Mặc dù đã đạt được những kết quả như vậy, nhưng với một huyện xa trung tâm thành phố cho nên nhận thức của một số cán bộ và nhân dân địa phương. Đặc biệt là cấp cơ sở xã, thị trấn còn thụ động trước kế hoạch ngân sách hàng năm mà cấp trên giao cho mình, không chủ động triển khai thực hiện ngay từđầu năm, còn nặng về trông chờ ỷ lại vào ngân sách cấp trên, chuyển biến trong nhận thức còn chậm, việc thực hiện các chủ trương đối mới chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước chưa được đúng mức.
Từ những nhận thức như vậy cho nên công tác quản lý thu, chi ngân sách tại địa phương gặp không ít những khó khăn trong điều hành ngân sách, nguồn thu thường không được triển khai ngay từ đầu năm mà chủ yếu dồn vào các tháng cuối năm, việc này cũng kéo theo sự chậm trễ trong phân bổ chi ngân sách. Đặc biệt là trong năm 2006 nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Ngân sách Nhà nước, đó là việc
triển khai thực hiện Nghị định số: 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước và Thông tư số: 03/2006/TTLT- BTC-BNV, ngày 17/01/2006 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ, hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh số: 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
Thêm vào đó là do địa phương quản lý rộng, trình độ cán bộ kế toán một số đơn vị và cán bộ kế toán xã không đồng đều, có nơi kiêm nhiệm, có nhiều cán bộ kế toán mới chỉđược bồi dưỡng kiến thức qua những đợt tập huấn ngắn ngày, một số cán bộ còn đang đi học các lớp trung cấp kế toán, đại học tại chức, một số đơn vị chưa lập được dự toán theo đúng mục lục Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Mặt khác, cũng từ vấn đề con người, vấn đề trình độ mà thời gian lập và gửi dự toán để xét duyệt của tổ chức và các đơn vị dự toán thường bị chậm so với thời gian giao dự toán cho các đơn vị, thậm chí có năm đến khoảng 15 tháng 01 năm ngân sách dự toán mới được giao, dẫn tới số liệu dự toán thường không đảm bảo sát với thực tế và thời gian không đúng với qui định của Nhà nước.
Như vậy, việc vô cùng quan trọng để có thể thu đúng, thu đủ, chi đúng theo quy định, đúng tiêu chuẩn, định mức thì công tác quản lý ngân sách Nhà nước ở huyện phải được coi trọng và quan tâm đúng mức. Thu, chi đúng qui định của pháp luật, chính sách, chếđộ, định mức, đảm bảo được duyệt trong dự toán đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, phải có những biện pháp cụ thể trong việc kiểm tra, giám sát. Đồng thời để chi đủ, kịp thời thì nhất thiết phải thực hiện đúng theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phải chủđộng khai thác tối đa nguồn thu trên địa bàn và phân phối các nguồn thu đó sao cho hiệu quả và hợp lý.
Chương 3
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG THU NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2013-2016
3.1 Phương hướng phát triển nguồn thu ngân sách huyện giai đoạn 2013-2016
3.1.1 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Huyện
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Huyện là căn cứ quan trọng của giải pháp thu ngân sách. Căn cứ vào Quy hoạch, mới có thểđưa ra dự báo về nguồn thu và nhu cầu chi tiêu của ngân sách Huyện trong thời gian dài (thông thường là 5 năm). Trong Quy hoạch, thường phản ánh xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của Huyện, vì vậy xu hướng thay đổi nguồn thu cũng thay đổi theo. Theo quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của huyện đến năm 2020 như sau:
- Mục tiêu cụ thể:
+ Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế theo GDP thời kỳ 2011-2020 là khoảng 12,3-12,5%.
+ GDP bình quân đầu người vào năm 2020 đạt khoảng 39-41 triệu đồng/người.
