0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa của nông

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KĨ THUẬT SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ THAM GIA MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG (Trang 65 -65 )

6. Các nhận xét khác:

5.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa của nông

Hậu Giang

Qua kết quả chạy hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn tại huyện Phụng Hiệp bằng phần mềm Stata 11, ta có kết quảđược thể hiện ở bảng 5.4. Bảng 5.4: Kết quả hồi quy mô hình OLS về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa của nông hộ

Biến OLS Hệ số Mức ý nghĩa Hằng số 0,9001 0,000 Giới tính -0,0021 0,961 Trình độ 0,0023 0,556 Kinh nghiệm -0,0002 0,846 Lao động gia đình -0,0241 0,004 Lao động thuê 0,0064 0,781 Áp dụng kỹ thuật tập huấn -0,0609 0,010 R2 0,1483 Prob>F 0,0184

Ngun: Kết qu chy mô hình hi quy bng phn mm Stata 11

- Hệ số xác định R2 = 0,1483 nghĩa là mức giải thích của mô hình hiệu quả kỹ thuật bịảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế xã hội kể trên là 14,83% hay 14,83% sự biến thiên của hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa của nông hộ tham gia cánh đồng mẫu lớn tại huyện Phụng Hiệp được giải thích bởi các biến được xây dựng trong mô hình nghiên cứu. Còn lại là do các yếu tố ngoài kiểm soát

và các yếu tố khác chưa đưa vào mô hình như tín dụng, phương pháp gieo sạ, thiên tai,…

- Theo kết quả hồi quy các nhân tốảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật có 2 biến có hệ số có ý nghĩa thống kê là lao động gia đình và áp dụng kỹ thuật tập huấn được giải thích như sau:

+ Yếu tố lao động gia đình có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và nghịch chiều với hiệu quả kỹ thuật, nghĩa là ngày công lao động gia đình càng nhiều thì hiệu quả kỹ thuật càng giảm. Tức là khi tăng ngày công lao động gia đình thêm một đơn vị thì hiệu quả kỹ thuật giảm 2,41%. Nguyên nhân của kết quả

này có thể là do việc sản xuất lúa của nông hộ sử dụng lao động gia đình là chủ yếu. Việc sử dụng nhiều lao động gia đình trong sản xuất lúa vô tình là

ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa.

+ Yếu tố áp dụng kỹ thuật tập huấn vào sản xuất lúa có ý nghĩa thống kê

ở mức 5% và tỉ lệ nghịch với hiệu quả kỹ thuật. Điều này trái với kỳ vọng khi xây dựng mô hình. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu chứng tỏ rằng việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của các nông hộ sản xuất lúa nơi đây còn gặp nhiều khó khăn do trình độ tập huấn của cán bộ tập huấn còn hạn chế như đã phân tích ở chương 4 và nông hộ chưa nắm bắt hết những kỹ thuật tập huấn, dẫn đến việc áp dụng kỹ thuật tập huấn vào sản xuất lúa kém hiệu quả. Mặt khác do kích thước mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn đểđánh giá toàn diện sự tác

động của yếu tố này.

- Bên cạnh đó, các biến giới tính, trình độ, kinh nghiệm của chủ hộ và lao

động thuê có hệ số không có ý nghĩa thống kê và được giải thích như sau: + Giới tính của chủ hộ không có ý nghĩa trong mô hình. Điều đó chứng tỏ không có sự khác biệt giữa chủ hộ tham gia sản xuất chính là nam hay nữ.

+ Hiệu quả kỹ thuật không có sự khác biệt giữa trình độ học vấn giữa các chủ hộ với nhau. Điều đó có thểđược giải thích một phần do trình độ học vấn của nông hộ tham gia sản xuất lúa tương đối thấp (trung bình khoảng 6 năm như đã phân tích ở chương 4), một phần việc sản xuất lúa không đòi hỏi kỹ

thuật cao. Vì vậy, yếu tố trình độ học vấn không có ý nghĩa trong mô hình. + Số năm kinh nghiệm của chủ hộ không có ý nghĩa trong mô hình. Điều này cũng dễ hiểu vì một phần thì kỹ thuật trồng lúa không đòi hỏi kỹ thuật cao và một phần là do đa phần kinh nghiệm của nông hộ đều làm theo kinh nghiệm truyền thống mà ông bà truyền lại nên kinh nghiệm về kỹ thuật sản xuất lúa của nông tương đồng nhau. Vì vậy, số năm kinh nghiệm của chủ hộ

