Dự toán thu ngân sách nhà nước phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá sát khả năng thực hiện thu ngân sách trong những năm trước; các dự báo về tốc độ tăng trưởng sản xuất các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tình hình tiêu thụ các ngành, mức độ tồn kho các mặt hàng, sức mua và khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp; tình hình đầu tư, phát triển sản xuất-kinh doanh và hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu các năm sau; đồng thời tính toán cụ thể các yếu tố tăng, giảm thu do thực hiện các Luật thuế mới sửa đổi, bổ sung các khoản thu được miễn, giảm gia hạn theo các Nghị quyết của Quốc hội, Chính Phủ. Tăng cường theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp; chỉ đạo quyết liệt chống thất thu, thu thuế số nợ đọng từ các năm trước, các khoản thu từ các dự án đầu tưđã hết thời gian ưu đãi, các khoản thu được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán…
Đặc biệt phấn đấu tăng thu nội địa, thu từ các hoạt động xuất nhập khẩu, mức tăng thu tùy theo điều kiện, đặc điểm và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của từng địa phương.
a. Xây dựng dự toán thu nội địa
Khi xây dựng dự toán thu NSNN trên địa bàn ngoài việc đảm bảo như các yêu cầu nhưđã nêu trên, phải tồng hợp toàn bộ các nguồn thu trên địa bàn (bao gồm cả số thu ngân sách ở xã, phường, thị trấn). Khi xây dựng dự toán thu NSNN phải dựa trên cơ sởđánh giá đầy đủ kết quả thực hiện nhiệm vụ các năm trước; yêu cầu phấn đấu và khả năng thực hiện trong năm đã qua. Dự toán thu yêu cầu phải đảm bảo tính đúng, tính đủ từng lĩnh vực, từng sắc thuế theo quy định của pháp luật về thuế, chế độ thu, pháp luật thu tử xử phạt vi phạm hành chính.
b. Xây dựng dự toán thu từ các hoạt động xuất nhập khẩu:
khẩu, nhập khẩu các mặt hàng chịu thuế tác động đến thu ngân sách; tính bền vững của kim ngạch xuất, nhập khẩu của các mặt hàng chủ lực; mức độ thuận lợi hóa thương mại, thuận lợi hóa đầu tư và hài hòa tiêu chuẩn khi xâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu; suy giảm cầu tiêu dùng của các thị trường trọng điểm; khả năng cạnh tranh ngày càng lớn của các nước trong khu vực; lộ trình cắt giảm thuếđể thực hiện các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế; tác động của các quy định, quy chuẩn trong thương mại quốc tế (quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp, quy định về vệ sinh và kiểm dịch động vật).
Phân tích, dự kiến các ảnh hưởng đối với thu NSNN do tác động về giá, tỷ giá, tăng, giảm lượng hàng xuất khẩu, cụ thể từng mặt hàng của từng nhóm hàng xuất khẩu (nông, lâm, thủy sản, nhiên liệu, khoáng sản,…)
Phân tích tác động đến thu NSNN do sự thay đổi tỷ giá, giá, tăng, giảm về lượng theo từng mặt hàng của từng nhóm hàng nhập khẩu (nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu, nhóm hàng hạn chế nhập khẩu, nhóm hàng cần nhập khẩu, nhóm hàng hóa khác) của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước, vốn đầu tư nước ngoài…và theo thị trường nhập khẩu.
Dự toán thu phải được xây dựng trên cơ sở thực hiện đúng quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuếđối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Thông tư số 194/2010/TT- BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính; mức thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đại theo danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Thông tư số 157/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính và các văn bản có liên quan. Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan để rút ngắn thời gian thông quan và tiết giảm chi phí đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu. Tăng cường các biện pháp chống thất thu như: xử lý nợ thuế, chống buôn lậu, trốn thuế, chống gian luận thương mại.
c. Các khoản thu được để lại chi theo chế độ (học phí, phí, lệ phí khác và các khoản huy động đóng góp khác, riêng dịch vụ y tế là giá dịch vụ khám chữa bệnh.