Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty

Một phần của tài liệu đánh giá công tác kế toán, quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng (Trang 38)

Để phù hợp với quy mô của công ty và các nghiệp vụ phát sinh cũng như phù hợp với trình độ của nhân viên kế toán, hiện nay công ty hạch toán kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ

KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN VẬT TƯ KẾ TOÁN THANH TOÁN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THỦ QUỸ KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG

trưởng Bộ tài chính, áp dụng hình thức "Nhật ký chung" và sử dụng các loại chứng từ biểu mẫu in sẵn do Bộ tài chính, cục thống kê và cơ quan có thẩm quyền ban hành. Đồng thời thực hiện đầy đủ các biểu mẫu quy định trong pháp lệnh kế toán thống kê, đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ giữa hạch toán chi

tiết với hạch toán tổng hợp.

- Sổ sách và chứng từ kế toán áp dụng: Sổ Nhật ký chung, sổ Cái, các sổ chi tiết, phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, hoá đơn GTGT...

- Niên độ kế toán là 01 năm (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12).

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam đồng (Ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”).

- Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tính giá vốn hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO) và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

 Hệ thống báo cáo tài chính sử dụng tại công ty: - Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B-01/DNN

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B-02/DNN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B-03/DNN

- Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B 09-DNN

3.1.5.3 Chức năng và nhiệm vụ của kế toán

+ Kế toán trưởng: Trợ giúp cho Giám đốc tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác tài chính, thông tin kinh tế, hạch toán kế toán. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo đồng thời chịu sự kiểm tra về mặt nghiệp vụ của cấp trên và cơ quan tài chính thống kê. Tổ chức quản lý dữ liệu, giữ bí mật dữ liệu, kiểm tra việc chấp hành bảo vệ tài sản, tiền vốn, các chính sách chế độ đối với người lao động, kiểm kê đánh giá lại tài sản theo đúng chủ trương và chế độ của Công ty.

Có trách nhiệm giúp Giám đốc tổ chức phân phối hoạt động kinh tế. Tham gia nghiên cứu cải tiến quản lý kinh doanh. Tổ chức thi hành, hoàn thiện chế độ hạch toán kinh tế theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý các chế độ, thể lệ tài chính kinh tế do Nhà nước quy định.

Phân phối chỉ đạo các nhân viên kế toán. Tổ chức bộ máy kế toán thống kê, tổ chức phản ánh đầy đủ kịp thời, trung thực mọi hoạt động của đơn vị, lập đầy đủ và đúng hạn các báo cáo kế toán thống kê quy định. Thực hiện việc

Trang 40

trích nộp, thanh toán theo đúng chế độ, thực hiện các quy định về kiểm kê. Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành luật pháp, thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Thực hiện đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cũng như phổ biến và hướng dẫn quy định mới cho các bộ phận, cá nhân có liên quan cũng như trong bộ máy kế toán. Tiến hành phân tích kinh tế, tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh mà trọng tâm là kế hoạch tài chính đồng thời không ngừng củng cố và hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán trong đơn vị.

Kế toán trưởng có quyền phân công chỉ đạo trực tiếp tất cả các nhân viên kế toán thống kê làm việc tại Công ty, có quyền yêu cầu tất cả các bộ phận trong đơn vị cung cấp những tài liệu thông tin cần thiết cho công việc kế toán và kiểm kê. Các loại báo cáo kế toán thống kê phải có chữ ký của Kế toán trưởng mới có giá trị pháp lý. Kế toán trưởng có quyền từ chối không thực hiện những mệnh lệnh vi phạm pháp luật, đồng thời phải báo cáo kịp thời những hành động sai trái của thành viên trong đơn vị cho các cấp có thẩm quyền tương ứng.

* Kế toán tổng hợp

- Kiểm tra toàn bộ các định khoản, các nghiệp vụ phát sinh - Kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu chi tiết và số liệu tổng hợp. - Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và đúng với thực tế không. - Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi.

- Tính giá thành, định khoản các nghiệp vụ về giá thành. - Kết chuyển doanh thu, chi phí, lãi lỗ.

- In sổ kế toán.

- Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thống kê,… - Lập các báo cáo thuế.

- Cùng kế toán trưởng giải trình, cung cấp tài liệu, số liệu cho các cơ quan như: thuế, kiểm toán, các đoàn thanh tra kiểm tra khi có yêu cầu. - Kiến nghị và đề xuất các biện pháp khắc phục cải tiến ./.

