Kỹ thuật sản xuất lúa

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 45)

6. Các nhận xét khác:

3.4.3 Kỹ thuật sản xuất lúa

Bước 1: Làm đất, đánh bùn kỹ, trang bằng mặt ruộng, thoát kiệt nước giúp mạ lên đều.

Bước 2: Chọn giống tốt, hạt giống mẩy đều, không lẫn tạp, không sâu bệnh. Khử trùng hạt giống trước khi gieo.

Bước 3: Gieo sạ thưa, sạ theo hàng để tiết kiệm hạt giống và dễ chăm sóc.

Bước 4: Bón phân cân đối (đầy đủđạm – lân – kali). Điều tiết phân đạm theo bảng so màu lá để tăng năng suất.

Bước 5: Phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại theo “4 đúng”. Hạn chế tối đa sử

dụng thuốc trừ sâu.

Bước 6: Thường xuyên giữ mực nước ruộng tối thiểu từ 3 – 5 cm, không

để mực nước ruộng sâu quá 10 cm.

Bước 7: Thu hoạch đúng độ chín (90 – 95% lúa chín là gặt), không để

lúa quá chín ngoài đồng lâu ngày và không phơi mớ ngoài đồng.

Bước 8: Phơi sấy lúa đúng độ ẩm để tăng tỷ lệ gạo nguyên và bảo quản nơi khô ráo, thông thoáng để giữ phẩm chất gạo tốt.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH VỀ SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ THAM GIA MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP,

TỈNH HẬU GIANG

4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG HỘ THAM GIA SẢN XUẤT LÚA TRONG MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH

HẬU GIANG

4.1.1 Kinh nghiệm sản xuất

Trong sản xuất nông nghiệp, nhìn chung các hộ thường có trình độ thấp nhưng đổi lại họ rất dồi dào kinh nghiệm trong sản xuất. Thường thì số tuổi và số năm kinh nghiệm đi song song với nhau, người có độ tuổi càng cao thì số

năm kinh nghiệm càng nhiều.

Bảng 4.1: Tuổi và số năm kinh nghiệm của nông hộ

Đặc điểm Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Tuổi 23 79 47,36 11,10

Số năm kinh

nghiệm (năm) 2 54 24,44 10,52

Ngun: S liu điu tra năm 2013

Qua khảo sát thực tế các nông hộ tham gia sản xuất lúa trong mô hình cánh đồng mẫu lớn, đa phần đáp viên ởđộ tuổi trung niên, tuổi trung bình của

đáp viên là 47,36 tuổi, trong đó người có độ tuổi nhỏ nhất là 23 và lớn nhất 79 tuổi. Sơ dĩ lực lượng chính tham gia sản xuất lúa có độ tuổi trung niên vì một phần cây lúa dễ trồng, không cần nhiều lao động. Bên cạnh đó, lực lượng lao

động trẻ tại địa phương không thích gắn bó với nghề nông nên tìm việc làm ở

các trung tâm, thành phố lớn, khu công nghiệp. Mặt khác, đối với lực lượng trong độ tuổi trung niên, nghề nông đã gắn bó với họ từ lâu đời và nghề nông nói chung và nghề trồng lúa trên địa bàn nói riêng tuy không mang lại thu nhập ổn định nhưng một phần cũng góp phần giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi nông thôn không tìm được việc làm tại các trong tâm, khu công nghiệp.

Kinh nghiệm trồng lúa của nông dân được xem như là số năm nông dân bắt đầu canh tác lúa cho đến nay. Do đặc điểm của nghề trồng lúa không đòi hỏi kỹ thuật cao.Tuy nhiên, người trực tiếp sản xuất phải nắm được những kỹ

trưởng và phát triển của cây lúa để phun thuốc và bón phân thích hợp theo nguyên tắc đúng lúc, đúng liều, đúng lượng nên kinh nghiệm sản xuất lúa là một trong những yếu tố rất quan trọng. Từ bảng 4.1, kinh nghiệm trồng lúa của nông hộ trung bình là 24,44 năm, thấp nhất là 2 năm và cao nhất là 54 năm. Đa số nông hộ đều làm theo kinh nghiệm trồng lúa truyền thống mà ông bà truyền lại nên việc hướng dẫn kỹ thuật canh tác góp phần cho năng suất của mô hình ổn định và sản xuất tập trung tương đối khó khăn. Trong đó nông hộ

có ít kinh nghiệm trong sản xuất lúa chủ yếu là các nông dân trẻ, có thể dễ

dàng tiếp thu những cái mới, tích cực tham gia tập huấn và áp dụng tiến bộ kỹ

thuật trong sản xuất.

