6. Các nhận xét khác:
3.4.1 Tình hình sản xuất lúa ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang gia
giai đoạn 2010 – 6/2013
Tỉnh Hậu Giang nói chung và huyện Phụng Hiệp nói riêng đều có điều kiện khí hậu, thời tiết thuận lợi để sản xuất nông nghiệp. Do đó, từ bao đời nay, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông là chính. Ngành nông nghiệp luôn được các cơ quan chức năng quan tâm và đầu tư đúng mức. Do đó, tình hình sản xuất nông nghiệp được cải thiện qua các năm. Trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện, chiếm khoảng 88% giá trị sản xuất nông nghiệp, trong đó cây lúa chiếm khoảng 50% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (Tính toán từ niên giám thống kê huyện Phụng Hiệp).
Bảng 3.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang giai đoạn năm 2010 – 6/2013 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6/2012 6/2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6/2013 so với 6/2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Diện tích (ha) 54.195 54.446 52.035 24.396 23.899 251 0,46 -2.411 -4,43 -497 -2,04 Năng suất (tấn/ha) 5,25 5,47 5,68 6,89 7,00 0,22 4,19 0,21 3,84 0,11 1,60 Sản lượng (tấn) 284.481 297.570 295.543 168.088 167.293 13.089 4,6 -2.027 -0,68 -795 -0,47
Qua bảng số liệu trên ta thấy, diện tích đất trồng lúa của huyện qua các năm nhìn chung luôn ở mức cao và không có sự thay đổi nhiều. Năm 2011, diện tích trồng lúa ở mức khá cao, ở mức 54.195 ha, tăng 251 ha so với năm 2010 (tăng 0,46% so với năm 2010), lượng tăng không đáng kể. Năm 2012, diện tích trồng lúa đạt 52.035 ha giảm 2.411 ha so với 2011, giảm 4,43% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự biến động trên là do ảnh hưởng của thời tiết, biến đổi khí hậu và tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp tác động đến diện tích trồng lúa. Bên cạnh đó, nông dân không dịch chuyển diện tích trồng mía sang trồng lúa trên nền liếp mía trong vụ Đông – Xuân 2011 – 2012 cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm diện tích lúa).
Năng suất lúa có xu hương tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011, năng xuất lúa của huyện đạt 5,47 tấn/ha tăng 0,22 tấn/ha so với năm 2010, tăng khoảng 4,19% so với năm 2010. Năm 2012, năng suất lúa tiếp tục tăng đáng kể lên mức 5,68 tấn/ha tăng 0,21 tấn/ha, tức tăng 3,84% so với năm 2011. Nguyên nhân là do được sự quan tâm đầu tư đúng mức của các cơ quan chức năng trong việc chuyển giao các biện pháp thâm canh đồng bộ vùng lúa thâm canh năng suất cao. Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng nông nghiệp nông thôn
được quan tâm đầu tư, tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao khoa khọc kỹ thuật trong sản xuất, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng khi phun xịt thuốc nông dược trên lúa và một số cây trồng khác,.. nên năng suất lúa bình quân được cải thiện đáng kể.
Sản lượng lúa qua các năm có sự biến động nhẹ. Cụ thể, năm 2011, sản lượng lúa của toàn huyện đạt 297.570 tấn, tăng 13.089 tấn so với năm 2010, tức tăng 4,6%. Năm 2012, sản lượng lúa có giảm nhưng không đáng kể. Sản lượng lúa năm 2012 của toàn huyện đạt 295.543 tấn, giảm 2.027 tấn so với năm 2011, tức giảm 0,68%. Tuy diện tích lúa toàn huyện có xu hướng giảm nhưng năng suất lúa được cải thiện qua các năm góp phần giữ cho sản lượng lúa của huyện tương đối ổn định.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, xu hướng giảm diện tích canh tác lúa và tăng năng suất lúa tiếp tục. Trong 6 tháng đầu năm 2013, diện tích canh tác lúa
đạt 23.899 ha, giảm 497 ha so với 6 tháng đầu năm 2012, giảm 2,04% so với cùng kỳ năm trước. Năng suất 6 tháng đầu năm tăng lên khoảng 7 tấn/ha, tăng 0,11 tấn/ha so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng 6 tháng đầu năm 2013 giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2012, giảm 795 tấn, tức giảm 0,47%.