+ Yếu tố lao động thuê không có ý nghĩa trong mô hình, nghĩa là lao

động thuê không có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sảu xuất lúa của nông hộ. Điều này có thể được lý giải vì nông hộ sản xuất lúa trên địa bàn chủ yếu sử dụng công lao động gia đình để canh tác lúa là chủ yếu và rất ít thuê lao

CHƯƠNG 6

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG 6.1 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ THAM GIA MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

6.1.1 Thuận lợi

- Cây lúa là một loại cây dễ trồng, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Đất đai của vùng thích hợp, dễ canh tác, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

- Sản xuất lúa là nghề truyền thống có từ lâu đời, gắn liền với đa phần với người nông dân. Chính vì thế, nông hộ nơi đây tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế trong sản xuất lúa (trung bình thì nông hộ trên địa bàn nghiên cứu có 24,44 năm kinh nghiệm trong sản xuất lúa).

- Được sự hỗ trợ từĐảng ủy - UBND huyện Phụng Hiệp, UBND xã Tân Bình và các ngành các cấp trên địa bàn; sự hưởng ứng là đồng tình của nhân dân.

- Việc hình thành cánh đồng mẫu lớn giúp nông dân học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Nông hộ được cán bộ tập huấn của trạm khuyến nông, công ty thuốc bảo vệ thực vật, công ty phân bón tổ chức tập huấn kỹ thuật, giới thiệu giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mới phù hợp với sự thay đổi của sâu bệnh và điều kiện tự nhiên.

- Giao thông, thủy lợi một phần đã hoàn thiện và tương đối thuận lợi. Công tác nạo vét tạo nguồn và thủy lợi nội đồng được củng cố.

- Thực hiện cánh đồng mẫu lớn giúp việc gieo sạđồng loạt theo lịch thời vụ, né rầy theo khung thời vụ tốt nhất. Bên cạnh đó, việc sử dụng máy móc (máy xới, trục trong khâu làm đất và sử dụng máy gặt đập liên hợp trong khâu thu hoạch) góp phần làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa.

- Diện tích cánh đồng mẫu lớn tăng, số hộ tham gia trong mô hình ngày càng tăng góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất lúa theo hướng từ sản xuất nhỏ lẻ, nhanh mún sang sản xuất lúa chất lượng cao theo quy mô lớn.

6.1.2 Khó khăn

- Liên kết 4 nhà chưa được chặt chẽ gồm nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông trong khâu bao tiêu tiêu cung ứng đầu vào sản xuất (giống, phân bón, thuốc BVTV) và tiêu thụ lúa của cánh đồng mẫu lớn. Tình trạng nông dân sản xuất lúa bị thương lái ép giá vẫn tiếp tục diễn ra.

- Giao thông, thủy lợi trong cánh đồng mẫu lớn chưa hoàn thiện gây khó khăn trong đi lại và vận chuyển và sản xuất lúa người dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, việc xây dựng cống kín trong cánh đồng mẫu gây khó khăn trong việc đi lại, vận chuyển trong sản xuất người nông dân.

- Qua đề tài nghiên cứu, ta thấy việc tham gia tập huấn có tác động rất lớn đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa của nông hộ, nhưng vẫn còn hơn 50% nông hộ trong mô hình cánh đồng mẫu lớn chưa tham gia tập huấn, một phần thì chưa mạnh dạn áp dụng vào thực tiễn nên năng suất lúa không được cải thiện nhiều, một phần vì nơi tổ chức tập tuấn xa chỗ ở của họ và điều kiện đi lại khó khăn. Bên cạnh đó, trình độ của cán bộ tập huấn còn hạn chế làm cho công tác tập huấn và chuyển giao KHKT đến nông hộ gặp nhiều hạn chế.

