Kết quả các nghiên cứu thực nghiệm trước đây

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 29)

6. Các nhận xét khác:

2.1.7Kết quả các nghiên cứu thực nghiệm trước đây

Việc đánh giá hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa ở ĐBSCL bằng phương pháp tham số đã được nhiều tác giả thực hiện. Nguyễn Thành Luân (2010) nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật vụ lúa Đông Xuân niên vụ 2009 – 2010 tại TP. Cần Thơ. Kết quả cho thấy, hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa Đông Xuân niên vụ 2009 – 2010 của nông đạt được là 85,25%. Nguyễn Hữu Đặng (2012) cũng nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa nhưng ở phạm vi rộng hơn là

ĐBSCL và thời gian dài hơn (2008 – 2011). Kết quả cho thấy hiệu quả kỹ

thuật trung bình của của các hộ sản xuất lúa ởĐBSCL trong giai đoạn 2008 – 2011 là 88,96%. Tuy nhiên, hiệu quả kỹ thuật có xu hướng giảm từ 89,2% năm 2008 xuống còn 88,7% năm 2011.

Mở rộng hơn, ngoài việc phân tích hiệu quả kỹ thuật, các tác giả còn phân tích thêm các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cũng như hiệu quả kỹ

thuật sản xuất lúa. Nguyễn Thành Luân (2010) đã kết hợp phương pháp bình phương bé nhất (OLS) thông qua ước lượng dạng hàm sản xuất Cobb – Douglas và phương pháp ước lượng cực đại (MLE) xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa. Kết quả cho thấy, các nhân tố phân kali, thuốc cỏ, giống lúa có ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông hộ. Bên cạnh đó, yếu tố

tập huấn cũng tác động đến năng suất lúa của nông hộ. Những hộ được tập huấn kỹ thuật trồng lúa sẽ mang lại hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào tốt hơn những hộ không tham gia tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa. Trong khi đó, Nguyễn Hữu Đặng (2012) sử dụng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên và hàm phi hiệu quả kỹ thuật để phân tích các yếu tố về kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật hay ngược lại là hiệu quả kỹ thuật. Kết quả cho thấy, các yếu tố đầu vào như đất đai, lao động, loại giống và việc điều chỉnh giảm lượng phân đạm, tăng phân lân đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng sản lượng của hộ. Bên cạnh đó, kết quả ước lượng hàm phi hiệu quả kỹ thuật cho thấy tầm quan trọng của tập huấn kỹ thuật, vai trò của hiệp hội cũng như tín dụng nông nghiệp đóng góp tích cực vào cải thiện hiệu quả kỹ thuật của hộ, hệ số âm của các yếu tố này trong hàm phi hiệu quả kỹ thuật (technical inefficiency function) phản ảnh tác động tích cực đến hiệu quả kỹ thuật. Trong khi đó, thâm niên kinh nghiệm của chủ hộ, tỷ lệđất thuê là những yếu tố làm hạn chế

yếu tố tập huấn kỹ thuật có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất lúa.

Việc phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ở ĐBSCL bằng phương pháp tham sốđược nhiều tác giả thực hiện. Tuy nhiên, việc phân tích hiệu quả

kỹ thuật sản xuất lúa của nông hộởĐBSCL bằng phương pháp phi tham số thì ít có tác giả nào nghiên cứu. Nên luận văn với đề tài “Phân tích hiệu quả kỹ

thuật sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” được thực hiện nhằm xác định mức hiệu quả kỹ

thuật của từng nông hộ, từ đó đề ra mô hình sản xuất hiệu quả bằng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA).

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 29)