Đặc điểm tự nhiên kinh tế-xã hội của huyện Tiên Lãng ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng thu ngân sách của huyện tiên lãng, thành phố hải phòng năm 2013 2016 (Trang 36)

CỦA HUYỆN TIÊN LÃNG GIAI ĐOẠN 2009-2012

2.1 Tổng quan về huyện Tiên Lãng

2.1.1. S hình thành và phát trin ca huyn Tiên Lãng

Huyện Tiên Lãng xưa có tên gọi Bình Hà, Tân Minh, Tiên Minh, đến cuối thế kỷ XIX, vào triều Nguyễn mới đổi gọi là Tiên Lãng, thuộc tỉnh Hải Dương. Từ 17-2-1906 đến trước năm 1945, Tiên Lãng thuộc tỉnh Kiến An, và nay là một huyện của thành phố Hải Phòng. Qua các tư liệu sử học và khảo cổ học thì từ xa xưa, vùng đất Tiên Lãng đã là điểm tụ cư của người Việt cổ.

Lợi thế được xem là cơ bản nhất của Tiên Lãng là huyện có khả năng mở rộng được diện tích tự nhiên. Vùng ven sông, ven biển có thể đưa vào khai thác hàng ngàn ha để nuôi trồng thủy sản, trồng rừng ngập mặn. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa hè nóng ẩm và mùa đông lạnh, khô hanh huyện Tiên Lãng có thể phát triển nên nông nghiệp đa dạng với chủng loại cây trồng vụđông mang tính ôn đới khá phong phú.

Tiên Lãng nằm tiếp giáp với biển đông và gần các cửa sông lớn thuận tiện cho phát triển các tuyến giao thông đường thủy và nằm cách không xa các trung tâm kinh tế lớn của vùng đồng bằng sông Hồng, gần các khu công nghiệp tập trung và các khu du lịch nổi tiếng như: Đồ Sơn, Cát Bà, Hạ Long…lại có các trục giao thông quan trọng có ý nghĩa liên vùng chạy qua. Đây là một thuận lợi lớn cho việc lưu thông hàng hóa, tìm kiếm và mở rộng thị trường, tiếp nhận đầu tư của thành phố, xây dựng các khu công nghiệp, du lịch dịch vụ.

2.1.2 Đặc đim t nhiên kinh tế-xã hi ca huyn Tiên Lãng nh hưởng ti thu ngân sách ngân sách

a. Vị trí địa lý.

Huyện Tiên Lãng là huyện đồng bằng ven biển của thành phố Hải Phòng có diện tích tự nhiên là 19335,90 ha gồm 22 xã và 1 thị trấn, dân số năm 2012 có 146.576 người.

- Phía Đông Bắc giáp huyện An Lão và huyện Kiến Thụy. - Phía Đông Nam giáp Vịnh Bắc Bộ.

- Phía Tây và Tây Bắc tiếp giáp với tỉnh Hải Dương.

- Phía Nam Và Tây Nam tiếp giáp với huyện Vĩnh Bảo và tỉnh Thái Bình.

b. Địa hình

Đất đai của Tiên Lãng được hình thành do quá trình bồi đắp của sông biển. Tuy nhiên bồi đắp không đồng đều, mặt khác lại bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch nên địa hình bề mặt lồi lõm, gò bãi xen kẽ với đầm lạch, ao hồ.

c. Thuỷ văn

Tiên Lãng có mật độ sông 0,5 – 0,7 km/km2, thuộc vùng có mật độ sông lớn trong vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hướng chảy chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam, sông uốn khúc nhiều, vận tốc dòng chảy không lớn, lượng phù sa lớn tạo thành bãi bồi ở các cửa sông. Những sông chính gồm có Sông Văn Úc, sông Thái Bình, sông Mía, sông Mới.