+ Nâng mức tỷ trọng GDP của Tiên Lãng hàng năm trong tổng GDP của thành phố Hải Phòng đạt mức 3,2-3,5% trong giai đoạn 2011-2020
+ Tạo sự chuyển biến cơ bản trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, phấn đấu đến năm 2020 cơ cấu kinh tế của huyện: Nông, lâm, ngư nghiệp 30,34%; công nghiệp-xây dựng 37,5%, Dịch vụ 32,16%
3.1.2 Kế hoạch phát triển KT-XH huyện, những định hướng, mục tiêu thu ngân sách huyện giai đoạn 2013-2015 sách huyện giai đoạn 2013-2015
3.1.2.1 Dự báo bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến sự phát triển của Huyện Tiên Lãng.
Trong giai đoạn 2013-2016, tình hình quốc tế tiếp tục có những diễn biến khó lường trước trên nhiều mặt; tình hình trong nước vừa có những cơ hội mới, tạo thuận lợi cho phát triển lại vừa tiềm ẩn những thách thức trong quá trình xây dựng huyện. Có thể dự báo những nhân tố trong nước và quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội huyện trong giai đoạn tới như sau:
- Tình hình an ninh thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp trên cả các mặt chính trị, an ninh và xã hội. Bên cạnh xu thếđối thoại và hợp tác vẫn tiềm ẩn những nguy cơ xung đột vũ trang khu vực, căng thẳng do mâu thuẫn về xu hướng chính trị, lợi ích dân tộc, sắc tộc, tôn giáo. Đặc biệt, nguy cơ khủng bố quốc tế, diễn biến hòa bình sẽ là những thách thức trước yêu cầu đảm bảo an ninh, an toàn, bảo đảm ổn định hòa bình và trật tự xã hội.
- Tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và các địa phương khác trong thời gian qua có những bước phát triển khá toàn diện nhưng bên cạnh đó chúng ta phải đối mặt với tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới toàn cầu đã và đang tác động trực tiếp đến nước ta nói chung cũng như huyện Tiên Lãng nói riêng, tình hình lạm phát, sự biến động bất ổn của thị trường, những luật định, quy định khi chúng ta tham gia thị trường quốc tế, sự cạnh tranh của các nước trong khu vực đòi hỏi chúng ta phải có những bước phát triển đột phát và bền vững.
Như vậy trong giai đoạn tới 2011-2015, huyện vừa được kế thừa những thành quả phát triển của kế hoạch 5 năm 2006-2010. Gắn liền với khả năng tăng trưởng của nền kinh tế, thu ngân sách trên địa bàn huyện cũng chịu ảnh hưởng không ít bởi bối cảnh hội nhập trong giai đoạn tới. Những chính sách bảo trợ, khuyến khích, hỗ trợ các DN trong nước, các ngành nghề lĩnh vực có tính chiến lược… cũng tất yếu dẫn đến những thay đổi trong cơ chế thu ngân sách trên địa bàn nói riêng và cả nước nói chung.
3.1.2.2 Những định hướng và các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu trong kế hoạch phát triển KT-XH của huyện
mục tiêu của nhiệm kỳ 2011-2015 là: Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế; nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa-xã hội; bảo vệ môi trường đảm bảo cho sự phát triển hài hòa, bền vững. Củng cố vững chắc quốc phòng-an ninh; chăm lo xây dựng hệ thống chính trị, giữ vững danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Tạo bước đột phá trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Phấn đấu đạt các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được đảm bảo và nâng lên.
Đại hội đã đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu trong nhiệm kỳ 2010-2015, cụ thể như sau:
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 12,5%. Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt 27,3 triệu đồng/năm.
2. Cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp-Công nghiệp, xây dựng-Dịch vụ năm 2015 là 30%-36%-34%.
3. Giá trị sản lượng ngành nông nghiệp tăng bình quân từ 5,5%-6%/năm, đến năm 2015 diện tích lúa ổn định 14.200 ha, năng suất lúa bình quân đạt 62 tạ/ha/năm; lương thực bình quân đầu người đạt 630kg/năm trở lên. Diện tích thuốc lào 1300 ha, sản lượng 2.100 tấn. Cây vụ đông chiếm khoảng 50% diện tích canh tác. Diện tích NTTS 3000 ha, sản lượng 18.000 tấn. Tổng đàn lợn 130 ngàn con; tổng đàn trâu, bò 5.500 con; đàn gia cầm 1,6 triệu con.
