6. Các nhận xét khác:
3.2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHỤNG HIỆP
3.2.1 Điều kiện tự nhiên
3.2.1.1 Vị trí địa lý
Hình 3.2: Bản đồ vị trí địa lý huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
- Trung tâm huyện Phụng Hiệp nằm trên tỉnh lộ 927, cách trung tâm tỉnh Hậu Giang 37km về phía Đông, đồng thời cách trung tâm TP. Cần Thơ 36km về phía Nam, ranh giới hành chính của huyện như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
+ Phía Đông giáp huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. + Phía Nam giáp huyện Châu Thành và huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng. + Phía Tây giáp huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. - Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 48.528,11 ha, chiếm 30,3% diện tích toàn tỉnh. Tổng dân số của huyện khoảng 208.000 người (chiếm 26,3% dân số toàn tỉnh). Mật độ dân số bình quân 429 người/km2, là một trong những huyện có mật độ dân số thấp nhất tỉnh.
- Huyện chia thành 15 đơn vị hành chính gồm 03 thị trấn: Cây Dương, Kinh Cùng, Búng Tàu và 12 xã: Phụng Hiệp, Long Thạnh, Thạnh Hòa, Tân Bình, Hòa An, Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng, Hòa Mỹ, Phương Bình, Phương Phú, Tân Long và Bình Thành.
- Có vị thế nằm gần với sông Hậu và nhiều kênh trục chạy qua, đồng thời quy mô đất đai và dân số của huyện lớn là tiềm năng và lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.
3.2.1.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình của huyện nhìn chung khá bằng phẳng, cao độ có xu thế thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây thấp dần vào giữa huyện, đã tạo thành các khu vực có địa hình cao thấp khác nhau.
3.2.1.3 Khí hậu
Huyện Phụng Hiệp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo với những đặc trưng sau:
Nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình 26,8oC), tháng 4 nóng nhất (nhiệt độ trung bình 28,3oC) và tháng giêng thấp nhất (nhiệt độ trung bình 25,5oC). Nắng nhiều (trung bình 2.445 giờ/năm, 6 – 7 giờ/ngày), điều kiện khí hậu khá thuận lợi để cây trồng sinh trưởng – phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao.
Lượng mưa bình quân năm đạt 1.635 mm và phân hóa sâu sắc theo mùa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa trong năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 với lượng mưa chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa trong năm.
3.2.1.4 Chếđộ thủy văn
- Chếđộ thủy văn của hệ thống kênh rạch của huyện Phụng Hiệp chịu sự
chếđộ triều biển Đông và triều biển Tây. So với các tỉnh khác thuộc ĐBSCL, lũở Hậu Giang nói chung và ở huyện Phụng Hiệp nói riêng thường đến chậm. Thông thường từ tháng 8 đến tháng 10, lũ từ sông Hậu theo các kênh chính đổ
vào Phụng Hiệp rồi tiêu thoát theo hướng biển Tây. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thủy triều biển Tây, cộng với mưa lớn tại chỗ, dẫn đến lũ rút chậm hơn.
- Chếđộ thủy triều: thủy triều biển Đông là chếđộ bán nhật triều và thủy triều biển Tây là nhật triều có pha bán nhật triều nhưng không rõ nét. Triều biển Đông theo sông Hậu và các kênh rạch tác động vào địa bàn khá mạnh ở
khu vực ven sông và kênh chính, yếu dần khi vào nội đồng (5 – 10km), biên
độ thủy triều chênh lệch khá lớn (tại trạm Cần Thơ 104 – 169cm), có tác dụng tốt cho việc tưới tiêu, nhất là với các xã phía Bắc huyện Phụng Hiệp. Triều biển Tây theo hệ thống sông Cái lớn và kênh rạch tác động vào khu vực phía Nam huyện Phụng Hiệp, nhưng biên độ triều nhỏ (tại trạm Vị Thanh 25 – 68cm). Dưới tác động của thủy triều biển Đông và thủy triều biển Tây, khu vực giữa huyện (phía Nam kênh xáng) nằm trong vùng giáp nước nên khả
năng tiêu thoát nước của khu vực này khá khó khăn, đặc biệt là các tháng mưa lũ.