- Nguồn giống được hỗ trợ của tỉnh chưa phù hợp với vùng đất của địa phương.

- Kinh phí hỗ trợ xây dựng và phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn còn hạn hẹp.

6.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ THAM GIA MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN CỦA NÔNG HỘ THAM GIA MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN

HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI

- Qua phân tích hiệu quả kỹ thuật kết hợp với phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình cánh

đồng mẫu lớn trên địa bàn ta thấy, công tác tập huấn có vai trò quan trọng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa của nông hộ. Vì vậy, cần tăng cường công tác tập huấn nhằm giúp nông dân có trình độ canh tác thấp tiếp cận KHKT mới, giúp nông hộ sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu vào nhằm nâng cao năng suất lúa, từng bước thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thay

đổi tập quán sản xuất lúa truyền thống, làm quen với phương thức sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Qua phân tích, đề tài đã đề xuất mô hình sản xuất có hiệu quả. Đây là giải pháp định hướng giúp nông hộ tham khảo sử dụng đầu vào nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất mà vẫn đạt hiệu quả

tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nông hộ sản xuất lúa trong mô hình cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn.

- Bên cạnh đó, phân tích cũng cho thấy việc áp dụng kỹ thuật tập huấn của nông hộ có tác động tiêu cực đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ một phần do trình độ của cán bộ tập huấn còn hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới, cần tăng cường công tác liên kết giữa các viện, trường, trung tâm khuyến nông – khuyến ngư, Chi cục bảo vệ thực vật của tỉnh tiếp tục chuyển giao KHKT cho cán bộ tập huấn, nông dân tham gia sản xuất trong cánh đồng mẫu lớn.

- Tăng cường công tác kêu gọi đầu tư, liên kết với các doanh nghiệp như: Công ty phân bón Bình Điền, Công ty cổ phần BVTV An Giang, Công ty lương thực Hậu Giang,… đến đầu tư, hỗ trợ bao tiêu đầu vào và sản phẩm lúa gạo cho nông dân trong vùng cánh đồng mẫu lớn.

- Công tác hỗ trợ giống: Đa số nông hộ vẫn còn sử dụng những giống lúa truyền thống (Điển hình là giống IR50404) do giống lúa hỗ trợ chưa phù hợp với điều kiện của vùng và việc hỗ trợ còn hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới, trung tâm giống của tỉnh cần tăng cường công tác hỗ trợ giống lúa, chọn và nhân giống lúa thích nghi với điều kiện của huyện và nhu cầu tiêu thụ lúa gạo,

đảm bảo giống lúa trong cánh đồng mẫu lớn có khả năng chống chịu sâu bệnh và đạt năng suất cao.

- Tiếp tục duy trì cơ cấu mùa vụ hiện nay Đông Xuân sớm – Hè Thu – Thu Đông; bố trí lịch thời vụ thích hợp nhằm xuống giống né rầy, đảm bảo diện tích và năng suất lúa cho người nông dân.

- Đê bao cánh đồng mẫu lớn chưa hoàn thiện. Vì vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện đê bao, giao thông trong cánh đồng mẫu để người dân thuận tiện trong sản xuất. Nghiên cứu chuyển đổi từ cống kín sang cống hởđể

người dân thuận tiện vận chuyển, đi lại trong quá trình sản xuất lúa trong đê bao cánh đồng mẫu.

- Nhà nước tiếp tục hỗ trợ, đầu tư vốn để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cánh đồng mẫu lớn. Đây là nhân tố quan trọng hỗ trợ cho mọi hoạt động xây dựng và phát triển cánh đồng mẫu lớn.