4. Giá trị sản lượng CN-TTCN tăng bình quân 24,5%/năm; dịch vụ tăng từ 23-24%/năm.
5. Tổng mức đầu tư XDCB qua ngân sách Nhà nước 1.500 tỷđồng.
6. Thu ngân sách trên địa bàn vượt chỉ tiêu kế hoạch thành phố giao; cùng với nguồn cân đối từ cấp trên đáp ứng các nhu cầu chi thiết yếu của địa phương, trong đó tập trung vào nguồn thu từ các lĩnh vực sau: thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế tài nguyên-môi trường, phí và lệ phí…đặc biệt chú trọng công tác nuôi dưỡng nguồn thu
3.1.2.3. Những thuận lợi, khó khăn tác động đến thu ngân sách huyện giai
đoạn 2013-2016
* Những thuận lợi và thời cơ phát triển:
- Thành phố Hải Phòng đang và sẽ tích cực thực hiện Nghị quyết số 32 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Sau gần 10 năm thực hiện trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, song Hải Phòng vẫn đạt mức tăng trưởng GDP hàng năm gấp hơn 1,57 lần so với mức bình quân chung của cả nước; thu ngân sách tăng bình quân gần 19%, tạo tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế; bình quân thu nhập đạt hơn 2.000 USD/người/năm, trong khi cả nước đạt hơn 1.500 USD/người/năm.
- Bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều thuận lợi, xu thế hòa bình, hợp tác phát triển kinh tế trên cơ sởđẩy mạnh cách mạng khoa học-công nghệ và quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa. Nền kinh tế nước ta nói chung và Hải Phòng nói riêng đã phát triển tương đối ổn định và có sự tăng trưởng khá.
- Tiên Lãng là huyện có khả năng mở rộng diện tích đất tự nhiên. Đây là nổi trội của huyện Tiên Lãng so với các huyện khác của thành phố. Bên cạnh đó Tiên Lãng còn là huyện có nền nông nghiệp phát triển ổn định, có truyền thống thâm canh cây trồng và phát triển ngành nghề, lực lượng lao động dồi dào.
- Là huyện được bao bọc bốn xung quanh bởi sông, biển nên Tiên Lãng là huyện có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
- Hiện nay Tiên Lãng, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, Cát Hải…là những nơi có diện tích NTTS lớn của thành phố Hải Phòng, tuy nhiên trong thời gian qua dự án cảng nước sâu Lạch huyện được triển khai thực hiện đã ảnh hưởng không nhỏ đến một phần diện tích NTTS hiện nay của các huyện Kiến Thụy, Thủy Nguyên, Cát Hải…vì vậy Tiên Lãng sẽ là địa phương chiếm ưu thếđặc biệt trong chiến lược phát triển NTTS của thành phố Hải Phòng.
- Trong những năm gần đây, được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án lớn có tác động mạnh mẽđến sự phát triển của huyện như công trình thủy lợi Bắc-Nam sông Mới, đường trục huyện (212), cầu Khuể, Khu công nghiệp Thị trấn, cụm công nghiệp đường 10, dự án sân bay quốc tế, và các tuyến đường quan trọng được hình thành và phát triển lúc đó Tiên Lãng sẽ càng có điều kiện tốt để phát triển giao lưu hàng hóa với các khu vực lân cận như khu du lịch Đồ Sơn, khu công nghiệp- đô thịđường 353 và khu vực phía nam của dải ven biển Bắc Bộ.
- Tiên Lãng là huyện có hệ thống sông ngòi khá lớn, đây là điều kiện có thể phát triển mạnh giao thông thủy, ngoài ra trên địa bàn huyện còn có nguồn nước khoáng nóng với trữ lượng và chất lượng khá cao, được nhiều người ưa chuộng có thể khai thác với quy mô lớn.
