Hệ thống pháp luật trong lĩnh vực thu NSNN

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng thu ngân sách của huyện tiên lãng, thành phố hải phòng năm 2013 2016 (Trang 30)

Nếu như kết quả hoạt động của nền kinh tế tạo ra nguồn thu cho ngân sách, thì cơ chế, chính sách về nguồn thu và tổ chức thu chính là căn cứ, là quy định để chúng ta biết thu như thế nào, thu những gì ở nguồn thu ấy.

Như trên đã nói, thu ngân sách có thể lấy về từ nhiều nguồn, dưới nhiều hình thức, nhưng nét đặc trưng là luôn gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nước, thể hiện tính cưỡng chế và mang tính không hoàn trả là chủ yếu. Đối tượng thu là mọi lĩnh vực, mọi thành phần trong nền kinh tế. Các luật lệ do Nhà nước quy định về nguồn thu và tổ chức quản lý thu là căn cứ cho quá trình động viên vào NS. Các quy định về nguồn thu bao gồm các luật thuế, các quy định về phí, lệ phí, về bán tài nguyên, tài sản quốc gia, về các doanh nghiệp nhà nước...

Yêu cầu đối với các chính sách huy động nguồn thu ngân sách là phải đảm bảo tập trung một bộ phận nguồn lực tài chính quốc gia vào tay Nhà nước để trang

trải các khoản chi phí cần thiết cho việc vận hành bộ máy cũng như thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Đồng thời đảm bảo khuyến khích, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nguồn thu ngày càng lớn. Đặc biệt, coi trọng yêu cầu công bằng xã hội, điều tiết thu nhập giữa các thành phần trong nền kinh tế. Trước những yêu cầu đó, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực thu ngân sách được xây dựng dựa trên những tiêu chí nhất định.

Thứ nhất, đó là nhu cầu chi tiêu của chính phủ. Tùy thuộc chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước đảm nhận, quy mô của hệ thống bộ máy nhà nước, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, quan điểm phát triển,... mà hình thành nên nhu cầu chi tiêu thường xuyên, chi cho đầu tư phát triển và chi cho các vấn đề xã hội của mỗi quốc gia.

Thứ hai, đó là khả năng tạo ra nguồn thu ngân sách của nền kinh tế. Khả năng này này thể hiện qua nhiều tiêu chí, ví dụ như: Mức thu nhập GDP bình quân đầu người; tỷ suất doanh lợi của nền kinh tế; khả năng khai thác và xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên; tỷ lệ tiết kiệm của khu vực tư nhân đểđầu tư...

Việc căn cứ trên nhu cầu chi tiêu và khả năng tạo nguồn thu của nền kinh tế chính là khắc phục tư tưởng thu đơn thuần, thu thoát ly thực trạng kinh tế. Căn cứ trên hai tiêu chí này, đòi hỏi việc xây dựng hệ thống pháp lý để huy động các nguồn tài chính vào NSNN phải luôn luôn phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế, thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó để ra các chính sách, chếđộ, biện pháp chỉ đạo thu thích hợp. Không vì yêu cầu đảm bảo nhu cầu trang trải các khoản chi phí của Nhà nước mà gia tăng các khoản thu một cách phi thực tế, gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh, làm hạn chế nguồn thu NSNN trong tương lai. Xây dựng hệ thống pháp lý trong lĩnh vực thu NS phải coi mục tiêu bồi dưỡng nguồn thu làm mục tiêu có tích chất quyết định đến sựổn định và phát triển của thu ngân sách.

Thứ ba, đó là căn cứ trên quan điểm của Nhà nước về công bằng xã hội. Thu NSNN xét ở một góc độ nào đó là sự phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư thông qua bộ máy quyền lực của Nhà nước. Sự phân phối đó là cần thiết cả về

khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội. Tuy vậy, sự phân phối đó cũng luôn chứa đựng trong nó những mâu thuẫn về mặt lợi ích. Một sự động viên thiếu công bằng sẽ khoét thêm những mâu thuẫn đó. Khi mức độ mâu thuẫn đạt đến cực điểm sẽ bùng nổ những cuộc đấu tranh xã hội làm phương hại đến tính ổn định và phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia. Chính vì lẽđó, huy động nguồn tài chính vào ngân sách phải luôn luôn coi trọng khía cạnh công bằng xã hội. Nó đòi hỏi việc tổ chức động viên phải bám sát khả năng đóng góp của người dân theo nguyên tắc công bằng ngang và dọc. Đối với mỗi quốc gia, quan điểm về sự công bằng xã hội có những khác biệt nhất định, cho nên tùy thuộc những quan điểm riêng đó mà cơ chế, chính sách thu cũng có những nét đặc trưng riêng.

Qua những phân tích trên đây, có thể khẳng định kết quả thu NSNN phụ thuộc rất lớn vào hệ thống pháp lý trong lĩnh vực thu. Đây là nhân tố vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan. Mang tính chủ quan là ở chỗ, Nhà nước chính là chủ thể ra các quyết định này. Còn khách quan là ở chỗ, hệ thống pháp luật được xây dựng trong mối quan hệ chặt chẽ với nhân tố “thực trạng nền kinh tế” đã phân tích ở trên, nhằm xác lập một hệ thống chính sách thu đồng bộ, phù hợp đảm bảo lợi ích lâu dài.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, do được nghiên cứu kỹ và xây dựng có hệ thống, có tính chất lâu dài, nên sự tác động của nhân tố này tới thực trạng thu cũng như những vần đề còn tồn tại trong công tác thu ngân sách là không nhiều. Tính ổn định của hệ thống pháp lý về thu là tương đối cao. Bởi vậy, chuyên đề quan tâm nhiều hơn tới nhân tố thứ ba, “tổ chức, quản lý thực hiện thu ngân sách”, là nhân tố mang nhiều tính chủ quan, nguyên nhân chính của những tồn tại trong công tác thu ngân sách, và cũng là yếu tố cần được quan tâm cải cách mạnh mẽ trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tăng thu ngân sách của huyện tiên lãng, thành phố hải phòng năm 2013 2016 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)