4.1.2 Trình độ học vấn

Hình 4.1: Trình độ học vấn của chủ hộ

Bảng 4.2: Trình độ học vấn của chủ hộ

Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Trình độ học vấn 0 12 6 3,04

Ngun: S liu điu tra năm 2013

Trình độ học vấn của nông hộ tham gia sản xuất lúa là tương đối thấp, trung bình số năm đi học của hộ là 6 năm (tương đương cấp 2) vì điều kiện hoàn cảnh gia đình ở nông thôn ngày trước không thuận lợi nên đa phần nông hộ trồng lúa không được đi học nhiều, hộ có trình độ học vấn cao nhất là lớp 12 (cấp 3) và thấp nhất là 0 (mù chữ).

Từ hình 4.1 ta thấy có 2 hộ tham gia trồng lúa bị mù chữ chiếm 2% trên tổng số hộ tham gia sản xuất lúa, số hộ có trình độ học vấn cấp 1 (từ lớp 1 đến lớp 5) là 45 hộ chiếm tỷ lệ 45%, số hộ có trình độ học vấn cấp 2 (từ lớp 6 đến

lớp 9) là 43 hộ chiếm tỷ lệ 43% và cuối cùng là nông hộ trồng lúa có trình độ

học vấn cấp 3 (từ lớp 9 đến lớp 12) là 10 hộ chiếm 10%. Vì trình độ tương đối thấp nên đa phần hộ tham gia sản xuất đều dựa vào kinh nghiệm truyền thống là chủ yếu, và kết hợp với sự học hỏi từ hàng xóm chứ không có điều kiện

được tư vấn, tập huấn về kỹ thuật. Cũng chính vì trình độ học vấn không đồng

đều và tương đối thấp nên cũng có sự hạn chế trong việc tham gia tập huấn với cán bộ nông nghiệp, tiếp thu những kỹ thuật cũng như sự nắm bắt thông tin thị

trường về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cũng còn nhiều hạn chế.

4.1.3 Tham gia tập huấn và ứng dụng KHKT vào sản xuất

Bảng 4.3: Tỉ lệ tham gia tập huấn và ứng dụng kỹ thuật tập huấn của nông hộ

Chỉ tiêu Số hộ Tỉ trọng (%) Tham gia tập huấn Có 45 45 Không 55 55 Áp dụng tập huấn Có 26 57,78 Không 19 42,22 Ngun: S liu điu tra năm 2013

Mục tiêu của việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn ở huyện Phụng Hiệp để

nông dân cùng nhau thực hiện sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân sản xuất lúa. Để giúp người nông dân tiếp cận với phương thức sản xuất lúa chất lượng cao, Tổ kỹ thuật của xã, Trạm bảo vệ thực vật, Trạm khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện, phía Chi cục bảo vệ thực vật của tỉnh và một số

công ty phân bón, thuốc BVTV đã tổ chức các lớp tập huấn để tăng cường khả

năng tiếp cận của nông dân đối với kỹ thuật mới bằng những cách tiếp cận sinh động, gây ấn tượng, phù hợp với cách tiếp thu mang tính thực tiển của nông dân. Nội dung chủ yếu của cuộc tập huấn này nhằm định hướng cho nông dân sản xuất lúa theo phương pháp ba giảm ba tăng, phổ biến lịch xuống giống,… nhằm nâng cao chất lượng và thu nhập dựa trên cơ sởứng dụng hợp lý những tiến bộ KHKT nhằm góp phần giảm các nguồn lực đầu vào như

giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gia tăng giá trị sản xuất trên diện tích

đất canh tác.

Nhìn chung, các nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn ởđịa bàn nghiên cứu được tham gia tập huấn nhưng việc ứng dụng khoa học được tập huấn của các nông hộ thì ở mức thấp. Theo khảo sát thì trong 100 hộ được phỏng vấn thì có 45 hộ tham gia tập huấn chiếm 45% và 55 hộ không tham gia

tập huấn chiếm 55% trong tổng số hộ tham gia sản xuất lúa trong cánh đồng mẫu lớn. Tuy nhiên, nông họ vẫn còn trồng lúa dựa theo kinh nghiệm bản thân tương đối nhiều, chứ không áp dụng những gì đã được tập huấn. Sở dĩ các hộ

không tham gia các buổi tập huấn là do họ không có thời gian để tham gia, một phần vì nơi tổ chức xa chỗ ở của họ, điều kiện đi lại còn khó khăn,… Trong 45 hộ tham gia tập huấn có đến 57,78% có ứng dụng KHKT được tập huấn vào sản xuất của họ và 19 hộ tham gia tập huấn không ứng dụng KHKT vào sản xuất lúa, chiếm 42,22% trong tổng số hộ tham gia tập huấn. Lý giải cho số 42,22 không áp dụng KHKT được tập huấn là nông hộ gặp phải những khó khăn như thiếu vốn, diện tích canh tác thì manh mún nên việc mua giống sạch bệnh, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng trang thiết bị, công nghệ cho sản xuất,… còn gặp nhiều khó khăn. Gặp phải những khó khăn này rất nhiều nông hộđã không áp dụng kỹ thuật tập huấn nữa và quay trở lại sản xuất lúa theo truyền thống.

