Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 31)

6. Các nhận xét khác:

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

- Mc tiêu c th 1: Phương pháp thống kê mô tảđược sử dụng nhằm mô tả thực trạng sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn ở

huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Cụ thể như: độ tuổi, số năm kinh nghiệm, trình độ học vấn, diện tích đất canh tác, số lao động,...

- Mc tiêu c th 2: Sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá kết quả

sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn. Cụ thể: Doanh thu/Chi phí, lợi nhuận/chi phí, lợi nhuận/doanh thu, thu nhập/chi phí.

- Mc tiêu c th 3: Sử dụng phương pháp phân tích màn bao dữ liệu (DEA) để phân tích hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất lúa trong cánh

đồng mẫu lớn, kết hợp với phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS) để kiểm định các nhân tốảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật.

Mô hình 1: Sử dụng phương pháp DEA để đo lường hiệu quả kỹ thuật (TE) của việc sản xuất lúa năm 2013 mà không qua bất kì dạng hàm số nào. Các biến được sử dụng trong mô hình DEA để phân tích hiệu quả kỹ thuật TE

Bảng 2.2: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình DEA Các biến sử dụng Mô hình Sản phẩm Q = sản lượng lúa (kg) Y Đầu vào sản xuất Dientich = tổng diện tích đất (1000m2) X1 Laodong = tổng lao động (ngày công) X2 Giong = giống (kg) X3 Dam = lượng phân đạm đơn chất (kg) X4 Lan = lượng phân lân đơn chất (kg) X5 Kali = lượng phân kali đơn chất (kg) X6 ThuocBVTV = lượng thuốc nông dược (lít) X7 Maymoc = tổng số giờ sử dụng máy móc (giờ) X8 Mô hình 2: Sử dụng phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS)

để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ tham gia sản xuất lúa trong cánh đồng mẫu lớn tại huyện Phụng Hiệp. Dạng hàm tuyến tính được sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật với các biến

độc lập.

Mô hình kinh tế lượng có dạng sau:

∑ = + + = 6 1 ji 0 j ji i Z u I β β Trong đó:

I là giá trị của chỉ số hiệu quả kỹ thuật của hộ thứ i được tính toán bằng phương pháp DEA.

βji là hệ số của phương trình hồi quy cần tính. Zji là các biến độc lập gồm:

Z1i: là giới tính chủ hộ (Biến giả: 1 = nam, nữ = 0)

Z2i: trình độ học vấn của chủ hộ (số năm đi học của chủ hộ). Z3i: kinh nghiệm của chủ hộ (số năm thâm niên trồng lúa).

Z4i: số ngày công lao động gia đình tham gia sản xuất lúa (ngày công/1.000m2).

Z5i: số ngày công lao động thuê tham gia sản xuất (người/1.000m2). Z6i: áp dụng kỹ thuật tập huấn vào sản xuất lúa (Biến giả: 1 = có áp dụng, 0 = khác).

u là sai số của mô hình.

- Mc tiêu c th 4: Trên cơ sở các thông tin và số liệu phân tích được, vận dụng những kiến thức đã học và tham khảo những người có chuyên môn

để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho nông hộ trồng lúa trong mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp so sánh để phân tích tình hình sản xuất lúa ở huyện Phụng Hiệp qua các năm.

Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Các phương pháp so sánh:

+ So sánh số tuyệt đối: Lấy giá trị tuyệt đối của năm sau trừđi năm trước

để thấy sự chênh lệch. Dùng để so sánh số liệu năm tính toán với số liệu năm trước đó để xem xét sự biến động của các chỉ tiêu, để tìm ra nguyên nhân biến

động, từđó đề xuất các giải pháp khắc phục.

Công thc: Δy = y1 – y0

y1 : Chỉ tiêu năm sau y0 : Chỉ tiêu năm trước

Δy: Là phần chênh lệch của các chỉ tiêu.