2.2.2 Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất: gồm 2 nhóm đất chủ yếu là đất phù sa và đất phèn. Đất phù sa với diện tích 12.273ha, chiếm 25,29% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Nhóm đất này thích hợp cho trồng lúa, rau màu, cây ăn trái (nhưng phải lên líp). Đất phèn với diện tích 22.026ha, chiếm 45,76% tổng diện tích toàn huyện. Nhóm đất này khá giàu dinh dưỡng và hữu cơ, nhưng bị hạn chế bởi độc tố phèn.
- Tài nguyên nước khá dồi dào, được cung cấp từ hai nguồn chính là nước mưa tại chỗ và nước sông Mêkong qua nhánh sông Hậu. Nguồn nước sông Hậu cung cấp cho huyện theo 2 hướng chính là sông Cái Côn và sông Xà No.
- Tài nguyên rừng: tổng diện tích rừng trên địa bàn huyện là 3.138ha, chủ
yếu là rừng đặc dụng.
2.2.3 Giao thông
Trong những năm gần đây, huyện Phụng Hiệp đã và đang tập trung đầu tư phát triển mạng lưới giao thông bộđặt biệt là giao thông nông thôn.
Trên địa bàn huyện có 8 trục giao thông chính là Quốc lộ 1, Quốc lộ 61,
928, đường tỉnh lộ 928B, đường tỉnh lộ 929 chạy qua nên huyện khá thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
Hệ thống giao thông nông thôn đường bộ, về cơ bản, đã hoàn chỉnh. Trước đây, phương tiện giao thông nông thôn chủ yếu là ghe, tàu, thì đến nay xe 2 bánh dễ dàng đi lại trong cả hai mùa mưa nắng, trên tất cả các tuyến
đường nông thôn; xe ôtô con từ trung tâm huyện đến được tất cả các xã, thị
trấn trên địa bàn.
2.2.3 Tình hình kinh tế - xã hội
2.2.3.1 Nông nghiệp
Nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện, những năm qua, ngành nông nghiệp huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trên cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và sinh thái của từng vùng.
Năm 2012 toàn huyện gieo trồng được 52.035 ha lúa (3 vụ), sản lượng 295.543 tấn. Nhiều vùng chuyên canh lúa, mía, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao mức sống người dân, xóa hộđói, giảm hộ nghèo.
Ngoài lúa và cây ăn trái, huyện Phụng Hiệp còn chú trọng phát triển vùng nguyên liệu mía của tỉnh Hậu Giang. Niên vụ mía năm 2012, huyện Phụng Hiệp trồng được 9.705 ha, sản lượng 823.836 tấn, giá bán từ 780 – 960
đ/kg; gần trung tâm huyện Phụng Hiệp là Công ty Mía đường - cồn Long Mỹ
Phát và nhà máy đường Phụng Hiệp đó là điều kiện thuận lợi để tiêu thụ mía trên địa bàn huyện. Bên cạnh thế mạnh cây lúa và cây mía truyền thống, huyện Phụng Hiệp còn tận dụng lợi thế tự nhiên để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản. Phong trào chăn nuôi thủy sản ở huyện Phụng Hiệp nở rộ trong vài năm gần
đây. Bước đầu chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp, chủ yếu trong ao, vèo, lồng... ven các tuyến kênh, rạch. Mỗi khi mùa nước về, thay vì sản xuất lúa vụ 3 kém hiệu quả, người dân chuyển sang nuôi cá dưới ruộng.
Tuy nhiên, do quy mô các mô hình sản xuất nhỏ, chỉ góp phần cải thiện cuộc sống cho nhiều hộ dân nông thôn, chứ chưa thể khai thác hết tiềm năng, thế mạnh nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Về thủy sản năm 2012 toàn huyện thả nuôi 3.999,05 ha cá các loại với sản lượng 30.694,5 tấn. Dựa vào lợi thế tự nhiên của 2 xã Hiệp Hưng và Tân Phước Hưng có các tuyến kênh lớn như: kênh Quản lộ Phụng Hiệp, Lái Hiếu, Cây Dương..., huyện Phụng Hiệp đã quy hoạch thành công vùng nuôi thủy sản có giá trị thương phẩm của khu vực ĐBSCL và phục vụ cho xuất khẩu.
