Tham gia tập huấn và ứng dụng KHKT vào sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 48)

6. Các nhận xét khác:

4.1.3Tham gia tập huấn và ứng dụng KHKT vào sản xuất

Bảng 4.3: Tỉ lệ tham gia tập huấn và ứng dụng kỹ thuật tập huấn của nông hộ

Chỉ tiêu Số hộ Tỉ trọng (%) Tham gia tập huấn Có 45 45 Không 55 55 Áp dụng tập huấn Có 26 57,78 Không 19 42,22 Ngun: S liu điu tra năm 2013

Mục tiêu của việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn ở huyện Phụng Hiệp để

nông dân cùng nhau thực hiện sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân sản xuất lúa. Để giúp người nông dân tiếp cận với phương thức sản xuất lúa chất lượng cao, Tổ kỹ thuật của xã, Trạm bảo vệ thực vật, Trạm khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện, phía Chi cục bảo vệ thực vật của tỉnh và một số

công ty phân bón, thuốc BVTV đã tổ chức các lớp tập huấn để tăng cường khả

năng tiếp cận của nông dân đối với kỹ thuật mới bằng những cách tiếp cận sinh động, gây ấn tượng, phù hợp với cách tiếp thu mang tính thực tiển của nông dân. Nội dung chủ yếu của cuộc tập huấn này nhằm định hướng cho nông dân sản xuất lúa theo phương pháp ba giảm ba tăng, phổ biến lịch xuống giống,… nhằm nâng cao chất lượng và thu nhập dựa trên cơ sởứng dụng hợp lý những tiến bộ KHKT nhằm góp phần giảm các nguồn lực đầu vào như

giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gia tăng giá trị sản xuất trên diện tích

đất canh tác.

Nhìn chung, các nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn ởđịa bàn nghiên cứu được tham gia tập huấn nhưng việc ứng dụng khoa học được tập huấn của các nông hộ thì ở mức thấp. Theo khảo sát thì trong 100 hộ được phỏng vấn thì có 45 hộ tham gia tập huấn chiếm 45% và 55 hộ không tham gia

tập huấn chiếm 55% trong tổng số hộ tham gia sản xuất lúa trong cánh đồng mẫu lớn. Tuy nhiên, nông họ vẫn còn trồng lúa dựa theo kinh nghiệm bản thân tương đối nhiều, chứ không áp dụng những gì đã được tập huấn. Sở dĩ các hộ

không tham gia các buổi tập huấn là do họ không có thời gian để tham gia, một phần vì nơi tổ chức xa chỗ ở của họ, điều kiện đi lại còn khó khăn,… Trong 45 hộ tham gia tập huấn có đến 57,78% có ứng dụng KHKT được tập huấn vào sản xuất của họ và 19 hộ tham gia tập huấn không ứng dụng KHKT vào sản xuất lúa, chiếm 42,22% trong tổng số hộ tham gia tập huấn. Lý giải cho số 42,22 không áp dụng KHKT được tập huấn là nông hộ gặp phải những khó khăn như thiếu vốn, diện tích canh tác thì manh mún nên việc mua giống sạch bệnh, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng trang thiết bị, công nghệ cho sản xuất,… còn gặp nhiều khó khăn. Gặp phải những khó khăn này rất nhiều nông hộđã không áp dụng kỹ thuật tập huấn nữa và quay trở lại sản xuất lúa theo truyền thống.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 48)