+ So sánh số tương đối: Là giá trị tương đối của năm sau trừ đi giá trị

tương đối của năm trước. Dùng để làm rõ mức độ biến động của các chỉ tiêu trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu, và so sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm. Từđó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Công thc :Δy = y1 – y0 y0 y1 : Chỉ tiêu năm sau y0 : Chỉ tiêu năm trước

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HẬU GIANG

Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Hậu Giang

Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm châu thổ sông MêKông, TP. Vị Thanh trung tâm hành chính của tỉnh cách TP. Hồ Chí Minh 240km về phía Tây Nam theo các tuyến quốc lộ, thủy lộ quốc gia; cách TP. Cần Thơ 60km theo Quốc lộ 61 và chỉ cách 40km theo đường nối Vị Thanh – TP. Cần Thơ.

Tỉnh Hậu Giang có diện tích tự nhiên 1.601 km2, chia ra 07 đơn vị hành chính, bao gồm 5 huyện, một TP. và một thị xã (TP. Vị Thanh và thị xã Ngã Bảy – nơi hợp thủy của bảy dòng kinh lớn).

Tỉnh Hậu Giang tiếp giáp với các tỉnh: phía Bắc giáp TP. Cần Thơ – trung tâm động lực thu hút các nguồn lực của vùng ĐBSCL; phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Đông giáp sông Hậu có nhiều tiềm năng lớn về cung cấp nước ngọt, vận tải sông biển, khai thác cát sông san lấp mặt bằng và tỉnh Vĩnh Long – trục đường thủy chính vào cảng quốc tế Cái Cui, Cần Thơ; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu.

Hậu Giang có hệ thống giao thông thủy, bộ thuận tiện nối liền các mạch giao thông với các tỉnh ĐBSCL nên có khả năng giao lưu và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh vùng Nam Sông Hậu và cả vùng ĐBSCL. Đặc

biệt tuyến đường bộ nối thị xã Vị Thanh, thị trấn Một Ngàn và TP. Cần Thơ là cầu nối quan trọng giữa TP. Cần Thơ với tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu, sẽ tạo

đà phát triển, giao lưu hàng hóa giữa Hậu Giang và các tỉnh trong khu vực. Ngoài 2 tuyến đường bộ quốc gia là quốc lộ 1A, quốc lộ 61 chạy qua, Hậu Giang có mạng lưới sông rạch rất thuận lợi với trục giao thông thủy quan trọng là sông Hậu – một trong 2 nhánh sông lớn của sông MêKông, là trục

đường chính vào cảng quốc tế Cái Cui, Cần Thơ. Kinh xáng Xà No, kinh Quản lộ Phụng Hiệp là đường thủy quốc gia từ TP. Hồ Chí Minh xuyên đồng bằng đổ ra biển Tây, nối các tỉnh ĐBSCL đi Camphuchia, biển Đông và các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, trung ương và tỉnh đang tập trung đầu tư mới tuyến Quản lộ Phụng Hiệp, tuyến lộ Nam sông Hậu nối cầu Cần Thơ đi các tỉnh ĐBSCL.

3.2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHỤNG HIỆP 3.2.1 Điều kiện tự nhiên 3.2.1 Điều kiện tự nhiên

3.2.1.1 V trí địa lý

Hình 3.2: Bản đồ vị trí địa lý huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

- Trung tâm huyện Phụng Hiệp nằm trên tỉnh lộ 927, cách trung tâm tỉnh Hậu Giang 37km về phía Đông, đồng thời cách trung tâm TP. Cần Thơ 36km về phía Nam, ranh giới hành chính của huyện như sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.

+ Phía Đông giáp huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. + Phía Nam giáp huyện Châu Thành và huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng. + Phía Tây giáp huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. - Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 48.528,11 ha, chiếm 30,3% diện tích toàn tỉnh. Tổng dân số của huyện khoảng 208.000 người (chiếm 26,3% dân số toàn tỉnh). Mật độ dân số bình quân 429 người/km2, là một trong những huyện có mật độ dân số thấp nhất tỉnh.

- Huyện chia thành 15 đơn vị hành chính gồm 03 thị trấn: Cây Dương, Kinh Cùng, Búng Tàu và 12 xã: Phụng Hiệp, Long Thạnh, Thạnh Hòa, Tân Bình, Hòa An, Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng, Hòa Mỹ, Phương Bình, Phương Phú, Tân Long và Bình Thành.

