- Khâu sản xuất hàng hóa phải đảm bảo chất lượng và yêu cầu của khách hàng.
- Công ty luôn luôn làm việc với phương châm "An toàn, chất lượng và tốc độ!" cho tất cả những công trình. Mục tiêu phát triển phấn đấu trở thành “Nhà cung cấp giải pháp về cửa và mặt dựng cho nhà cao tầng” đáp ứng nhu
cầu xây dựng cao tầng ngày càng phát triển tại ĐBSCL.
- Cần phải có biện pháp bảo toàn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, vốn vay phải thực hiện sản xuất đem lại hiệu quả cao cho công ty.
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN, QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY 4.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN, QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
4.1.1 Công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương theo lương
4.1.1.1 Hình thức và phương pháp tính lương tại Công ty
Chứng từ sử dụng tại công ty gồm: Bảng chấm công, bảng chi tiết thanh toán tiền lương:
- Bảng chấm công: Bảng chấm công dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc của người lao động trong công ty để căn cứ trích trả lương cho từng người và là cơ sở quản lý lao động trong đơn vị. Sau khi tổng duyệt và ký đầy đủ, cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ phận quản lý vào bảng chấm công, kèm theo các chứng từ có liên quan rồi chuyển đến kế toán để tính lương.
- Bảng tính tiền lương: là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động và là căn cứ để thống kê lao động tiền lương. Cách lập: hàng tháng kế toán tiền lương căn cứ vào bảng chấm công hàng ngày của các đơn vị làm cơ sở lập bảng thanh toán tiền lương rồi chuyển cho kế toán duyệt.
Do Công ty TiLa chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, ít sản xuất nên Công ty đang áp dụng hình thức trả lương chủ yếu là theo thời gian cho các bộ phận. (Lương nhân viên sản xuất làm theo thời vụ trả theo từng khâu của 1 sản phẩm). Ngoài ra, còn có tiền lương làm thêm giờ.
Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương cho người lao động. Tiền lương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, ngày hoặc giờ làm việc của người lao động tùy theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp.
Thường tính lương cho nhân viên dựa trên lương theo số năm lao động của người lao động.
Tiền lương tháng là tiền lương đã được qui định sẵn đối với từng bộ phận được tính và trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động.
Lương tháng tương đối ổn định và được áp dụng khá phổ biến nhất đối với doanh nghiệp.
Ví dụ: Ông Phạm Văn Huyền – Trưởng Phòng tổ chức hành chính Mức lương cơ bản là 1.800.000 đồng/tháng, hệ số lương là 2,50, số ngày làm viêc là quy định là 22 ngày, làm đủ ngày công, phụ cấp chức vụ 500.000 đồng, phụ cấp tiền ăn 200.000 đồng.
Vậy tổng tiền lương ông Huyền trong tháng (chưa trừ các khoản bảo hiểm, KPCĐ) là:
Tổng lương = 4.500.000 + 500.000 + 200.000 = 5.200.000 đồng Ông: Trần Hoàng Lộc – Bảo vệ
- Mức lương cơ bản là 1.800.000 đồng/tháng, hệ số lương là 1,50, số ngày làm viêc là 30 ngày, phụ cấp tiền ăn 200.000 đồng.
Vậy tổng tiền lương ông Lộc trong tháng (chưa trừ các khoản bảo hiểm, KPCĐ) là:
Tổng lương = 2.700.000 + 200.000 = 2.900.000 đồng Lương ngày:
Lương ngày là tiền lương được tính và trả cho một ngày làm việc được áp dụng cho lao động trực tiếp hưởng lương theo thời gian hoặc trả lương cho nhân viên trong thời gian học tập, hội họp, hay làm nhiệm vụ khác, được trả cho hợp đồng ngắn hạn. Do tính chất thời vụ không làm việc thường xuyên nên lương nhân viên giao nhận (tài xế) của công ty được tính theo ngày, chỉ tính lương vào những ngày làm việc
Chẳng hạn: Ông Nguyễn Đình Tài – Nhân viên giao nhận (tài xế) - Mức lương cơ bản là 1.800.000 đồng/tháng, hệ số lương là 1,50, số ngày làm viêc là 30 ngày, phụ cấp tiền ăn 200.000 đồng, phụ cấp xăng 300.000 đồng.
