Thông qua truyền thông tĩnh: Đây là công cụ rất hữu ích trong xây dựng bản sắc thương hiệu. Nó làm tăng sự nhận biết thương hiệu trên thị trường, có thể tạo nên tính tập trung về một hình ảnh, kiểu chữ màu sắc hoặc slogan của thương hiệu giống như việc nhấn mạnh câu khẩu hiệu “VNPT - cuộc sống đích thực” trên các văn bản kinh doanh, danh thiếp…
Thông qua truyền thông động: Các phương tiện này ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, tạp chí, pano, áp phích…quảng bá hình ảnh của công ty, tạo sự chú ý của người tiêu dùng và tạo cảm xúc của khách hàng đối với thương hiệu. Tuy nhiên, cần nắm bắt được những ưu điểm và hạn chế của các loại phương tiện này để có sự chọn lựa và sử dụng đúng mục đích của Công ty, không quá lạm dụng các hình thức này để không gây ra những phản ứng trái ngược với mong muốn của Công ty khi quảng cáo trên những phương tiện này; đồng thời, Công ty cũng cần lựa chọn thời điểm thích hợp để quảng cáo trên các phương tiện này.
Bảng 4.21. Ưu, Nhược Điểm Của Các Phương Tiện Truyền Thông Động Và Tỉ Lệ Lựa Chọn Của Các Doanh Nghiệp
Phương
tiện Tỷ lệ Ưu điểm Nhược điểm
Nhật báo 27,1%
Dễ sử dụng, kịp thời, phổ biến rộng tại thị trường địa phương, được chấp nhân rộng rãi, độ tin cậy cao.
Mau qua, chất lượng in thấp, ít người theo
TiVi 21,2%
Kết hợp hình ảnh – âm thanh - động tác, thu hút giác quan, tầm ảnh hưởng cao.
Giá cao – chen chúc, khán giả ít chọn lọc, thời gian quá ngắn
Thư trực tiếp
15,5% Độc giả tuyển chọn, dễ sử dụng, không bị mẫu quảng cáo khác cạnh
Giá khá cao, có hình ảnh “thư không có giá trị”
tranh trong cùng một thư, tới từng cá nhân cụ thể.
Radio 6,8%
Đại chúng, độ chọn lọc dân số và địa lý cao, giá rẻ.
Chỉ có âm thanh, thu hút chú ý kém hơn Tivi, chen chúc nhiều quảng cáo.
Tạp chí 5,6%
Độ chọn lựa theo dân số và địa lý cao, có uy tín và đáng tin, chất lượng in tốt, tồn tại lâu, nhiều người nghe theo
Một số báo ế bỏ, không đảm bảo vị trí đăng quảng cáo, mất thì giờ để được đăng quảng cáo.
Ngoài trời 1,1% Dễ dùng, giá rẻ, ít cạnh tranh, lặp lại nhiều lần.
Không chọn lọc người xem, giới hạn sự sáng tạo. Các loại
khác 22,7%
Nguồn:Dương Hữu Mạnh, 2005. Quản Trị Tài Sản Thương Hiệu, NXB Trẻ,Trang 244.