2.2.3.2 Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Nằm trên địa bàn huyện là các Công ty: Công ty cổ phần Việt Long VDCO sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản, Công ty TNHH hải sản Việt Hải và một số Hợp tác xã làm ăn có hiệu quả nhằm phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn huyện cũng như các huyện khác trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: toàn huyện có 765 cơ sở CN-TTCN với trên 3.529 lao động. Về hoạt động sản xuất tổng sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 1.182 tỷđồng.
2.2.3.3 Về thương mại, dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụđạt 3.172 tỷ đồng, đạt 158,6% chỉ
tiêu, tăng 37,76% so với năm 2011. Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển. Toàn huyện có 6.402 cơ sở thương mại - dịch vụ với 10.430 lao động.
3.3 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã được nhiều kết quả cu thể như sau:
Công tác tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực cán bộ xây dựng nông thôn mới, đã tổ chức 4 lớp có 539 học viên tham dự, đối tượng học Ban quản lý nông thôn mới của xã, Ban phát triển ấp, tổ hợp tác, Câu lạc bộ, HTX trên địa bàn huyện.
Đến năm 2012, 100% các xã trên địa bàn huyện đều hoàn thành quy hoạch chung về xây dựng Nông thôn mới và đã được phê duyệt.
Xã Thạnh Hòa được chọn là xã điểm nông thôn mới của tỉnh, qua hai năm thực hiện xã đạt được 10/19 tiêu chí gồm Tiêu chí 05; Tiêu chí 8; Tiêu chí 12; Tiêu chí 01; Tiêu chí 04; Tiêu chí 09; Tiêu chí 13; Tiêu chí 14; Tiêu chí 16; Tiêu chí 19).
Xã Phương Bình đến nay đạt 6/19 tiêu chí; các xã còn lại đến nay đạt từ
3 – 5 tiêu chí /19 tiêu chí.
Năm 2013, huyện tiếp tập trung triển khai tốt xây dựng xã nông thôn mới
đã chọn làm điểm Xã Thạnh Hòa đạt từ 13 – 17 tiêu chí, các xã còn lại phấn
đấu đạt từ 7 – 10 tiêu chí với 5 nội dung cơ bản: Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn; phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; hỗ trợ
phát triển sản xuất và xây dựng các hình thức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; xây dựng đời sống văn hoá phong phú, lành mạnh ở nông thôn và bảo vệ, phát triển nâng cao chất lượng môi trường nông thôn.
3.4 KHÁI QUÁT VỀ MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Ở HUYỆN
PHỤNG HIỆP
3.4.1 Tình hình sản xuất lúa ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
giai đoạn 2010 – 6/2013
Tỉnh Hậu Giang nói chung và huyện Phụng Hiệp nói riêng đều có điều kiện khí hậu, thời tiết thuận lợi để sản xuất nông nghiệp. Do đó, từ bao đời nay, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông là chính. Ngành nông nghiệp luôn được các cơ quan chức năng quan tâm và đầu tư đúng mức. Do đó, tình hình sản xuất nông nghiệp được cải thiện qua các năm. Trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện, chiếm khoảng 88% giá trị sản xuất nông nghiệp, trong đó cây lúa chiếm khoảng 50% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (Tính toán từ niên giám thống kê huyện Phụng Hiệp).
Bảng 3.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang giai đoạn năm 2010 – 6/2013 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6/2012 6/2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6/2013 so với 6/2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Diện tích (ha) 54.195 54.446 52.035 24.396 23.899 251 0,46 -2.411 -4,43 -497 -2,04 Năng suất (tấn/ha) 5,25 5,47 5,68 6,89 7,00 0,22 4,19 0,21 3,84 0,11 1,60 Sản lượng (tấn) 284.481 297.570 295.543 168.088 167.293 13.089 4,6 -2.027 -0,68 -795 -0,47
Qua bảng số liệu trên ta thấy, diện tích đất trồng lúa của huyện qua các năm nhìn chung luôn ở mức cao và không có sự thay đổi nhiều. Năm 2011, diện tích trồng lúa ở mức khá cao, ở mức 54.195 ha, tăng 251 ha so với năm 2010 (tăng 0,46% so với năm 2010), lượng tăng không đáng kể. Năm 2012, diện tích trồng lúa đạt 52.035 ha giảm 2.411 ha so với 2011, giảm 4,43% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự biến động trên là do ảnh hưởng của thời tiết, biến đổi khí hậu và tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp tác động đến diện tích trồng lúa. Bên cạnh đó, nông dân không dịch chuyển diện tích trồng mía sang trồng lúa trên nền liếp mía trong vụ Đông – Xuân 2011 – 2012 cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm diện tích lúa).
