Các nguyên nhân a Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác dự thầu xây lắp tại Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 68 (Trang 47)

c. Tập hợp tài liệu và đánh giá chất lượng hồ sơ dự thầu

1.3.2.2.Các nguyên nhân a Nguyên nhân khách quan

a. Nguyên nhân khách quan

Do cơ chế quản lý đấu thầu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các văn bản quy định quản lý trong lĩnh vực đấu thầu đã được xây dựng nhằm đảm bảo hoạt động đấu thầu diễn ra minh bạch, hiệu quả bao gồm Luật Đấu thầu, nghị định 85/2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, các thông tư liên ngành liên bộ quy định trong lĩnh vực đấu thầu ... Dẫu vậy nhưng đối với các doanh nghiệp để thực hiện tốt các qui định của nhà nước là khá khó khăn. Cụ thể đối với các gói thầu xây lắp, khi chuẩn bị nội dung về kỹ thuật trong một số trường hợp nhà thầu hay cả bên mời thầu sẽ thấy lúng túng trong việc đưa ra biện pháp thi công tuân theo quy phạm, tiêu chuẩn của Luật Đấu thầu hay của Luật Xây dựng. Do có sự chồng chéo và mâu thuẫn lẫn nhau trong các quy định của nhà nước dẫn đến sự bất tiện không đáng có trong thực tế công tác.

Do hình thức lựa chọn nhà thầu của chủ đầu tư

Có nhiều hình thức để chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu phù hợp với yêu cầu, bên cạnh những điểm chung thì các hình thức lựa chọn có những đặc điểm riêng đáp ứng hoàn cảnh của từng gói thầu và chủ đầu tư. Trong nhiều trường hợp những đặc điểm này gây không ít khó khăn cho các nhà thầu tham dự. Ví dụ như ở hình thức đấu thầu cạnh tranh rộng rãi có ưu điểm về tính minh bạch và công khai nhưng bất lợi đối với các nhà thầu là sự cạnh tranh gay gắt để nắm được cơ hội thắng thẩu, đối với những gói thầu thu hút sự chú ý của dư luận thì chỉ những nhà thầu có tiềm lực mạnh mới có khả năng giành được hợp đồng. Hay như hình thức cạnh tranh hạn chế tạo thuận lợi cho chủ đầu tư trong việc hạn chế các nhà thầu không đủ khả năng tham gia dự thầu, tiết kiệm thời gian và chi phí cho quá trình đấu thầu nhưng với các nhà thầu tham dự các gói thầu này luôn gặp phải những thắc mắc về sự bình đẳng trong việc lựa chọn người trúng thầu. Thực tế đã chỉ ra các gói thầu có vốn đầu tư nước ngoài thường gặp phải tình huống này khi mà các nhà thầu nước ngoài được lựa chọn có tiềm lực kinh tế, kỹ thuật hơn hẳn đơn vị trong nước

tham gia dự thầu. Kết quả cuối cùng thì mục đích vay vốn xây dựng tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp trong nước lại rơi vào các nhà thầu nước ngoài. HANDICO 68 từng nộp hồ sơ dự thầu gói thầu xây dựng đường cao tốc trên cao vành đai 3 đoạn đi qua Đại lộ Thăng Long, đường Trần Duy Hưng, dự án thực hiện bằng nguốn vốn ODA của Nhật Bản, nhưng do năng lực còn hạn chế Công ty đã không thể giành được hợp đồng này. Nhà thầu trúng thầu là liên danh Sumitomo- Mitsui của Nhật Bản.

Do đối thủ cạnh tranh, đối tác liên danh, cung ứng hàng hóa

Cạnh tranh là một đặc trưng của thị trường hàng hóa, có cạnh tranh mới có phát triển và nâng cao chất lượng. Muốn được như vậy thì cạnh tranh phải là cạnh tranh lành mạnh, tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh. Các đối thủ cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu của công ty có thể là những đơn vị có tên tuổi, có uy tín, có tiềm lực cũng có thể là các đơn vị mới gia nhập thị trường, chưa có kinh nghiệm. Khi có quá nhiều đối thủ cạnh tranh và không phải ai cũng có tinh thần cạnh tranh lành mạnh có thể là nguyên nhân dẫn đến thất bại cho công ty vì bị rò rỉ thông tin về kỹ thuật, giá dự thầu ... cho đối thủ.

HANDICO 68 đã tham gia liên danh với các nhà thầu khác để thực hiện một số gói thầu. Tuy nhiên, khi thực hiện đánh giá lại hiệu quả của các gói thầu liên danh Công ty nhận thấy mức độ đạt được của các gói thầu này không như mong muốn và có phần thấp hơn các gói thầu không liên danh. Ví dụ như gói thầu Kè sông Bến Ván- Quảng Nam được thực hiện vào năm 2005-2006 có giá trị hơn 26 tỷ VND, HANDICO 68 đã liên danh với Công ty khai thác Thủy lợi Quảng Nam để thực hiện gói thầu trên. Theo dự tính lợi nhuận từ việc thực hiện gói thầu, sau khi đã trừ hết các chi phí, là khoảng 5% giá trị công trình và HANDICO 68 thỏa thuận sẽ nhận được 50% lợi nhuận. Nhưng khi hoàn thành, nghiệm thu và bàn giao công trình thì lợi nhuận thu được chỉ đạt 3.9 % giá trị công trình, như vậy lợi nhuận thu về sẽ không đạt như dự tính. HANDICO 68 đã tìm ra nguyên nhân của việc lợi nhuận giảm là do Công ty khai thác Thủy lợi Quảng Nam đã thay đổi biện pháp thi công làm tăng khối lượng công việc mà không có sự thống nhất giữa 2 bên. Công ty khai thác Thủy lợi Quảng Nam lấy lý do không đủ thời gian thống nhất phương án thi công mới, phải đảm bảo tiến độ thi công, do HANDICO 68 không có mặt tại hiện trường nên đã tự ý giải quyết. Mặc dù gói thầu vẫn diễn ra thuận lợi nhưng Công ty bị tổn thất về lợi nhuận và mất quyền kiểm soát gói thầu. Thực tế này dẫn đến tình trạng HANDICO 68 ít tham gia liên danh để tham dự đấu thầu dẫn đến

không đủ năng lực để tiếp cận một số gói thầu hấp dẫn, mở rộng thị trường.

Đối với các đối tác cung cấp hàng hóa phục vụ cho gói thầu, trong một vài trường hợp không thể thực hiện đúng theo hợp đồng nguyên tắc đã ký và Công ty không kịp thời tìm được nhà cung cấp khác có sản phẩm tương tự sẽ làm chậm tiến độ gói thầu, gây tổn hại đến uy tín của nhà thầu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác dự thầu xây lắp tại Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 68 (Trang 47)