Ngoài các con sông chính kể trên, Tiên Lãng còn có một hệ thống kênh rạch khá phát triển nó giữ vai trò khá quan trọng trong việc điều tiết và cung cấp nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

d. Các nguồn tài nguyên + Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra nghiên cứu về Đất của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp – Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện cho thấy huyện Tiên Lãng có các loại đất chính như sau:

Bảng 2.1: Cơ cấu các loại đất trên địa bàn huyện STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất cồn cát và đất cát ven biển 111 0,59 2 Đất mặn sú, vẹt, đước 1065 5,63 3 Đất mặn nhiều 890 4,71 4 Đất mặn ít và trung bình 2534 13,40 5 Đất phèn ít, mặn ít 2662 14,08 6 Phù sa glay mạnh úng nước 55 0,29

7 Đất phù sa nâu vàng nhạt không được bồi,

không glay hoặc glay yếu 1213 6,42

8 Đất phù sa nâu xám nhạt không được bồi,

glay trung bình hoặc mạnh 2044 10,81

9 Đất phù sa có sản phẩm feralitic 175 0,93 Nhìn chung, đất đai huyện Tiên Lãng thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thích hợp với nhiều loại cây trồng như lúa, cây lâm nghiệp, cây ăn quả…

+Tài nguyên nước

- Nước mặt: Với lượng mưa khá lớn, trung bình từ 1200 – 1400 mm/năm, hệ thống sông ngòi, kênh đào dày đặc trong đó có những sông lớn như sông Văn Úc, sông Thái Bình… Có thể nói nguồn nước mặt của huyện Tiên Lãng khá dồi dào. Tuy nhiên, nguồn nước mặt phân bố không đều trong năm..

- Nước ngầm: Tiên Lãng có hai tầng nước ngầm trong lớp trầm tích kỷđệ tứ. Tầng thứ nhất là nước nằm trong các lớp sét pha bùn cát có dạng thấu kính và nước nằm trong lớp cát, cuội, sỏi, chiều dày trung bình 18m. Tầng thứ hai nằm giữa lớp

sét và lớp đá gốc, trữ lượng khá tuy nhiên phân bố không đều. Nước ngầm vùng gần cửa sông và biển còn có nhiều ion ở dạng tự do gây ăn mòn và phá hoại công trình.

+Tài nguyên biển

Vùng biển Tiên Lãng nằm trong vùng biển Hải Phòng có đặc trưng là bãi triều rộng lớn và độ sâu rất ổn định với nhiều luồng lạch. Hải Phòng có 3 ngư trường lớn: Bạch Long Vĩ, Long Châu – Ba Lạt, Cát Bà. Trữ lượng khai thác tại 3 ngư trường này là 4 – 5 vạn tấn/năm. Đây là yếu tố thuận lợi để Tiên Lãng phát triển ngành khai thác đánh bắt hải sản. Bên cạnh đó Tiên Lãng lại có 21,5 km đê biển và 2 cửa sông lớn như cửa sông Văn Úc và cửa sông Thái Bình với hơn 3000 ha bãi triều ngập mặn rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.

+ Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả khảo sát địa chất (1990 - 1993) và kết quả khoan thăm dò dầu khí 1965 cho thấy trên địa bàn Tiên Lãng có 2 mỏ nước khoáng mặn và ngọt có chất lượng tốt ở 2 xã Bạch Đằng và Tiên Tiến. Đây là một tiền năng lớn của Tiên Lãng, nếu khai thác và sử dụng hợp lý nó sẽ mang lại hiệu quả không nhỏ về kinh tế, phục vụđời sống và sức khỏe của nhân dân. Ngoài ra, còn có các mỏ sét phân bố rải rác ở các xã Kiến Thiết, Tiên Tiến, Quang Phục, Thị trấn Tiên Lãng… và các bãi cát ở khu vực xã Vinh Quang, Tiên Hưng hiện đang được khai thác để làm gạch ngói và vật liệu xây dựng.

2.1.2.2. Đặc điểm về tình hình kinh tế-xã hội.

a, Đặc điểm về tình hình kinh tế

Trong những năm qua, kinh tế Tiên Lãng có sự chuyển dịch tích cực và đúng hướng. Kinh tế ở khu vực nông thôn đang từng bước phát triển, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động trong các ngành (dịch vụ, xây dựng, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp). Mặc dù chịu ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế của huyện Tiên Lãng có những bước phát triển mới.

Trong giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 7,15% nhưng đến giai đoạn 2008 - 2012 tăng lên 13,3%. Với tốc độ tăng trưởng như trên đã đánh dấu bước chuyển mình của nền kinh tế Tiên Lãng.

