Phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÔNG TY ĐIỆN THOẠI TÂY THÀNH PHỐ (Trang 31)

a) Phương pháp phân tích

Phân tích định tính: sử dụng các thông tin có sẵn và tự nghiên cứu để phân tích, từ đó nêu lên được tình hình hiện tại của công ty, và rút ra một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu CTĐTTTP trong hiện tại và tương lai.

Phân tích định lượng: đánh giá hoạt động của công ty thông qua các chỉ tiêu đánh giá: tỷ lệ tăng giảm năm sau so với năm trước, phương pháp chênh lệch, phương pháp tỷ lệ, đếm số phần trăm….

b) Phương pháp điều tra nghiên cứu thị trường

Do giới hạn về thời gian, kinh phí và nguồn nhân lực để thực hiện nghiên cứu thị trường, cho nên chỉ điều tra ở kích cỡ mẫu nhỏ, và mang tính chất thăm dò xem sự nhận biết thương hiệu VNPT của CTĐTTTP tại khu vực TPHCM như thế nào. Bằng cách:Phỏng vấn khách hàng chưa hoặc đã và đang sử dụng dịch vụ ĐTCĐ

Kích cỡ mẫu: 60 mẫu

Hình thức phỏng vấn: phát bảng câu hỏi cho khách hàng và yêu cầu khách hàng giúp trả lời dựa vào bảng câu hỏi đã soạn sẵn.

Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel, SPSS.

c) Phương pháp chuyên gia

Tiến hành lập bảng câu hỏi phỏng vấn một số cán bộ, công nhân viên trong công ty để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa của công ty; sử dụng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE – Internal Factor Evaluation), ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE – External Factor Evaluation) để đánh giá đánh giá khả năng thích ứng của công ty đối với các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, ma trận SWOT để kết hợp những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa đưa ra những giải pháp duy trì và phát triển thương hiệu công ty cả trong hiện tại và tương lai.

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

Ma trận này tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng, và cung cấp cơ sở để xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này.

Việc xây dựng ma trận này được thực hiện như sau:

- Cột 1: Xác định các yếu tố bên trong có tác động quan trọng đến ngành và sự thành công của doanh nghiệp.

- Cột 2: Mức độ quan trọng của các yếu tố được cho điểm từ 0,0 đến 1,0 và tổng mức quan trọng của các yếu tố được liệt kê sẽ là 1.

- Cột 3: Cho điểm phân loại về khả năng đối phó từ năng lực hiện tại, các chiến lược hiện tại của doanh nghiệp đối với từng yếu tố. Thang điểm từ 1 đến 4 với: 1 là khả năng phản ứng yếu, 2 đến 2,5 là trung bình, 3 cho thấy sự phản ứng trên mức trung bình và 4 là khả năng đối phó tốt nhất.

- Cột 4: Cột số điểm quan trọng, được tính bằng cách nhân mức quan trọng của yếu tố với điểm phân loại tương ứng. Tổng số điểm sẽ có giá trị từ 1 đến 4.

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Xác định các yếu tố ngoại cảnh có tác động quan trọng đến sự thành công của doanh nghiệp có kết hợp với sự tương quan về năng lực hoạt động hiện tại, các chiến lược hiện tại mà doanh nghiệp đang áp dụng.

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài được xây dựng tương tự như ma trận đánh giá các yếu tố bên trong.

Ma trận SWOT

Ma trận này là một công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp các nhà quản trị phát triển thêm 4 loại chiến lược: chiến lược điểm mạnh - điểm yếu (SO), chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO), chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST), chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WT).

Đặc điểm của ma trận SWOT:

- Kết hợp các yếu tố quan trọng bên trong và bên ngoài.

- Mang tính trừu tượng và cảm tính cao, đòi hỏi phải có sự phán đoán tốt. - Kết quả chưa phải là sự lựa chọn cuối cùng.

Các bước tiến hành lập một ma trận SWOT - Liệt kê các cơ hội (Opportunnities)

- Liệt kê các mối đe dọa – nguy cơ (Threats)

- Kết hợp điểm mạnh bên trong (S) với cơ hội bên ngoài (O) và ghi kết quả của chiến lược này vào ô SO.

- Kết hợp điểm yếu bên trong (W) với cơ hội bên ngoài (O) và ghi kết quả của chiến lược này vào ô WO.

- Kết hợp điểm mạnh bên trong (S) với mối đe dọa bên ngoài (T) và ghi kết quả của chiến lược này vào ô ST.

- Kết hợp điểm yếu bên trong (W) với mối đe dọa bên ngoài (T) và ghi kết quả của chiến lược này vào ô WT.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÔNG TY ĐIỆN THOẠI TÂY THÀNH PHỐ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w