* Kế toán chi tiết

+ Kế toán vật tư: Thực hiện các công việc liên quan đến vật tư hàng hoá như:

+ Phản ánh tình hình Nhập- xuất- tồn vật tư hàng hóa ở các kho trực tiếp do công ty quản lý.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, chính xác của các phiếu nhập, phiếu xuất, hướng dẫn các bộ phận trong công ty thực hiện đúng quy định của nhà nước.

+ Mở thẻ kho, kiểm tra thẻ kho, chốt thẻ kho của từng kho của công ty thực hiện theo đúng quy định của nhà nước.

+ Đối chiếu với kế toán tổng hợp vào cuối tháng, căn cứ vào sổ kế toán của mình, cuối tháng đối chiếu với số liệu kế toán do máy cung cấp.

+ Thực hiện việc kiểm kê khi có quyết định kiểm kê.

+ Kế toán thanh toán: Theo dõi và thực hiện các nghiệp vụ thu chi bằng tiền, lập sổ, thẻ chi tiết về tài sản bằng tiền của Công ty.

+ Kế toán ngân hang:

+ Có kế hoạch rút tiền mặt, tiền vay để chi tiêu.

+ Theo dõi tiền gửi, các khoản tiền gửi, tiền vay của các ngân hàng trong công ty.

+ Báo cáo số dư hàng ngày tiền gửi và tiền vay của công ty với trưởng phòng và với giám đốc.

+ Báo cáo với trưởng phòng về kế hoạch trả nợ vay đối với từng ngân hàng.

+ Kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý của chứng từ dùng để chuyển tiền, kiểm tra lại tên đơn vị, số tài khoản, mã số thuế, tên ngân hàng mà mình chuyển tiền vào đó, báo cáo với Trưởng phòng những trường hợp bất hợp lý, sai sót.

+ Kế toán tiền lương: Thực hiện các công việc liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương gồm:

+ Lập, ghi chép, kiểm tra và theo dõi công tác chấm công và bảng thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

+ Tính ra số tiền lương, số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng các quy định của nhà nước.

+ Căn cứ vào bảng duyệt lương của cả đội và khối gián tiếp của công ty kế toán tiến hành thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

+ Thủ quỹ: Tiến hành thu, chi tại Công ty căn cứ vào các chứng từ thu, chi đã được phê duyệt, hàng ngày cân đối các khoản thu, chi, vào cuối ngày lập các báo cáo quỹ, cuối tháng báo cáo tồn quỹ tiền mặt.

Trang 42

3.1.5.4 Trình tự ghi chép theo hình thức nhật ký chung

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.

Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

a. Sơ đồ lưu chuyển chứng từ

Sổ, thẻ kế toán chi tiết SỔ NHẬT KÝ CHUNG Chứng từ kế toán Sổ nhật ký đặc biệt SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bảng tổng hợp chi tiết

Hình 3.3: Sơ đồ lưu chuyển chứng từ theo hình thức Nhật ký chung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Trình tự ghi sổ

Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu trong Sổ nhật ký chung ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Cuối tháng, cộng số liệu trên Sổ cái, lập Bảng cân đối phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính.

c. Các loại sổ sử dụng trong Công ty

Các báo cáo kế toán sử dụng trong công ty:

 Bảng cân đối kế toán

 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

 Bảng lưu chuyển tiền tệ

 Thuyết minh báo cáo tài chính Các chứng từ sổ sách có liên quan:

 Hóa đơn bán hàng

 Bảng thanh toán hàng đại lý, phiếu chi, phiếu thu.

Các loại sổ cái, các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết.

3.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2010 – 2012)

Ghi chú:

Ghi hằng ngày

Ghi cuối ngày, hoặc cuối kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Trang 44

Bảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2010 – 2012 của doanh nghiệp

Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 13.924 7.803 10.436 (6.121) (43,9) 2.633 33,7 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - - - - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 13.924 7.803 10.436 (6.121) (43,9) 2.633 33,7 4. Giá vốn hàng bán 10.628 6.263 7.675 (4.365) (41,1) 1.412 22,5 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.296 1.540 2.761 (1.756) (53,2) 1.221 79,2 6. Doanh thu hoạt động tài chính 4 1 2 (3) (75,0) 1 100,0 7.Chi phí tài chính 769 - 1.088 (769) (100,0) 1.088 - - Trong đó: Chi phí lãi vay 769 - 1.088 (769) (100,0) 1.088 - 8. Chi phí quản lý kinh doanh 2.463 1.523 1.620 (940) (38,1) 97 6,3 9. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 68 18 55 (50) (73,5) 37 205,5 10. Thu nhập khác - - 556 - - 556 - 11. Chi phí khác - - 557 - - 557 - 12. Lợi nhuận khác - - (1) - - (1) - 13.Lợi nhuận kế toán trước thuế 68 18 54 (50) (73,5) 36 200,0 14. Chi phí thuế TNDN 17 4,5 13,5 (12,5) (73,5) 9 200,0 15. Lợi nhuận sau thuế TNDN 51 13,5 40,5 (37,5) (73,5) 27 200,0