Tất cả những điều kiện thuận lợi trên sẽ có tác động to lớn, tăng nguồn thu trong các lĩnh vực về: CN-TTCN, dịch vụ thương mại, sử dụng đất, và đấu giá quyền sử dụng đất…
* Những khó khăn thách thức:
- Xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, tốc độ phát triển còn chậm so với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Phần lớn các cơ sở kinh doanh còn nhỏ bé, thiếu vốn đầu tư, công nghệ còn lạc hậu.
- Tiềm năng nội lực, lợi thế có nhiều nhưng chưa được tập trung đầu tư khai thác triệt để. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm
- Tài nguyên khoáng sản không nhiều, khả năng nguồn vốn tại chỗ còn hạn hẹp, chưa có sản phẩm hàng hóa mũi nhọn. Thiên tai vẫn là mối đe dọa thường xuyên đối với sản xuất và nhân dân toàn huyện.
- Tuy huyện có nguồn lao động dồi dào xong chất lượng lao động không cao, hiện nay trên địa bàn huyện đang thiếu nhiều các cán bộ quản lý điều hành dự án, đội ngũ chuyên gia, lao động kỹ thuật giỏi…
trong tương lai Tiên Lãng sẽ phải chịu khá nhiều sức ép và cạnh tranh từ thị trường hàng hóa, thị trường lao động, du lịch, công nghệ.
- Cải cách thuế là xu hướng tác động mạnh tới công tác thu NSNN trên địa bàn để tập trung vào xây dựng và hoàn thiện các sắc thuế trực thu, trong đó chủ yếu là các sắc thuế liên quan đến mức thu nhập nhằm nâng cao tỷ trọng thu NSNN từ các loại thuế này. Để bổ sung cho các sắc thuế liên quan đến mức thu nhập hiện hành trong việc phân phối lại vào NSNN thu nhập của các tổ chức, cá nhân có tài sản thuộc diện phải chịu thuế, góp phần khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư trong phân phối thu nhập. Bởi vậy cơ cấu thu theo sắc thuế sẽ có những thay đổi, đòi hỏi công tác thu phải có những nỗ lực phù hợp với tình hình mới.
Những, thuận lợi, khó khăn yêu cầu thách thức nói trên là một trong những căn cứ, cơ sở để từ đó luận văn nghiên cứu, đề ra giải pháp nhằm tăng thu ngân sách trong thời gian tới.
3.2 Một số giải pháp nhằm tăng thu Ngân sách giai đoạn 2013-2016 của huyện Tiên Lãng, Tp Hải Phòng. Tiên Lãng, Tp Hải Phòng.
Ở những phần trên, luận văn đã đi từ lý luận, tìm hiểu về lĩnh vực ngân sách, những quy định hiện hành của Nhà nước trong lĩnh vực thu ngân sách, cách thức tổ chức, thực hiện công tác thu ngân sách của huyện. Trên cơ sởđó, tiến hành tìm hiểu thực trạng thu ngân sách 4 năm vừa qua (2009-2012), nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân kết quảđạt được cũng như những tồn tại thông qua phân tích chi tiết quá trình thực hiện công tác thu và từng khoản mục thu. luận văn cũng đã tìm hiểu bối cảnh, những thuận lợi và khó khăn của công tác thu NSNN trên địa bàn. Trong giai đoạn tới 2011-2015 huyện cần tập trung vào một số khoản thu chủ yếu cụ thể như sau:
- Các khoản thu từ các sắc thuế đặc biệt là khoản thu ngoài quốc doanh mặc dù qua phân tích thấy được khoản thu này chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng thu NSNN nhưng trong các năm tới khoản thu này rất có tiềm năng và mang tính bền vững trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện.
- Khoản thu tiền sử dụng đất: Đây là khoản thu trong nhiều năm qua đã đem lại nguồn thu lớp cho huyện song trong giai đoạn tới đây vẫn là nguồn thu mà