Vậy tổng tiền lương ông Tài trong tháng là:
Lương cơ bản = 1.800.000 x 2,50 x 22 ngày = 4.500.000 22 ngày Lương cơ bản = 1.800.000 x 1,50 x 30 ngày = 2.700.000 30 ngày Tiền lương tháng
Số ngày LV quy định trong tháng Tiền lương ngày =
Tổng lương = 2.700.000 + 200.000 + 300.000 = 3.200.000 đồng - Tiền lương tháng: 3.200.000 đồng
- Tiền lương ngày = 3.200.000 : 30 = 106.667.đồng/ngày Các nhân viên còn lại tính tương tự.
4.1.1.2 Phương pháp tính các khoản trích theo lương tại Công ty
Các khoản trích theo lương tại Công ty gồm có: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn.
Việc trích lập và nộp các khoản trích theo lương dựa vào lương cơ bản của từng nhân viên trong công ty, cụ thể:
Công ty tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn vẫn theo chế độ của Nhà nước như sau:
Bảng 4.1: Bảng tỷ lệ các khoản trích theo lương năm 2013
Các khoản trích nộp theo lương
Tính vào chi phí DN (%)
Khấu trừ vào lương người lao
động (%) Cộng (%) 1. BHXH 17 7 24 2. BHYT 3 1,5 4,5 3. BHTN 1 1 2 4. KPCĐ 2 2 Cộng 23 9,5 32,5
Hàng tháng, kế toán tiền lương phải tính và lên mức lương trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đồng thời mỗi tháng kế toán phải lên danh sách lao động nộp bảo hiểm xã hội trong từng tháng.
Đối với kinh phí công đoàn: mức trích 2% trên tổng thu nhập, do công ty chịu và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
Sau đây là ví dụ thực tế về các khoản trích theo lương của nhân viên Các khoản trích = Lương cơ bản x tỷ lệ trích
Cụ thể Ông Phạm Văn Huyền – Trưởng Phòng tổ chức hành chính mức lương cơ bản là 1.800.000 đồng/tháng, hệ số lương là 2,50. Mức lương cơ bản của ông Chung là 4.500.000
- Mức trích BHXH :
4.500.000 × 24% = 1.080.000 đồng
+ Trong đó: doanh nghiệp chịu và đưa vào chi phí: 4.500.000 × 17% = 765.000 đồng
+ Người lao động chịu trừ vào lương: 4.500.000 × 7% = 315.000 đồng - Mức trích BHYT :
4.500.000 × 4.5% = 202.500 đồng
+ Trong đó: doanh nghiệp chịu và đưa vào chi phí: 4.500.000 × 3% = 135.000 đồng
+ Người lao động chịu trừ vào lương: 4.500.000 × 1,5% = 67.500 đồng - Mức trích KPCĐ :
+ Doanh nghiệp chịu và đưa vào chi phí: 4.500.000 × 2% = 90.000 đồng
- Mức trích bảo hiểm thất nghiệp: 4.500.000 × 2% = 90.000 đồng
+ Trong đó: Doanh nghiệp chịu và đưa vào chi phí: 4.500.000 ×1% = 45.000 đồng
+ Người lao động chịu và trừ vào lương: 4.500.000 × 1% = 45.000 đồng
=> Cộng các khoản trích theo lương của ông Phạm Văn Huyền gồm BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN là:
1.080.000 + 202.500 + 90.000 + 90.000 = 1.462.500 đồng
4.1.2 Công tác ghi sổ của kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương
Hằng ngày, Bảng chấm công do một người phụ trách theo dõi, đến cuối tháng Bảng chấm công được chuyển về bộ phận tính lương của Phòng tổ chức hành chính để cập nhật vào máy phục vụ cho công tác tính lương. Đến cuối tháng, sau khi hoàn thành công việc tính lương, Bảng tổng hợp lương của các bộ phận sẽ được lập và chuyển qua cho Phòng kế toán kiểm tra. Sau đó, trình lãnh đạo phê duyệt mới tiến hành chi lương.
Đồng thời nhân viên Phòng tổ chức hành chính sẽ lập Bảng trích lập BHYT, BHXH, BHTN. Sau đó, chuyển cho Phòng kế toán để tổng hợp ghi sổ. Còn khoản KPCĐ, sau khi có bảng tổng hợp lương, kế toán căn cứ vào Bảng phân bổ sẽ tính 2% trên lương thực tế theo từng bộ phận.
