PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 60)

6. Các nhận xét khác:

5.1 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG

HỘ THAM GIA MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN TẠI HUYỆN

PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

5.1.1 Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn tại huyện Phụng Hiệp

Hiệu quả kỹ thuật là đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó được xem là một thành phần của hiệu quả kinh tế. Bởi vì muốn đạt hiệu quả kinh tế thì trước hết phải đạt được hiệu quả kỹ thuật. Trong trường hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản lượng tối đa tương ứng với mức nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả

kỹ thuật dùng để chỉ kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định. Dựa vào kết quả phân tích bằng phần mềm DEAP 2.1 đối với sản xuất lúa ta có bảng kết quả về về hiệu quả kỹ thuật như sau:

Bảng 5.1: Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất lúa trong cánh

đồng mẫu lớn tại huyện Phụng Hiệp năm 2013 Mức hiệu quả kỹ thuật Số nông hộ Tỷ trọng (%) 1,000 17 17 0,900 – 0,999 17 17 0,800 – 0,899 30 30 0,700 – 0,799 23 23 0,600 – 0,699 12 12 <0,600 1 1 Tổng 100 100 Trung bình 0,838 Cao nhất 1,000 Thấp nhất 0,581 Độ lệch chuẩn 0,117 Ngun: Tng hp kết qu t phn mm DEAP 2.1 Từ bảng 5.1, ta thấy số hộđạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu là 17 hộ, chiếm tỷ

trên đường đẳng lượng bao quanh các điểm chưa đạt hiệu quả kỹ thuật và ảnh hưởng đến các điểm còn lại có thể tiến tới điểm đạt hiệu quả, số hộ chưa đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu là 83 hộ chiếm tỷ lệ 83%. Cụ thể ở mức hiệu quả kỹ

thuật 0,900 – 0,999 là 17 hộ (chiếm 17%), đây là mức có những điểm nằm gần

đường hiệu quả kỹ thuật tối ưu nhất; mức 0,800 – 0,899 là 30 hộ (chiếm 30%), mức 0,700 – 0,799 là 23 hộ (chiếm 23%), mức 0,600 – 0,699 là 12 hộ (chiếm 12%) và có 1 hộ đạt hiệu quả kỹ thuật dưới 0,600 (1%). Hiệu quả kỹ thuật trung bình của việc sản xuất lúa năm 2013 trong vụ Hè Thu có giá trị tương

đối cao là 0,838 với độ lệch chuẩn là 0,117. Độ rộng tương ứng là 0,581 – 1,000; độ rộng tương đối lớn thể hiện trình độ kỹ thuật canh tác lúa giữa các hộ tương đối xa nhau, hộ có hiệu quả kỹ thuật thấp nhất là 0,581. Mức kém hiệu quả kỹ thuật do chưa đạt hiệu quả kỹ thuật tối đa có thể do trình độ học vấn, cách tiếp cận KHKT và do các yếu tố ngẫu nhiên ngoài tầm kiểm soát của nông hộ như: thời tiết, sâu bệnh,… Các yếu tố này dẫn đến độ rộng lớn cho thấy cùng một cây trồng như sự ảnh hưởng của cách chăm sóc, thời tiết và địa chất là rất lớn giữa các nông hộ.

Hiệu quả kỹ thuật trung bình mà nông hộ đạt được là 83,8%. Trên cùng một diện tích canh tác và cùng với lượng yếu tố đầu vào, cải thiện kỹ thuật canh tác nông hộ có thể cải thiện hiệu quả kỹ thuật, trung bình nông hộ có thể

tăng lên thêm 16,2% để đạt đến mức hiệu quả kỹ thuật tối ưu. Để tăng hiệu quả kỹ thuật, có thể cố định đầu ra và điều chỉnh các yếu tố đầu vào. Những

đầu vào như phân bón, lao động và thuốc BVTV được điều chỉnh tăng lên hay giảm xuống là tùy vào cách sử dụng các yếu tố này của nông hộ. Có những hộ

sử dụng dư thừa những yếu tố này, có những hộ sử dụng thiếu và những hộ

này nên điều chỉnh để hợp lí chi phí và tăng năng suất lúa. Ngoài ra hiệu quả

kỹ thuật còn phụ thuộc vào yếu tố khác như đất đai, thời tiết và kinh nghiệm,

ứng dụng KHKT vào sản xuất của nông hộ.

Với mức hiệu quả kỹ thuật trên 83,8% này tương đối tốt. Tuy nhiên, mức hiệu quả kỹ thuật này còn thấp hơn so với mức hiệu quả kỹ thuật của các nghiên cứu khác ởĐBSCL. Nghiên cứu của Phạm Quốc Dũng (2010) về cây lúa ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang thì mô hình 3 lúa có hiệu quả kỹ

thuật là 0,9366 và của mô hình 2 lúa – 1 dưa hấu là 0,9370. Nghiên cứu về

hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa của Nguyễn Thành Luân (2010) ở TP. Cần Thơ

thì hiệu quả kỹ thuật đạt được là 85,25%. Ở phạm vi rộng hơn, Nguyễn Hữu

Đặng (2012) nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa của nông hộ ở ĐBSCL với mức hiệu quả kỹ thuật đạt được là 88,96%. Cùng nghiên cứu về

cây lúa ởĐBSCL nhưng hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa trong cánh đồng mẫu lớn tại huyện Phụng Hiệp vẫn còn thấp hơn so với mức hiệu quả kỹ thuật sản

xuất lúa ở các nơi khác trong vùng. Điều này có thể là do điều kiện tự nhiên, khí hậu, mùa vụ, việc áp dụng tiến bộ KHKT… có sự khác nhau, dẫn đến mức hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa khác nhau giữa các nơi khác nhau ở ĐBSCL. Tuy vậy, để cải thiện tình hình sản xuất và cùng có mức hiệu quả kỹ thuật cao như các nơi khác trong vùng thì nông hộ cần tham gia tập huấn, học hỏi KHKT mới và kinh nghiệm sản xuất từ những hộ có hiệu quả kỹ thuật tối ưu.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)