và hiệu quả
Trong những năm gần đây do tình hình kinh tế cả nước nói chung có nhiều khó khăn, Ủy ban nhân dân huyện đã tập trung, chủ động triển khai quyết liệt các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gõ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường theo sự chỉđạo của Trung ương, Thành phố, theo đó tập trung thực hiện cắt giảm chi, thu hồi để bổ sung dự phòng ngân sách địa phương đối với một số dự án chưa triển khai thực hiện và các khoản vốn, kinh phí sử dụng sai quy định.
Thực hiện tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên còn lại của những tháng cuối năm (không bao gồm các khoản: chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản chi cho con người theo chếđộ; tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo dự toán đầu năm và tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm đang giữ lại ở các cấp.
Cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết, các khoản chi mua sắm trang thiết bị, xe ô tô; hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, lễ khởi công, khánh thành, công bố, quyết định; tiết kiệm chi phí điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu, tiếp khách, hội nghị, hội thảo
Tập trung điều hành ngân sách chủ động, tích cực, đảm bảo cân đối ngân sách, quản lý chặt chẽ nguồn dự phòng ngân sách để xử lý các nhiệm vụ cấp bách
phát sinh. Trong quá trình điều hành chủđộng sắp xếp, điều chỉnh các nhiệm vụ chi phù hợp với khả năng thu ngân sách nhà nước; theo dõi chặt chẽ tình hình biến động tồn quỹ ngân sách địa phương, phấn đấu quyết liệt để đảm bảo cân đối ngân sách địa phương
KẾT LUẬN
NSNN nói chung và thu NSNN nói riêng là công cụ tài chính quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Thu NSNN không chỉ nhằm tập trung nguồn lực tài chính vào quỹ NSNN, đáp ứng nhu cầu chi tiêu và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước các cấp, mà còn là công cụ điều tiết, điều chỉnh rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Đây cũng là công cụ rất nhạy cảm, tác động mạnh tới mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế - xã hội khác. Do vậy, việc tăng thu ngân sách có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên, tăng thu ngân sách có thể làm triệt tiêu nguồn thu, ảnh hưởng đến phát triển trong tương lai. Giải quyết được mâu thuẫn giữa tăng nguồn thu ngân sách trong khi vẫn đạt được mục tiêu nuôi nguồn thu và xa hơn, hướng đến sự phát triển bền vững đòi hỏi các nhà quản trị cần có những giải pháp sao cho phù hợp trong giải quyết vấn đề.
Qua nghiên cứu thực trạng thu NSNN của huyện Tiên Lãng trong những năm qua thấy được. Công tác thu ngân sách NN trên địa bàn đã đạt được nhiều thành tựu, số thu tăng khá qua các năm và đạt được kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, qua phân tích có thể thấy nguyên nhân mang lại kết quả thu cao của huyện trong những năm qua phần nhiều do có nhiều thay đổi trong cơ chế chính sách thu, theo hướng chủ yếu tăng thêm nguồn thu NSNN trên địa bàn huyện. Song thực tế công tác thu còn tồn tại những hạn chế nhất định. Đáng kể nhất là tình trạng trốn thuế, gian lận thuế còn khá phổ biến, vẫn còn nạn tham nhũng, tiêu cực, thủ tục hành chính ngành Thuế còn rườm rà.
Trên cơ sở những kiến thức đã tiếp thu được qua quá trình nghiên cứu vừa qua, luận văn xin đề xuất một số giải pháp nhằm tăng thu NSNN trên địa bàn cho huyện Tiên Lãng trong giai đoạn tới 2013-2016. Chủ yếu các biện pháp nhằm 3 mục tiêu: nuôi dưỡng nguồn thu, hoàn thiện cơ chế chính sách thu và nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả các biện pháp hành thu. Trong đó, luận văn nhấn mạnh nguồn thu từ khu vực DN ngoài quốc doanh và khoản thu tiền sử dụng đất là nguồn
thu quan trọng cần triệt để khai thác. Trong cơ chế, chính sách thu, luân văn quan tâm nhiều tới việc phân cấp nhiều hơn cho các cấp địa phương, nhằm khai thác nguồn thu trên, và nhiều nguồn thu khác một cách hiệu quả và các biện pháp trong công tác hành thu, luận văn nhấn mạnh tới việc thắt chặt kỷ cương trong lĩnh vực hành thu ngân sách, chống tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời chống nạn trốn thuế và gian lận thuế bằng các biện pháp vừa mềm dẻo như giáo dục tuyên truyền các đối tượng nộp thuế, vừa mang tính cưỡng chế cao cũng như tích cực giám sát, thanh tra, kiểm tra. Để góp phần vào thực hiện tốt nhiệm vụ thu NSNN của huyện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật ngân sách nhà nước, NXB Tư Pháp, Hà Nội , 2009
2. ADB, Những thể chế nào là quan trọng cho việc duy trì sự tăng trưởng dài hạn ở Việt Nam, 2004
3. Bộ Tài chính, Thông tư số 59/2003/TT- BTC ngày 23/06/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ- CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.
4. Bộ Tài chính, Thông tư số 80/2003/TT- BTC ngày 13/08/2003 hướng dẫn tập trung, quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN.
5. Bộ Tài chính, Quyết định số 130/QĐ- BTC ngày 18/08/2003 về việc ban hành chếđộ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN.
6. Bộ Tài chính, Thông tư số 128/2008/TT- BTC ngày 24/12/2008 về hướng dẫn và quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN.
7. Bộ Tài chính , Hệ thống Mục lục NSNN, Nhà xuất bản Tài chính.
8. Chính phủ, Nghịđịnh số 60/2003/NĐ- CP ngày 06/06/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.
9. Bộ tài chính, Quyết định 120/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.
10. Bộ tài chính, Thông tư 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính, quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.
11.Tổng cục Thuế, Tạp chí Thuế Nhà nước, các số năm 2009, 2010, 2011, 2012 12.Viện chiến lược phát triển, Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, NXB Chính trị Quốc gia, 2001.
13.W. Chan Kim, Renee Mauborgne (Phương Thuý dịch), Chiến lược đại dương xanh, NXB Tri thức, Hà Nội, 2007
14.Các phụ lục Quyết toán thu hàng năm giai đoạn 2006-2010.
15.Các Nghị quyết HĐND, Ban Thường vụ HU, huyện Tiên Lãng. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2020.
16.Các Báo cáo quyết toán ngân sách của huyện giai đoạn 2009-2012. 17. http://download.tailieu.vn