Nhóm biện pháp tăng cường bồi dưỡng GV về công tác hướng dẫn NCKH củaSV Biện pháp 1a: Nâng cao nhận thức của GV, CBQL về vai trò và tác dụng việc

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ở trường đại học sư phạm Hà Nội (Trang 85)

Biện pháp 1a: Nâng cao nhận thức của GV, CBQL về vai trò và tác dụng việc

NCKH đối với SV, mức độ hợp lý được đánh giá là: 86%, mức độ khả thi là

85%. Điều này cho thấy, việc nâng cao nhận thức của CBQL và GV có ý nghĩa quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các biện pháp tiếp theo của quá trình QL việc NCKH của SV trường ĐHSP Hà Nội.

Biện pháp 2a: Kế hoạch hóa công tác bồi dưỡng GV về khả năng hướng dẫn SV

NCKH, mước độ chaanh lệch lớn nhất giữ tính hợp lí (83%) và tính khả thi (58%). Công tác lập kế hoạch bồi dưỡng GV đòi hỏi các CBQL thuộc bộ phận chức năng có khả năng chuyên môn tốt, khả năng làm việc độc lập với các khoa, tổ bộ môn và am hiểu về công tác liên kết, hợp tác ĐT. Tuy nhiên, do nhân sự dựng kế hoạch bồi dưỡng GV về khả năng hướng dẫn SV NCKH gặp rất nhiều khó khăn. Điều này góp phần lý giải cho mức độ khả thi của biện pháp.

Biện pháp 3a: Cải tiến việc tổ chức triển khai công tác bồi dưỡng GV về hướng

dẫn SV NCKH, có sự chênh lệch đáng kể giữa tính hợp lí và tính khả thi (tính hợp lý: 79% và khả thi: 65%). Cải tiến việc tổ chức triển khai là một công việc cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác QL. Tuy nhiên, trên thực tế, việc cải tiến đòi hỏi phải cần có thời gian để kiểm nghiệm và thường gặp khó khăn do tâm lý ngại đổi mới của nhiều cá nhân. Vì vậy, để biện pháp đạt được mức khả thi cao khi áp dụng vào thực tiễn, cần có sự đồng tâm nhất trí cả tập thể và quyết tâm thực hiện của các lực lượng tham gia QL cảu nhà trường.

Biện pháp 4a: Tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện của lãnh đạo nhà trường đối

với việc tham gia hướng dẫn của SV NCKH của GV, mức độ hợp lí: 79% và

mức độ khả thi: 76%. Kết quả khảo sát thể hiện công tác chỉ đạo thực hiện của lãnh đạo nhà trường là kim chỉ nan định hướng cho việc triển khai quá trình QL. Tuy mức độ thể hiện chỉ ở mức khá cao nhưng có sự tương đối đồng nhất về mức độ khảo nghiệm tính hợp lý và khả thi của biện pháp Qua thang điểm đánh giá.

Biện pháp 5a: Hỗ trợ nguồn lực và điền kiện đối với GV tham gia hướng dẫn SV NCKH, sự chênh lệch giữa tính hợp lý (77%) và tính khả thi (65%) ở mức độ

tương đối đáng kể. Sự hạn chế về nguồn lực và điều kiện hỗ trợ GV tham gia NCKH là một thực tế khách quan đối với với trường ĐHSP Hà Nội trong điều kiện còn nhiều khó khăn hiện nay. Điều này thực sự là trở ngại đối với việc triển khai áp dụng biện pháp. Tuy nhiên, trong thời gian tới, cần khắc phục khó khăn bằng cách huy động kinh phí bằng sự hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi và có những chế độ hỗ trợ GV tham gia để biện pháp thực sự phát huy được hiệu quả.

Biện pháp 6a: Tổ chức các hội nghị tổng kết, khen thưởng GV về việc tham gia NCKH

và hướng dẫn SV NCKH, mức độ hợp lý: 76% và mức độ khả thi: 68%. Các

phiếu tham khảo ý kiến đều tập trung đánh giá tính hợp lý và khả thi biện pháp ở mức độ khá cao và tương đối đồng đều. Tuy nhiên, tính khả thi của biện pháp chưa cao do hiệu quả và cơ sở thực hiện biện pháp phụ thuộc vào việc triển khai các chức năng của quá trình QL việc tăng cường bồi dưỡng khả năng hướng dẫn cho GV. Việc tổng kết, đánh giá nghiêm túc những kết quả đạt được cũng như hạn chế; các ưu khuyết điểm, đồng thời động viên, khen thưởng kịp thời và có những điều chỉnh, bổ sung hợp lý thực sự là những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình QL việc NCKH của SV.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ở trường đại học sư phạm Hà Nội (Trang 85)