Kết quả hoạt động kinh doanh năm của công ty

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYÊN PHỤ LIỆU DỆT MAY BÌNH AN (Trang 56)

Là doanh nghiệp mới hình thành chưa đầy hai năm, các khoản chi phí còn rất lớn và chưa khấu hao xong tài sản cố định nên lợi nhuận của công ty còn âm. Tuy nhiên ta có thể thấy việc sản xuất kinh doanh của công ty đang tăng trưởng khá mạnh, cụ thể như sau

Bảng 4.8. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Năm 2006 – 2007 ĐVT: Triệu Đồng CHỈ TIÊU số Năm 2007 Năm 2006 Chênh lệch Tỷ lệ (%)

1. Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ 1 172.144 132.667 39.477 23

3.Doanh thu thuần về bán hàng

và cung cấp dịch vụ 10 168.949 132.554 36.395 22

4. Giá vốn bán hàng 11 168.413 127.869 40.544 24 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng 20 1.536 4.684 -3.148 -205 6. Doanh thu hoạt động tài chánh 21 109 90 19 17

7. Chi phí tài chính 22 4.483 3.401 1.082 24

Trong đó: chi phí lãi vay 23 4.389 3.332 1.057 24

8. Chi phí bán hàng 24 9.696 363 9.333 96

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 5.886 3.752 2.134 36 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh 30 9.694 2.741 6.953 72

11. Thu nhập khác 31 1.728 483 1.245 72

12. Chi phí khác 32 28 4 24 86

13. Lợi nhuận khác 40 1.700 479 1.221 72

14. Tổng hợp lợi nhuận kế toán

trước thuế 50 -7.993 -2.621 -5.372 -67

15. Chi phí thuế thu nhập doanh

nghiệp hiện hành 51 - -

16. Chi phí thuế thu nhập doanh

nghiệp hoãn lại 52 - -

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp 60 -7.993 -2.621 5.372 67

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70

Nguồn: Phòng kế toán

 Năm 2007 doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 36,4 tỷ, tương ứng 22%. Đây là mức tăng khá cao nhưng do chi phí về giá vốn hàng bán tăng cao hơn (24%) làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng giảm đi rất nhiều, tới 205%. Cũng do năm 2006 là năm đầu tiên đi vào hoạt động nên lợi nhuận không nhiều khiến mức giảm của năm 2007 so với năm 2006 nếu tính tỷ lệ là quá lớn. Ở đây không vì vậy mà đánh giá rằng công ty đang hoạt động kém hiệu quả, do có lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh tăng cao tới 72%. Mặc dù vậy thì thời gian này vẫn đang còn khấu hao và chi phí tài chính lớn nên mức tăng này chưa đủ bù đắp cho các khoản đó, làm tổng lợi nhuận kế toán trước thuế vẫn âm.

 Vê khía cạnh phân phối ta phân tích thêm yếu tố chi phí bán hàng. Chi phí bán hàng tăng tới 96%, lớn hơn gấp trên bốn lần mức tăng của doanh thu và lợi

nhuận lại giảm. Điều này cho thấy HTPP bán hàng chưa thực sự phù hợp với tình hình của công ty.

Như vậy từ bảng 4.5 cho thấy công ty cần điều chỉnh lại HTPP để giảm bớt chi phí bán hàng và tăng hiệu quả kinh doanh.

4.4.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phân phối của công tya. Thị trường hàng hóa cạnh tranh với sản phẩm sản xuất của công ty a. Thị trường hàng hóa cạnh tranh với sản phẩm sản xuất của công ty

Thì trường hàng hóa ở đây có thể thấy gồm hai mảng: một là mảng sản phẩm trực tiếp cạnh tranh; hai là mảng sản phẩm thiết yếu hơn có khả năng làm giảm tiêu dùng ở mảng sản phẩm may mặc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mảng sản phẩm trực tiếp cạnh tranh

Mảng này đề cập đến các sản phẩm may mặc, các sản phẩm hỗ trợ sản xuất và nguyên liệu cho ngành may mặc. Trong các loại trên thì nhóm sản phẩm may mặc là quan trọng nhất, vì nó là sản phẩm của công ty, là mặt hàng mà công ty sử dụng để cạnh tranh với các sản phẩm khác. Hiện tại trên thị trường có nhiều hãng, nhiều sản phẩm thì việc giữ ổn định sản lượng tiêu thụ là cần thiết và đóng vao trò quan trọng trong việc sống còn của công ty. Bình An Texco chỉ có sản phẩm vải là chủ yếu, nhưng nhược điểm là mẫu mã và thể loại còn hạn chế, phải đầu tư thêm cho các khâu thiết kế tạo mẫu, nâng cấp phòng thí nghiệp để cải thiện nhược điểm này.

Mảng sản phẩm khác

Khi mà lạm phát đang tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng ở các nhóm hàng lương thực thực phẩm và giá vàng tăng mạnh thì nhu cầu tích lũy cho các này tăng mặt hàng này tăng làm giảm mức chi tiêu cho vấn đề may mặc. Đây là yếu tố vĩ mô của xã hội, phạm vi của doanh nghiệp không đủ để thay đổi nên công ty cần thay đổi chiến lược phân phối của mình cho hợp lý. Khi nhu cầu về sản phẩm may mặc giảm xuống, muốn ổn định sản lượng tiêu thụ thì có thể mở rộng thị trường hoặc giảm giá bán sản phẩm. Thêm vào đó có thể tăng cường quảng cáo và khuyến mãi để kích thích tiêu dùng nhằm ổn định sản lượng tiêu thụ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYÊN PHỤ LIỆU DỆT MAY BÌNH AN (Trang 56)