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Tiên Lãng

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (Giá CĐ) % 12,9 13,3 14,5 15,1 Nông lâm thủy sản % 8,9 5,8 7,3 7,8

Công nghiệp - xây dựng % 18,9 22,9 21,8 27,7

Dịch vụ % 15,1 17,6 18,8 19,3

2 T(Giá Cổng giá trị sản xuất

Đ) Tr đồng 851,0 964,2 1104 1322,9

Nông lâm thuỷ sản Tr đồng 408,4 432,0 463,7 569,6 Công nghiệp - xây dựng Tr đồng 221,3 271,9 331,2 348,1

Dịch vụ Tr đồng 221,3 260,3 309,1 405,2

3 Cơ cấu kinh tế (giá CĐ) % 100 100 100 100

Nông lâm thủy sản % 47,99 44,80 42,00 40,00 Công nghiệp - xây dựng % 26,00 28,20 30,00 31,00

Dịch vụ % 26,00 27,00 28,00 29,00

4 GDP bình quân đầu người 1000 đ 12960 16100 19310 23360

Năm 2012, kinh tế của huyện có tốc độ tăng trưởng ở mức cao đạt 15,1%. Đặc biệt, ngành công nghiệp xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 27,7%; tiếp theo đến ngành dịch vụ với 19,3%; nông lâm thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng thấp nhất với 7,8%. Tổng giá trị sản xuất toàn huyện năm 2012 (theo Giá CĐ) đạt

1322,9 triệu đồng và liên tục tăng trong nhiều năm, gấp 1,5 lần so với năm 2009. Về cơ cấu kinh tế: Nền kinh tế Tiên Lãng có những bước chuyển dịch rõ ràng. Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng liên tục tăng từ 26% vào năm 2006 lên 31% vào năm 2012. Tỷ trọng ngành nông lâm thuỷ sản liên tục giảm từ 47,99% vào năm 2009 xuống còn 40,0% vào năm 2012. Tỷ trọng ngành dịch vụ cũng có những bước tiến đáng kể tăng từ 26% từ năm 2006 đến 29% vào năm 2012. Như vậy, ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụđang đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển kinh tế của huyện Tiên Lãng.

Nam 2012

Công nghi?p Nông-Lâm-Th?y s?n D?ch v?

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu kinh tế năm 2012 trên địa bàn huyện Tiên Lãng

* Khu vực kinh tế nông nghiệp: về cơ bản Tiên Lãng vẫn là huyện thuần nông với cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa cũng làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp để phục vụ phát triển các dự án. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương của huyện ủy, UBND huyện Tiên Lãng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nên diện tích đất trũng đã được sử dụng để NTTS, trồng cây ăn quả, chăn nuôi kết hợp… Trên địa bàn huyện đã hình thành các khu chăn nuôi tập trung theo phê duyệt của UBND thành phố như: khu chăn nuôi tập trung ở Khởi Nghĩa, Hùng Thắng…

* Khu vực kinh tế công nghiệp

Trong giai đoạn 2009 – 2012 giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm là 22,8%. Số cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ

công nghiệp tăng khá. Huyện đã tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp của thành phố triển khai dự án ở huyện. Đã và đang phối hợp với công ty da giầy xuất khẩu như công ty Cổ phần Thuận Ích, công ty TNHH Sao Vàng, dự án khu du lịch và sản xuất nước khoáng Bạch Đằng tạo đột phá để phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ. Đặc biệt giai đoạn tới công nghiệp huyện sẽ có những bước đột phá mới với đưa vào hai khu công nghiệp trọng điểm của huyện là khu công nghiệp thị trấn và khu công nghiệp Tiên Thanh sẽ là điểm nhấn của của ngành công nghiệp của huyện trong tương lai gần.

*Khu vực kinh tế dịch vụ.

Năm 2012, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụđạt 820.500 triệu đồng và liên tục tăng trong giai đoạn 2009 - 2012. Số cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn huyện là 3.215 cơ sở, trong đó chủ yếu là cơ sở do cá nhân quản lý. Hệ thống các chợ, các cửa hàng buôn bán lẻ tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo nhu cầu cho sản xuất và đời sống của nhân dân.

* Về tài chính, ngân hàng: Hiện trên địa bàn huyện có 02 ngân hàng, 01 Kho bạc Nhà nước. Trong thời gian qua công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước có nhiều cố gắng thực hiện theo đúng quy định của Luật thuế, Luật ngân sách. Các chỉ tiêu thu ngân sách của huyện đều đạt và vượt chỉ tiêu Đại hội đề ra. Thực hiện tốt chức năng kiểm soát hoạt động thu, chi ngân sách trên địa bàn, đảm bảo nguyên tắc, thủ tục và quy định của pháp luật. Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu trong vận động mua công trái giáo dục, trái phiếu Chính phủ. Đồng thời tích cực huy động vốn và cho vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện .

b, Đặc điểm về VH-XH

* Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Theo số liệu thống kê năm 2012 huyện Tiên Lãng có 146.576 khẩu trong đó, dân số nông nghiệp là 126.911 người chiếm 86,58% tổng số dân; trên địa bàn huyện dân tộc kinh chiếm 100%. Dân số phân bố không đều giữa các xã thị trấn trong huyện.