- Có vị thế nằm gần với sông Hậu và nhiều kênh trục chạy qua, đồng thời quy mô đất đai và dân số của huyện lớn là tiềm năng và lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.

3.2.1.2 Đặc đim địa hình

Địa hình của huyện nhìn chung khá bằng phẳng, cao độ có xu thế thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây thấp dần vào giữa huyện, đã tạo thành các khu vực có địa hình cao thấp khác nhau.

3.2.1.3 Khí hu

Huyện Phụng Hiệp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích

đạo với những đặc trưng sau:

Nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình 26,8oC), tháng 4 nóng nhất (nhiệt độ trung bình 28,3oC) và tháng giêng thấp nhất (nhiệt độ trung bình 25,5oC). Nắng nhiều (trung bình 2.445 giờ/năm, 6 – 7 giờ/ngày), điều kiện khí hậu khá thuận lợi để cây trồng sinh trưởng – phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao.

Lượng mưa bình quân năm đạt 1.635 mm và phân hóa sâu sắc theo mùa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa trong năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 với lượng mưa chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa trong năm.

3.2.1.4 Chếđộ thy văn

- Chếđộ thủy văn của hệ thống kênh rạch của huyện Phụng Hiệp chịu sự

chếđộ triều biển Đông và triều biển Tây. So với các tỉnh khác thuộc ĐBSCL, lũở Hậu Giang nói chung và ở huyện Phụng Hiệp nói riêng thường đến chậm. Thông thường từ tháng 8 đến tháng 10, lũ từ sông Hậu theo các kênh chính đổ

vào Phụng Hiệp rồi tiêu thoát theo hướng biển Tây. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thủy triều biển Tây, cộng với mưa lớn tại chỗ, dẫn đến lũ rút chậm hơn.

- Chếđộ thủy triều: thủy triều biển Đông là chếđộ bán nhật triều và thủy triều biển Tây là nhật triều có pha bán nhật triều nhưng không rõ nét. Triều biển Đông theo sông Hậu và các kênh rạch tác động vào địa bàn khá mạnh ở

khu vực ven sông và kênh chính, yếu dần khi vào nội đồng (5 – 10km), biên

độ thủy triều chênh lệch khá lớn (tại trạm Cần Thơ 104 – 169cm), có tác dụng tốt cho việc tưới tiêu, nhất là với các xã phía Bắc huyện Phụng Hiệp. Triều biển Tây theo hệ thống sông Cái lớn và kênh rạch tác động vào khu vực phía Nam huyện Phụng Hiệp, nhưng biên độ triều nhỏ (tại trạm Vị Thanh 25 – 68cm). Dưới tác động của thủy triều biển Đông và thủy triều biển Tây, khu vực giữa huyện (phía Nam kênh xáng) nằm trong vùng giáp nước nên khả

năng tiêu thoát nước của khu vực này khá khó khăn, đặc biệt là các tháng mưa lũ.

2.2.2 Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: gồm 2 nhóm đất chủ yếu là đất phù sa và đất phèn. Đất phù sa với diện tích 12.273ha, chiếm 25,29% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Nhóm đất này thích hợp cho trồng lúa, rau màu, cây ăn trái (nhưng phải lên líp). Đất phèn với diện tích 22.026ha, chiếm 45,76% tổng diện tích toàn huyện. Nhóm đất này khá giàu dinh dưỡng và hữu cơ, nhưng bị hạn chế bởi độc tố phèn.

- Tài nguyên nước khá dồi dào, được cung cấp từ hai nguồn chính là nước mưa tại chỗ và nước sông Mêkong qua nhánh sông Hậu. Nguồn nước sông Hậu cung cấp cho huyện theo 2 hướng chính là sông Cái Côn và sông Xà No.

- Tài nguyên rừng: tổng diện tích rừng trên địa bàn huyện là 3.138ha, chủ

yếu là rừng đặc dụng.

2.2.3 Giao thông

Trong những năm gần đây, huyện Phụng Hiệp đã và đang tập trung đầu tư phát triển mạng lưới giao thông bộđặt biệt là giao thông nông thôn.