Qua bảng tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TiLa trong giai đoạn năm 2010 đến năm 2012 cho chúng ta thấy rõ tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình biến động của các khoản doanh thu chi phí lợi nhuận của công ty qua từng năm. Trong đó:

Doanh thu: Nhìn chung ta thấy tổng doanh thu của công ty biến động qua các năm. Năm 2011 tổng doanh thu của công ty giảm so với năm 2010 chiếm 43,96%, tương ứng số tiền là 6.121 triệu đồng, nguyên nhân là do các công trình xây lắp ít làm cho doanh thu bị giảm mạnh. Tình hình đã tốt hơn trong năm 2012 khi mà doanh thu đã tăng được 3.191 triệu đồng tức tăng 40,89% so với năm 2011 và đạt mức doanh thu của cả năm là 10.995 triệu đồng, do công ty đã có những biện pháp hợp lý để tăng khả năng cạn tranh trên thị trường.

Chi phí: Nhìn vào bảng phân tích ta thấy tốc độ chí phí tăng nhanh hơn doanh thu, năm 2011 so với năm 2010 tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn của doanh thu là 6.074 tỷ lệ 43,83% nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng giá của nguyên liệu đầu vào và chi phí tài chính của công ty chủ yếu đến từ tiền lãi vay ngân hàng thì cũng giảm trong năm 2011 và đây là khoản giảm mạnh nhất khi từ mức chi phí 769 triệu đồng của năm 2010 quay sang bằng 0 của năm 2011. Năm 2012 thì khoản chi phí tài chính lại nhảy vọt lên 1.088 triệu đồng từ mức không của năm 2011.

Lợi nhuận: Nhìn chung trong giai đoạn 2010-2011 thì tất cả các khoản mục cả chi phí và doanh thu đều giảm khá mạnh ở mức hai con số chính điều này đã làm cho lợi nuận trược thuế của công ty trong giai đoạn này giảm 50 triệu đồng tức giảm đến 73,53%, nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế trong nước trong giai đoạn này rất khó khăn lãi suất tăng cao, lạm phát lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm…. Mọi thứ đã tốt lên trong giai đoạn 2011-2012 khi lợi nhuận trước thuế của công ty đã tăng 36 triệu đồng làm lợi nhuân trong năm 2012 nhảy vọt lên con số 51 triệu đồng túc tăng 200%, điều này có được là do bên cạnh tác động tích cực của tình hình kinh tế trong nước thì trên hết là do tập thể ban lãnh đạo công ty đã có những cố gắn điều chỉnh về chién lược trong quản lí điều hành sản xuất kinh doanh từ đó đã làm cho kết quả kinh doanh của công ty tốt hẳn lên.

Trang 46

Bảng 3.2: Tình hình hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2011 – 2013 của doanh nghiệp

Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chênh lệch 6T2012/6T2011 Chênh lệch 6T2013/6T2012 Chỉ Tiêu 6T/2011 6T/2012 6T/2013 Số tiền % Số tiền %

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 543 851 978 308 56,7 127 14,9 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0,517 0,325 - (0,192) (37,1) (0,325) (100,0) 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch

vụ 543 851 978 308 56,7 127 14,9 4. Giá vốn hàng bán 365 562 648 197 53,9 86 15,3 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 177 288 329 111 62,7 41 14,2 6. Chi phí tài chính - - - - - - - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong đó: Chi phí lãi vay - - - - - - -

7. Chi phí bán hang 2 4 20 2 100,0 16 400,0 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 166 267 305 101 60,8 38 14,2 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 15 23 14 8 53,3 (9) (39,1) 10. Thu nhập khác 1 0,12 - (0,88) (88,0) (0,12) (100,0)

11. Chi phí khác - - - - - - -

12. Lợi nhuận khác 1 0,12 - (0,88) (88,0) (0,12) (100,0) 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 16 24 14 8 50,0 (10) (41,6) 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - - - - - - - 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp - - - - - - -

Do các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh không đáng kể nên doanh thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng lên theo tỷ lệ tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thuần về bán hàng và cung cấp dịch

Một phần của tài liệu đánh giá công tác kế toán, quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng (Trang 38)