Giống sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 51)

6. Các nhận xét khác:

4.1.7Giống sản xuất

Loại giống cũng là yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến thời gian sinh trưởng và năng suất lúa. Tùy từng điều kiện khác nhau ở mỗi vùng khác nhau mà có các loại giống thích hợp cho năng suất tối ưu nhất. Đây cũng là yếu tốđược đa số các hộ quan tâm để có thể chọn một giống lúa phù hợp với loại đất, điều kiện tự nhiên và khí hậu của mỗi vùng mà mình đang canh tác để

đạt năng suất đạt tối đa, giảm phần nào chi phí phân bón và thuốc BVTV khi

ấy lợi nhuận sẽđạt cao hơn.

Bảng 4.7: Loại giống lúa và nguồn gốc giống lúa của nông hộ

Tiêu chí Số hộ Tỉ trọng (%) Loại giống IR50404 77 77 OM4218 14 14 Giống khác 9 9 Tổng 100 100 Nguồn gốc giống Tự sản xuất 50 50 Mua giống xác nhận 29 29 Từ hàng xóm 21 21 Tổng 100 100 Ngun: S liu điu tra năm 2013

Qua khảo sát 100 hộ đang tham gia sản xuất lúa trong mô hình cánh

đồng mẫu lớn, trong vụ Hè Thu 2013, các hộ sử dụng giống IR50404 là chủ

yếu với 77/100 hộ, chiếm 77%. Trong khi đó, giống lúa OM4218 chỉ có 14/100 hộ sử dụng chiếm 14%, còn lại 9% sử dụng các loại giống lúa mới khác như OM5451, N11, NV1, OM8017, AB2010. Lý do nông hộ chỉ trồng loại giống IR50404 là do đây là giống lúa truyền thống, phù hợp với điều kiện của vùng, khí hậu thích hợp cho việc sản xuất lúa vụ Hè Thu, khả năng chống chịu sâu bệnh và cho năng suất cao. Tuy nhiên, đây là giống lúa chất lượng thấp, không phù hợp với việc sản xuất lúa theo quy mô lớn, chất lượng cao để

xuất khẩu. Lý giải cho điều này là do mô hình cánh đồng mẫu lớn mới triển khai nên việc áp dụng KHKT vào sản xuất lúa của các nông hộ chưa triệt để

và còn gặp nhiều khó khăn: nguồn giống xác nhận do nhà nước hỗ trợ chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng và việc hỗ trợ còn gặp nhiều khó khăn do kinh phí hỗ trợ còn hạn chế. Trong vụ Hè Thu của niên vụ 2011 – 2012, nhà nước có hỗ trợ giống lúa OM4218 cho nông dân. Tuy nhiên, giống dễ bị sâu bệnh, năng suất đạt không cao. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ bao tiêu đầu ra sản phẩm vẫn chưa có doanh nghiệp nào hỗ trợ.

Về nguồn gốc giống, nông hộ chủ yếu sử dụng giống tự sản xuất từ các vụ lúa trước đó để lại. Vào vụ sản xuất lúa, nông dân chọn trong ruộng của mình một khoảng ruộng có lúa cho năng suất cao, hạt vàng sáng, ít bị lép, bị

cỏ, thu hoạch và để làm lúa giống cho vụ sau. Có đến 50% hộ sử dụng giống tự sản xuất, 29% hộ sử dụng giống lúa xác nhận được mua từ cơ sở sản xuất giống địa phương, 21% nông dân trao đổi giống với hàng xóm.

4.2 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH VỀ SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ THAM GIA MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Ở

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 51)