4.1.4 Lao động

Bảng 4.4: Nguồn lao động của các nông hộ

Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tổng số nhân khẩu trong gia đình (người) 1 9 4,79 1,53 Số lao động tham gia sản xuất lúa 1 7 1,99 1,13 Trong đó: Lao động nam (người) 0 4 1,24 0,62 Lao động nữ (người) 0 1 0,75 0,82 Ngun: S liu điu tra năm 2013

Để tìm hiểu về nguồn lao động trong sản xuất lúa ta xét đến các chỉ tiêu về số nhân khẩu trong gia đình, số lao động nam và lao động nữ tham gia sản xuất.

Lao động sản xuất lúa của các nông hộ hầu hết là lao động sẵn có trong gia đình. Trung bình một hộ có tổng số nhân khẩu là 4,79 người, trong đó hộ

có đông nhân khẩu nhất là 9 người, ít nhất là 1 người. Trong 4,79 người thì có 1,99 người tham gia sản xuất lúa, các thành viên còn lại là những người sống phụ thuộc như người cao tuổi, trẻ nhỏ đi học và người trẻ tham gia lao động

tại các ngành kinh tế khác. Trong 1,99 người tham gia sản xuất thì có 1,24 người lao động nam và 0,75 người lao động nữ.

Qua khảo sát thực tế cho thấy trung bình các hộ có 2 lao động chính phần lớn là vợ chồng chủ hộ. Đây là tình trạng phổ biến của các gia đình ở các nông thôn hiện nay. Gia đình có 2 vợ chồng chủ hộ là lao động chính trong sản xuất nông nghiệp. Nếu có con thì có 2 khả năng: một là đi học, hai là đi lao động ở

các khu công nghiệp. Hoạt động sản xuất chính của gia đình thường chỉ có 2 người đảm trách. Phần lớn các hộ ít sử dụng lao động thuê vì tốn kém chi phí, chỉ những hộ có diện tích lớn thì mới thuê mướn lao động. Tuy nhiên, một số

khâu sản xuất nông hộ phải thuê mướn như cày, xới, trục đất và khâu thu hoạch lúa. Như vậy có thể thấy rằng, nếu việc sản xuất lúa của các nông hộđạt hiệu quả thì không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động trong gia đình nhàn rổi.

4.1.5 Diện tích đất sản xuất lúa

Ngun: S liu điu tra năm 2013

Hình 4.2: Diện tích trồng lúa phân theo hình thức sở hữu Bảng 4.5: Diện tích trồng lúa của nông hộ trồng lúa phân theo quy mô

Diện tích trồng lúa Số hộ Tỉ trọng (%) Dưới 10.000m2 49 49 Từ 10.000m2 đến 20.000m2 45 45 Trên 20.000m2 6 6 Tổng 100 100 Ngun: S liu điu tra năm 2013

Qua khảo sát thực tế trên địa bàn thì diện tích đất trồng lúa chủ yếu là đất của gia đình, gia đình có bấy nhiêu thì sản xuất bấy nhiêu và đa phần đất sản xuất của hộđều dùng để sản xuất lúa. Diện tích sản xuất lúa giữa các hộ không

ít nhất là 1.000m2, cao nhất là 30.000m2. Nhóm nông hộ có diện tích đất sản xuất từ 1.000m2 đến 10.000m2 chiếm 49% tổng số quan sát, diện tích trồng lúa từ 10.000m2 đến 20.000m2 chiếm 45% và còn lại chỉ 6% hộ có diện tích trên 20.000m2.