CHƯƠNG 7

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

7.1 KẾT LUẬN

Qua kết quả điều tra từ 100 hộ trong mô hình cánh đồng mẫu lớn ở

huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang, cho thấy phần lớn nông hộ đều có lợi nhuận. Tuy nhiên mức lợi nhuận vẫn còn tương đối thấp. Chi phí trung bình cho 1.000m2 là 1517,15 nghìn đồng, trong đó chi phí phân bón, chi phí thuê máy móc, chi phí lao động là những loại chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí. Chi phí phân bón chiếm 30,37% trong tổng chi phí sản xuất; đặt biệt chi phí sử dụng máy móc chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí, chiếm 22,77% phần nào cho thấy việc cơ giới hóa trong sản xuất lúa đã có dấu hiệu tích cực, thay thế cho lao động chân tay, góp phần làm giảm chi phí sản xuất lúa của nông hộ. Về doanh thu, doanh thu trung bình của các nông hộ đạt được là 2282,11 nghìn đồng/1.000m2.Giá bán lúa là yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu của nông hộ. Giá bán lúa của các nông hộ rất thấp, giá bán trung bình của các nông hộ là 3,89 nghìn đồng/kg lúa. Giá lúa thấp đã tác động tích cực đến lợi nhuận của nông hộ. Lợi nhuận trung bình nơi đây đạt trung bình 764,96 nghìn

đồng/1.000m2.

Qua kết quả phân tích cho thấy, hiệu quả kỹ thuật trung bình cuả các hộ

sản xuất lúa trong cánh đồng mẫu lớn ở huyện Phụng Hiệp năm 2013 trong vụ

Hè Thu đạt 83,8%. Với nguồn lực hiện có và các kỹ thuật phù hợp thì sản lượng của nông hộ trồng lúa trong cánh đồng mẫu lớn có khả năng tăng thêm 16,2%, tương đương 117,09 kg/1.000m2. Bên cạnh đó, phần mềm DEAP 2.1 cũng đề xuất ra những kết quả sử dụng lượng đầu vào thích hợp nhằm đạt

được mức sản lượng cao nhất cho từng hộ. Từ kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa của nông hộ cho thấy, công tác tập huấn có vai trò quan trọng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa của nông hộ. Vì vậy, trong thời gian tới cần tăng cường công tác liên kết với các viện, trường chuyển giao kỹ thuật sản xuất mới, mở lớp tập huấn cho người nông dân tham gia nhằm giúp người nông dân tiếp thu những ứng dụng tiến bộ kỹ

thuật mới vào sản xuất nhằm củng cố hiệu quả kỹ thuật sản xuất của nông hộ, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất lúa theo hướng từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất lúa chất lượng cao theo quy mô lớn.

7.2 KIẾN NGHỊ

7.2.1 Đối với địa phương

- Phòng Nông nghiệp cần liên kết với Chi cục BVTV tỉnh, các trường, viện tiếp tục chuyển giao kỹ thuật tập huấn cho cán bộ tập huấn trong cánh

đồng mẫu lớn.

- Phòng Nông nghiệp, Trạm BVTV, Tổ kỹ thuật xã tiếp tục mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao quy trình kỹ thuật cho bà con nông dân trong mô hình cánh đồng mẫu lớn. Do đa phần trình độ học vấn của nông hộ trên địa bàn xã còn thấp vì thế việc tiếp thu kỹ thuật sản xuất còn chậm, do đó cán bộ kỹ thuật cần hướng dẫn kỹ thuật cho nông hộ chi tiết hơn nữa, để họ có thể áp dụng tốt hơn nhằm năng cao được năng suất.

- UBND huyện, phòng nông nghiệp cần kế hoạch kêu gọi liên kết với doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cung ứng vật tư đầu vào, giúp tiêu thụ sản phẩm đầu ra của cánh đồng mẫu lớn với giá cả ổn định cho nông dân khỏi bị

ép giá và có lợi nhuận cao.

- Tiếp tục hoàn thiện công tác thủy lợi, đê bao, giao thông trong cánh

đồng mẫu lớn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân sản xuất lúa trong cánh đồng mẫu lớn.

7.2.2 Đối với nhà nước

- Cần có các biện pháp đảm bảo hoặc chính sách can thiệp nhằm hỗ trợ

cho nông dân không phải gặp khó khăn khi giá vật tư nông nghiệp ngày càng tăng cao, trong khi đó giá lúa thương phẩm lại thấp.

- Tiếp tục hỗ trợ kinh phí đầu tư cho đê bao cánh đồng mẫu lớn của

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KĨ THUẬT SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ THAM GIA MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG (Trang 65 -65 )

×