Các biến sử dụng trong mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 64)

6. Các nhận xét khác:

5.2.1Các biến sử dụng trong mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng

hưởng đên hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ

Giới tính: Giới tính là một yếu tố ngoại sinh, tuy không tác động trực tiếp đến việc sản xuất nhưng đây là yếu tố khá quan trọng. Giới tính của chủ

hộ được đưa vào để so sánh xem có sự khác biệt giữa giới tính của chủ hộ sẽ

tác động thế nào đến hiệu quả kỹ thuật của hộ (Biến giả: 1 = nam; 0 = khác); Trình độ: Đây cũng là biến ngoại sinh chỉ có tác động đến hiệu quả kỹ

thuật góp phần làm thay đổi năng suất lúa chứ không phải là yếu tố trực tiếp

ảnh hưởng đến quá trình canh tác cũng như năng suất lúa. Trình độ học vấn của chủ hộ phản ánh trình độ và khả năng tiếp thu những tiến bộ KHKT của chủ hộ. Điều này góp phần tác động đến năng suất nên biến được chọn và đưa vào mô hình. Nhằm so sánh giữa người có trình độ học vấn khác nhau có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật mà họ đạt được hay không. Biến này được đo lường bằng số năm đi học của chủ hộ (năm);

Kinh nghiệm: Kinh nghiệm làm lúa của chủ hộ thể hiện số năm mà chủ

hộ bắt đầu làm lúa đến nay. Kinh nghiệm cũng là yếu tố ngoại sinh chỉ tác

động đến hiệu quả kỹ thuật và năng suất. Yếu tố này cũng thể hiện xem khả

năng tiếp cận với tiến bộ KHKT và việc áp dụng chúng vào sản xuất của người nhiều năm kinh nghiệm so với những người khác là như thế nào. Xem nó tác động thuận chiều hay nghịch chiều đến hiệu quả kỹ thuật. Đó cũng là mục đích của việc đưa biến này vào mô hình. Biến này được đo lường bằng số

năm làm lúa (năm);

Lao động gia đình: Là số người trong gia đình hiện tại của hộ mà có tham gia vào việc sản xuất lúa. Lao động gia đình cũng là biến ngoại sinh, không ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất mà chỉ tác động đến hiệu quả kỹ thuật. Biến được đưa vào mô hình để so sánh xem giữa hộ có lao động gia đình nhiều so với các hộ khác thì hiệu quả kỹ thuật sẽ thay đổi như thế

nào. Biến này được đo lường bằng số người trong gia đình tham gia vào các khâu sản xuất (ngày công/1.000m2);

Lao động thuê: Là số lao động mà gia đình thuê ngoài để sản xuất. Đây cũng là một biến ngoại sinh, do trong sản xuất phần lớn ở các hộ thì lao động thuê để tham gia sản xuất là chủ yếu. Nên yếu tố này được đưa vào mô hình để

xem lao động thuê có tác động đến hiệu quả kỹ thuật canh tác của hộ hay không (ngày công/1.000m2);

Áp dụng kỹ thuật tập huấn: các kỹ thuật mà hộ áp dụng vào sản xuất theo khuyến cáo của cán bộ tập huấn. Đây cũng là các chương trình tiên tiến nhất được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL. Và để biết rằng biến này có tác động thế nào đến hiệu quả kỹ thuật giữa hộ có áp dụng vào sản suất với các hộ khác, đó cũng là mục đích của việc đưa các biến trên vào mô hình. Biến trên sử dụng biến giả đểđưa vào mô hình (Biến giả: 1 = có áp dụng; 0 = khác).

5.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 64)