Năng suất lúa có xu hương tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011, năng xuất lúa của huyện đạt 5,47 tấn/ha tăng 0,22 tấn/ha so với năm 2010, tăng khoảng 4,19% so với năm 2010. Năm 2012, năng suất lúa tiếp tục tăng đáng kể lên mức 5,68 tấn/ha tăng 0,21 tấn/ha, tức tăng 3,84% so với năm 2011. Nguyên nhân là do được sự quan tâm đầu tư đúng mức của các cơ quan chức năng trong việc chuyển giao các biện pháp thâm canh đồng bộ vùng lúa thâm canh năng suất cao. Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng nông nghiệp nông thôn
được quan tâm đầu tư, tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao khoa khọc kỹ thuật trong sản xuất, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng khi phun xịt thuốc nông dược trên lúa và một số cây trồng khác,.. nên năng suất lúa bình quân được cải thiện đáng kể.
Sản lượng lúa qua các năm có sự biến động nhẹ. Cụ thể, năm 2011, sản lượng lúa của toàn huyện đạt 297.570 tấn, tăng 13.089 tấn so với năm 2010, tức tăng 4,6%. Năm 2012, sản lượng lúa có giảm nhưng không đáng kể. Sản lượng lúa năm 2012 của toàn huyện đạt 295.543 tấn, giảm 2.027 tấn so với năm 2011, tức giảm 0,68%. Tuy diện tích lúa toàn huyện có xu hướng giảm nhưng năng suất lúa được cải thiện qua các năm góp phần giữ cho sản lượng lúa của huyện tương đối ổn định.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, xu hướng giảm diện tích canh tác lúa và tăng năng suất lúa tiếp tục. Trong 6 tháng đầu năm 2013, diện tích canh tác lúa
đạt 23.899 ha, giảm 497 ha so với 6 tháng đầu năm 2012, giảm 2,04% so với cùng kỳ năm trước. Năng suất 6 tháng đầu năm tăng lên khoảng 7 tấn/ha, tăng 0,11 tấn/ha so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng 6 tháng đầu năm 2013 giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2012, giảm 795 tấn, tức giảm 0,47%.
3.4.2 Khái quát về mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang tỉnh Hậu Giang
Mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang được triển khai thực hiện từ giữa năm 2012, được thí điểm thực hiện ởấp Tân Hiệp và ấp Tân Thành thuộc xã Tân Bình với diện tích thực hiện là 341 ha, với 365 hộ tham gia. Giống lúa được khuyến cáo sử dụng để sản xuất lúa trong cánh
đồng mẫu gồm: OM4218, OM5451 và giống lúa dài thương phẩm. Mô hình sẽ
tổ chức lại sản xuất theo loại hình liên kết hộ nông dân từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất tập trung theo một quy trình thống nhất, hình thành vùng sản xuất lúa nguyên liệu trên một cánh đồng lớn. Đồng thời, ứng dụng cơ
giới hóa trên đồng ruộng, đảm bảo từ khâu xây dựng vùng nguyên liệu thông qua việc liên kết 4 nhà, chủ động trong sản xuất và tiêu thụ lúa theo hợp đồng
để từng bước xây dựng và phát triển nền nông nghiệp bền vững, ổn định, cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống người dân.
Để thực hiện mô hình cánh đồng mẫu, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện kết hợp với Uỷ ban nhân dân xã Tân Bình tiến hành khảo sát và quy hoạch hệ thống hạ tầng đê bao khép kín. Trong năm 2012, đã triển khai thi công 04 kênh trong cánh đồng mẫu và đưa vào phục vụ sản xuất như: kênh