoát khỏi hiện tượng khủng hoảng và sự biến động lớn tác động đến sản xuất kinh doanh và tác động đến sự tăng trưởng kinh tế quốc dân và đời sống của nhân dân cả nước.

Nhà nước quản lý phải xây dựng quyền làm chủ của nhân dân và tạo ra cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp - công nghiệp và dịch vụ có hiệu quả. Có nghĩa là có khả năng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của xã hội tương đối đầy đủ nhất là tự làm chủ về lượng thực phẩm.

Nhà nước quản lý phải xây dựng sự đồng đều về mặt phát triển kinh tế với chính trị, phát triển kinh tế với phát triển xã hội, phát triển kinh tế với quốc phòng - an ninh, đồng đều giữa chấn hưng thành thị và nông thôn và giữa các vùng, đồng đều giữa đầu tư với khả năng thu nhập ngân sách. Giữa tiết kiệm tích luỹ với tiêu dùng, đồng đều giữa nhập khẩu và xuất khẩu.

Nhà nước quản lý phải xây dựng xã hội bình đẳng và văn minh, giảm bớt phân hóa giàu nghèo, giữa các bộ tộc trong toàn quốc. Sự quản lý của nhà nước đối với kinh tế thì nhà nước phải có công cụ quản lý như:

+ Pháp luật.

+ Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. + Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước.

+ Ngân sách nhà nước; các công cụ tài chính, tín dụng, tiền tệ... + Sự tổ chức thực hiện và kiểm tra của nhà nước.

ở Lào hiện nay đang từng bước chuyển từ sản xuất kế hoạch nhà nước sang lấy thị trường làm cơ chế dẫn đường tự cung tự cấp nguyên vật liệu và đầu tư vốn... Để tồn tại doanh nghiệp nhà nước phải hướng ra thị trường "xông vào" thị trường tham gia cạnh tranh trên thị trường, bởi thế không muốn thất bại trên thị trường thì phải có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, nếu không tự quyết định chất lượng phát triển phương thức sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư giá cả, chế độ sử dụng lao động, hình thức phân phối, bố trí cơ cấu... thì không thể thích ứng được tình hình luôn biến động trên thị trường, cuối cùng chỉ có thể chìm nghỉm trong biển cả thị trường. Như vậy, thị trường là địa bàn trao đổi, mua bán hàng hóa của người sản xuất hàng hóa, là người sản xuất kinh doanh hàng hóa, doanh nghiệp phải hiểu biết thị trường, thích ứng với sự thay đổi trên thị trường, chủ động khai thác thị trường và tích cực chiếm lĩnh thị trường.

- Về việc đầu tư, sau khi CHDCND Lào thực hiện Luật khuyến khích và quản lý sự đầu tư ở Lào từ 1988 đến nay, đầu tư nhiều nhất các nước ASEAN (Thái Lan, Malaixia, Việt Nam, Singapo) là những nước đầu tư lớn tại Lào. Trong đó là đầu tư vào khu vực các ngành quan trọng như: dịch vụ du lịch, kinh doanh khách sạn, khai thác tài nguyên thiên nhiên, quan trọng nhất là khu vực thủy điện... Để đảm bảo việc đầu tư đúng mức có lãi cho các nhà đầu tư có ích cho xã hội và làm cho kinh tế phát triển, Nhà nước Lào phải có phương pháp và chính sách về đầu tư phù hợp.

Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng trước pháp luật nhằm làm cho nền kinh tế của CHDCND Lào phát triển nhanh chóng đúng theo định hướng của Đảng. Phát triển cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp gắn liền với công nghiệp và dịch vụ. Khai thác mọi tiềm năng của đất nước, đẩy mạnh nền kinh tế phát triển mạnh mẽ làm cho CHDCND Lào thoát khỏi tình trạng kém phát triển, dân giàu, nước mạnh, xã hội bình đẳng và văn minh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)