6. Các nhận xét khác:
6.1.1 Thuận lợi
- Cây lúa là một loại cây dễ trồng, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Đất đai của vùng thích hợp, dễ canh tác, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
- Sản xuất lúa là nghề truyền thống có từ lâu đời, gắn liền với đa phần với người nông dân. Chính vì thế, nông hộ nơi đây tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế trong sản xuất lúa (trung bình thì nông hộ trên địa bàn nghiên cứu có 24,44 năm kinh nghiệm trong sản xuất lúa).
- Được sự hỗ trợ từĐảng ủy - UBND huyện Phụng Hiệp, UBND xã Tân Bình và các ngành các cấp trên địa bàn; sự hưởng ứng là đồng tình của nhân dân.
- Việc hình thành cánh đồng mẫu lớn giúp nông dân học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Nông hộ được cán bộ tập huấn của trạm khuyến nông, công ty thuốc bảo vệ thực vật, công ty phân bón tổ chức tập huấn kỹ thuật, giới thiệu giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mới phù hợp với sự thay đổi của sâu bệnh và điều kiện tự nhiên.
- Giao thông, thủy lợi một phần đã hoàn thiện và tương đối thuận lợi. Công tác nạo vét tạo nguồn và thủy lợi nội đồng được củng cố.
- Thực hiện cánh đồng mẫu lớn giúp việc gieo sạđồng loạt theo lịch thời vụ, né rầy theo khung thời vụ tốt nhất. Bên cạnh đó, việc sử dụng máy móc (máy xới, trục trong khâu làm đất và sử dụng máy gặt đập liên hợp trong khâu thu hoạch) góp phần làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa.
- Diện tích cánh đồng mẫu lớn tăng, số hộ tham gia trong mô hình ngày càng tăng góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất lúa theo hướng từ sản xuất nhỏ lẻ, nhanh mún sang sản xuất lúa chất lượng cao theo quy mô lớn.