Năm 2012, nguồn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của huyện là 80.613 người, trong đó lao động vẫn tập trung chủ yếu trong các ngành nông nghiệp và lâm nghiệp với 54.520 người và thuỷ sản với 7.080 người. Bên cạnh đó lao động tập trung cho công nghiệp và xây dựng tăng lên nhanh chóng và chiếm một tỷ trọng đáng kể tiêu biểu là lao động trong công nghiệp chế biến với 7.852 người và lao động trong xây dựng đã lên đến 2.420 người.

Mức sống dân cư: tổng thu nhập theo đầu người tăng, năm 2007 bình quân thu nhập 6,00 triệu đồng/người/năm, đến năm 2012 là 19,31 triệu đồng/người/năm.

* Giáo dục, đào tạo: 23/23 xã, thị trấn có trường mầm non, trường tiểu học và THCS cấp xã; toàn huyện có 06 trường THPT (trong đó có 03 trường ngoài công lập). Từng bước xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng hệ thống giáo dục – đào tạo của huyện đạt chuẩn Quốc gia, đáp ứng nhu cầu của mọi người và xã hội về giáo dục - đào tạo.

* Y tế: Toàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa, 1 phòng khám đa khoa, 23 trạm y tế đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế. 100% xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Trong thời gian tới các trạm y tế tiếp tục được đầu tư sửa chữa và nâng cấp. Mạng lưới y tế được quan tâm đầu từ tư huyện đến xã. Công tác y tế, bảo vệ sức khỏe nhân dân, kế hoạch hóa gia đình có nhiều tiến bộ.

* Văn hoá - Thể dục, thể thao: Phong trào thể thao quần chúng ngày càng phát triển: Số người luyện tập thể thao là 69.250 người, chiếm 45,09% dân số; số gia đình thể thao là 3.915 hộ; chiếm 10,1% tổng số hộ.

* Quốc phòng – an ninh: Công tác quân sựđịa phương luôn được các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm chỉđạo. Hiện nay, Tiên Lãng là một trong những địa phương có nhiều công trình quốc phòng trong phương án phòng thủ đã được bố trí trên địa bàn.

Đánh giá chung vđiu kin t nhiên, kinh tế, xã hi và môi trường

* Lợi thế

Tiên Lãng có ưu thế về phát triển sản xuất nông nghiệp, NTTS. Trên địa bàn huyện có các trục giao thông đường thủy, đường bộ quan trọng chạy qua như quốc

lộ 10, tỉnh lộ 354, sông Văn Úc, sông Thái Bình, sông Mới… Với vị trí như vậy, Tiên Lãng có thể liên kết, trao đổi, thu hút thông tin, công nghệ và vốn đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội của huyện. Đồng thời đây là nguồn cung cấp nguồn lao động và nông thủy sản hàng hóa cho khu vực nội thành và khu công nghiệp thành phố. Trong tương lai khi đường Kiến Thụy – Tiên Lãng – Thái Bình được nâng cấp mở rộng cùng với việc đã xây dựng xong cầu Khuể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc tham gia luân chuyển hàng hóa cũng như việc cung cấp lương thực thực phẩm cho khu vực nội thành, khu công nghiệp đường 353, khu du lịch Đồ Sơn và các khu vực phía Nam của dải ven biển Bắc Bộ…

- Tiên Lãng có vị trí địa lý thuận lợi, là một trong những cửa ngõ ra biển của thành phố Hải Phòng. Đây là lợi thế lớn để Tiên Lãng phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao thương với các vùng.

- Mức tăng trưởng dân số của huyện ở mức thấp. Hiện nay, huyện đã thu hút được lực lượng lao động từ các địa phương khác đến làm việc và sinh sống. Đây chính là điểm đánh dấu sự khởi sắc trong nền kinh tế của huyện Tiên Lãng.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng thu ngân sách của huyện tiên lãng, thành phố hải phòng năm 2013 2016 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)