Trên địa bàn huyện có 8 trục giao thông chính là Quốc lộ 1, Quốc lộ 61,

928, đường tỉnh lộ 928B, đường tỉnh lộ 929 chạy qua nên huyện khá thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

Hệ thống giao thông nông thôn đường bộ, về cơ bản, đã hoàn chỉnh. Trước đây, phương tiện giao thông nông thôn chủ yếu là ghe, tàu, thì đến nay xe 2 bánh dễ dàng đi lại trong cả hai mùa mưa nắng, trên tất cả các tuyến

đường nông thôn; xe ôtô con từ trung tâm huyện đến được tất cả các xã, thị

trấn trên địa bàn.

2.2.3 Tình hình kinh tế - xã hội

2.2.3.1 Nông nghip

Nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện, những năm qua, ngành nông nghiệp huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trên cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và sinh thái của từng vùng.

Năm 2012 toàn huyện gieo trồng được 52.035 ha lúa (3 vụ), sản lượng 295.543 tấn. Nhiều vùng chuyên canh lúa, mía, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao mức sống người dân, xóa hộđói, giảm hộ nghèo.

Ngoài lúa và cây ăn trái, huyện Phụng Hiệp còn chú trọng phát triển vùng nguyên liệu mía của tỉnh Hậu Giang. Niên vụ mía năm 2012, huyện Phụng Hiệp trồng được 9.705 ha, sản lượng 823.836 tấn, giá bán từ 780 – 960

đ/kg; gần trung tâm huyện Phụng Hiệp là Công ty Mía đường - cồn Long Mỹ

Phát và nhà máy đường Phụng Hiệp đó là điều kiện thuận lợi để tiêu thụ mía trên địa bàn huyện. Bên cạnh thế mạnh cây lúa và cây mía truyền thống, huyện Phụng Hiệp còn tận dụng lợi thế tự nhiên để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản. Phong trào chăn nuôi thủy sản ở huyện Phụng Hiệp nở rộ trong vài năm gần

đây. Bước đầu chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp, chủ yếu trong ao, vèo, lồng... ven các tuyến kênh, rạch. Mỗi khi mùa nước về, thay vì sản xuất lúa vụ 3 kém hiệu quả, người dân chuyển sang nuôi cá dưới ruộng.

Tuy nhiên, do quy mô các mô hình sản xuất nhỏ, chỉ góp phần cải thiện cuộc sống cho nhiều hộ dân nông thôn, chứ chưa thể khai thác hết tiềm năng, thế mạnh nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Về thủy sản năm 2012 toàn huyện thả nuôi 3.999,05 ha cá các loại với sản lượng 30.694,5 tấn. Dựa vào lợi thế tự nhiên của 2 xã Hiệp Hưng và Tân Phước Hưng có các tuyến kênh lớn như: kênh Quản lộ Phụng Hiệp, Lái Hiếu, Cây Dương..., huyện Phụng Hiệp đã quy hoạch thành công vùng nuôi thủy sản có giá trị thương phẩm của khu vực ĐBSCL và phục vụ cho xuất khẩu.

2.2.3.2 Công nghip - tiu th công nghip

Nằm trên địa bàn huyện là các Công ty: Công ty cổ phần Việt Long VDCO sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản, Công ty TNHH hải sản Việt Hải và một số Hợp tác xã làm ăn có hiệu quả nhằm phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn huyện cũng như các huyện khác trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: toàn huyện có 765 cơ sở CN-TTCN với trên 3.529 lao động. Về hoạt động sản xuất tổng sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 1.182 tỷđồng.

2.2.3.3 V thương mi, dch v

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụđạt 3.172 tỷ đồng, đạt 158,6% chỉ

tiêu, tăng 37,76% so với năm 2011. Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển. Toàn huyện có 6.402 cơ sở thương mại - dịch vụ với 10.430 lao động.

3.3 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã được nhiều kết quả cu thể như sau:

Công tác tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực cán bộ xây dựng nông thôn mới, đã tổ chức 4 lớp có 539 học viên tham dự, đối tượng học

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)