Hàng tháng Công ty đã trích lập 5% trên tổng quỹ lương cơ bản để lập quỹ trợ cấp mất việc làm. Quỹ này được lập để chi trả cho người lao động trong trường hợp họ bị mất việc làm.
4.1.2.2 Sổ sách kế toán
- Nhật ký chung
- Sổ chi tiết TK 334– Phải trả người lao động
- Sổ cái tài khoản 334 – Phải trả người lao động
- Sổ chi tiết TK 338– Phải trả, phải nộp khác - Sổ cái tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác - Sổ chi tiết TK 641, TK642, TK 111, TK 141…. - Sổ cái TK 641, TK642, TK 111, TK 141…
4.1.2.3 Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty
Trong tháng 11/2012 tai Công ty TiLa thực tế phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương như sau:
(1) Ngày 01/11 chi tiền mặt tạm ứng cho ông Trương Thanh Thuấn, trưởng bộ phận kinh doanh đi công tác, số tiền 3.000.000đồng.
(2) Ngày 08/11 chi tiền mặt ứng trước tiền lương cho nhân viên Phạm Thanh Phúc là 1.500.000đồng.
(3) Ngày 15/11 bảo hiểm phải trả cho nhân viên Thùy Linh 720.000 đồng nghĩ 8 ngày do bị bệnh đau khớp.
(4) Ngày 30/11 tiền lương phải trả cho nhân viên các bộ phận như sau: lương nhân viên bộ phận kinh doanh là 20.990.000 đồng và bộ phận quản lý doanh nghiệp là 26.320.000 đồng l
(5) Ngày 30/11 trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.
(6) Ngày 30/11 chi tiền mặt trả lương cho nhân viên.
(7) Ngày 30/11 chi tiền mặt nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cho cơ quan quản lý quỹ theo quy định.
Dựa trên các chứng từ kế toán, các bảng tổng hợp, phiếu thanh toán, kế toán tiến hành hạch toán, ghi sổ sách kế toán:
(1) Ngày 01/11 kế toán lập phiếu chi tiền mặt tạm ứng cho ông Trương Thanh Thuấn số tiền 3.000.000 đồng để đi công tác. Căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng, phiếu chi tiền kế toán tiến hành hạch toán, ghi vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết TK 141, TK 111, sổ cái TK 141, TK 111.
Kế toán hạch toán: Kế toán hạch toán: Nợ TK 141 – 3.000.000 đồng Có TK 111 – 3.000.000 đồng
(2) Ngày 08/11 Căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng kế toán lập phiếu chi tiền mặt tạm ứng lương cho nhân viên Phạm Thanh Phúc số tiền 1.500.000 đồng . Căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng, phiếu chi tiền kế toán tiến hành hạch toán, ghi vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết TK 334, TK 111, sổ cái TK 334, TK 111.
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 334 – 1.500.000 đồng Có TK 111 – 1.500.000 đồng
(3) Ngày 15/11 Căn cứ vào phiếu nghĩ hưởng bảo hiểm xã hội, phiếu đề nghị thanh toán trợ cấp và các chứng từ có liên quan bảo hiểm kế toán hạch toán nghiệp vụ phải trả cho nhân viên Thùy Linh 720.000đồng nghĩ 8 ngày do bị bệnh đau khớp, kế toán ghi vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết TK 334, TK 3383, sổ cái TK 334, TK 3383.
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 3383 – 720.000 đồng Có TK 334 – 720.000 đồng
(4) Ngày 30/11 Căn cứ vào bảng chấm công, bảng tổng hợp tiền lương các bộ phận, kế toán tiến hành hạch toán lương nhân viên trong 11/2012, kế
toán ghi vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết TK 334, TK 641, TK 642, sổ cái TK 334, TK 641, TK 642.