4.1.6 Nguồn vốn của nông hộ

Bảng 4.6: Tình hình nguồn vốn vay của nông hộ

Chỉ tiêu Số hộ Tỉ trọng (%) Vay vốn Có 23 23 Không 77 77 Số tiền vay (nghìn đồng/1.000m2) Dưới 1.000 3 13,04 Từ 1.000 đến 10.000 4 17,39 Trên 10.000 16 69,57 Ngun: S liu điu tra năm 2013

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp thì nguồn vốn cần để sản xuất không nhiều như các ngành nghề kinh doanh khác. Tuy nhiên để sản xuất có hiệu quả cao thì họ cần phải có một số vốn đầu tư đủ để chăm sóc cho quá trình sản xuất trong vụ. Nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho sản xuất là vốn tự có của nông hộ. Vốn đầu tư bỏ ra ban đầu chủ yếu là cải tạo đất, mua giống. Đa phần các hộ tham gia sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại các đại lý địa phương theo hình thức trả sau (hoặc theo hình thức gói đầu) cũng có nghĩa là khi bắt đầu trồng lúa họ mua phân bón, thuốc trừ sâu sau đó thu hoạch xong mới thanh toán tiền. Qua 100 nông hộ khảo sát trên địa bàn về nhu cầu vốn của nông hộ ta thấy nhu cầu cần vay vốn để phục vụ quá trình sản xuất lúa của nông hộ không cao chỉ chiếm tỷ lệ 23/100 (chiếm 23%) hộ là có nhu cầu vay vốn. Số tiền nông hộ cần vay tập trung trên 10.000 nghìn đồng/1000m2, chiếm 69,57% trong 23 nông hộ cần vay vốn sản xuất. Số

tiền vay từ 1.000 ngàn đồng/1000m2 đến 10.000 ngàn đồng/1000m2 chỉ chiếm 17,39% và 13,04% là những hộ vay dưới 1.000 ngàn đồng. Tuy nhiên, chỉ một phần nguồn vốn này dùng để phục vụ cho sản xuất lúa và phần lớn số tiền còn lại nông hộ dùng cho những mục đích khác.

4.1.7 Giống sản xuất

Loại giống cũng là yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến thời gian sinh trưởng và năng suất lúa. Tùy từng điều kiện khác nhau ở mỗi vùng khác nhau mà có các loại giống thích hợp cho năng suất tối ưu nhất. Đây cũng là yếu tốđược đa số các hộ quan tâm để có thể chọn một giống lúa phù hợp với loại đất, điều kiện tự nhiên và khí hậu của mỗi vùng mà mình đang canh tác để

đạt năng suất đạt tối đa, giảm phần nào chi phí phân bón và thuốc BVTV khi

ấy lợi nhuận sẽđạt cao hơn.

Bảng 4.7: Loại giống lúa và nguồn gốc giống lúa của nông hộ

Tiêu chí Số hộ Tỉ trọng (%) Loại giống IR50404 77 77 OM4218 14 14 Giống khác 9 9 Tổng 100 100 Nguồn gốc giống Tự sản xuất 50 50 Mua giống xác nhận 29 29 Từ hàng xóm 21 21 Tổng 100 100 Ngun: S liu điu tra năm 2013

Qua khảo sát 100 hộ đang tham gia sản xuất lúa trong mô hình cánh

đồng mẫu lớn, trong vụ Hè Thu 2013, các hộ sử dụng giống IR50404 là chủ

yếu với 77/100 hộ, chiếm 77%. Trong khi đó, giống lúa OM4218 chỉ có 14/100 hộ sử dụng chiếm 14%, còn lại 9% sử dụng các loại giống lúa mới khác như OM5451, N11, NV1, OM8017, AB2010. Lý do nông hộ chỉ trồng loại giống IR50404 là do đây là giống lúa truyền thống, phù hợp với điều kiện của vùng, khí hậu thích hợp cho việc sản xuất lúa vụ Hè Thu, khả năng chống chịu sâu bệnh và cho năng suất cao. Tuy nhiên, đây là giống lúa chất lượng thấp, không phù hợp với việc sản xuất lúa theo quy mô lớn, chất lượng cao để

xuất khẩu. Lý giải cho điều này là do mô hình cánh đồng mẫu lớn mới triển khai nên việc áp dụng KHKT vào sản xuất lúa của các nông hộ chưa triệt để

và còn gặp nhiều khó khăn: nguồn giống xác nhận do nhà nước hỗ trợ chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng và việc hỗ trợ còn gặp nhiều khó khăn do kinh phí hỗ trợ còn hạn chế. Trong vụ Hè Thu của niên vụ 2011 – 2012, nhà nước có hỗ trợ giống lúa OM4218 cho nông dân. Tuy nhiên, giống dễ bị sâu bệnh, năng suất đạt không cao. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ bao tiêu đầu ra sản phẩm vẫn chưa có doanh nghiệp nào hỗ trợ.

Về nguồn gốc giống, nông hộ chủ yếu sử dụng giống tự sản xuất từ các

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)