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 641 - 20.990.000 đồng Nợ TK 642 - 26.320.000 đồng Có TK 334 - 47.310.000 đồng
(5) Ngày 30/11 trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định. Căn cứ bảng phân bổ các khoản trích theo lương, kế toán hạch toán và ghi vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết TK 334, TK 641, TK 642, TK3382, TK 3383, TK3384, TK3389, sổ cái TK 334, TK 641, TK641, TK338. Kế toán hạch toán: Nợ TK 641 – 4.827.700 đồng Nợ TK 642 – 6.053.600 đồng Nợ TK 334– 4.494.450 đồng Có TK 3382 – 946.200 đồng Có TK 3383 – 11.354.400 đồng Có TK 3384 – 2.128.950 đồng Có TK 3389 – 946.200 đồng
(6) Ngày 30/11 chi tiền mặt trả lương cho nhân viên. Căn cứ vào Bảng chi tiết thanh toán lương, kế toán tiến hành lập phiếu chi, hạch toán và ghi sổ nhật ký chung, sổ chi tiết TK 334, TK 111, sổ cái TK 334, TK 111
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 334 – 42.035.550 đồng Có TK 111 - 42.035.550 đồng
(7) Ngày 30/11 chi tiền mặt nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cho cơ quan quản lý quỹ theo quy định. Căn cứ vào bảng phân bổ các khoản trích theo lương, kế toán lập phiếu chi, chi nộp 31,5%, cho cơ quan quản lý, 1% KPCĐ giữ lại công ty, kế toán hạch toán và ghi sổ nhật ký chung, sổ chi tiết TK 3382, TK 3383, TK3384, TK3389, TK 111 sổ cái TK 111, TK338.
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 3382 – 473.100 đồng Nợ TK 3383 – 11.354.400 đồng
Nợ TK 3384 – 2.128.950 đồng Nợ TK 3389 – 946.200 đồng
Có TK111 – 14.902.650 đồng
Kế toán ghi vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết các TK, sổ cái các tài khoản (xem ở phần Phụ Lục).
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIỀN LƯƠNG, CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY
Để hiểu rõ hơn tình hình thực hiện chi phí tiền lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TiLa ta sẽ đi vào phân tích các chỉ tiêu về xác định chênh lệch chi phí tiền lương, tỷ suất chi phí tiền lương qua các số liệu thực tế tại công ty trong năm 2011, 2012. Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương để thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố như: doanh thu, tiền lương bình quân, năng suất lao động vào chi phí tiền lương tại công ty.
4.2.1 Các chỉ tiêu chủ yếu
Chỉ tiêu xác định chênh lệch về chi phí tiền lương: là xác định chênh lệch giữa tổng chi phí tiền lương thực hiện so với kế hoạch mà công ty đã đề ra.
Cụ thể, chênh lệch tổng chi phí tiền lương của công ty là: 3.330.656.791 - 2.885.019.598 = 445.637.193 đồng
Từ đó ta cũng có thể xác định được % thực hiện chi phí tiền lương so với kế hoạch theo công thức:
Ta thấy, tỷ lệ % thực hiện chi phí tiền lương của công ty trong năm 2012 là:
Chênh lệch tổng chi phí tiền lương =
Tổng chi phí tiền lương TH Tổng chi phí tiền lương KH - 3.330.656.791 2.885.019.598 × 100% = 115% % thực hiện =
Tổng chi phí tiền lương kế hoạch Tổng chi phí tiền lương thực hiện
Như vậy, tỷ lệ% chênh lệch giữa tổng chi phí tiền lương thực hiện so với tổng chi phí tiền lương kế hoạch sẽ được xác định theo công thức:
Cụ thể, tỷ lệ% chênh lệch của chi phí tiền lương tại công ty năm 2012 so với năm 2011 là:
Ta thấy rằng, trong năm 2012 tổng chi phí tiền lương của công ty tăng 15% so với năm 2011, đây là dấu hiệu tốt.
* Nhận xét:
Trong sản xuất kinh doanh, một trong những mục tiêu của doanh nghiệp là: tiền lương cho người lao động phải đảm bảo được đời sống thiết yếu của người lao động và chỉ khi thực hiện được mục tiêu này thì doanh nghiệp mới có thể đạt được những mục tiêu khác như: nâng cao hiệu quả kinh tế, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Ta thấy, trong năm 2012: tổng chi phí tiền lương của doanh nghiệp tăng, điều này cho thấy Công ty TiLa đã có sự thay đổi trong chính sách lương nhằm mục tiêu ngày càng phù hợp với chế độ lương theo quy định của Nhà nước, để đảm bảo đời sống cho công nhân viên của công ty và hoàn thành mục tiêu của công ty.
Chỉ tiêu về tỷ suất chi phí tiền lương:
- Trong phân tích chi phí tiền lương thì việc phân tích chỉ tiêu về tỷ suất