Xây dựng giả thuyếtPhân tích kết quả
2.2.3. Thực trạng công tác hướng dẫn SV NCK Hở trường ĐHSP Hà Nộ
Hướng dẫn SV tham gia NCKH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của GV ở trường ĐH. Đối với trường ĐHSPHN, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã xác định tham gia hướng dẫn SV NCKH là nhiệm vụ bắt buộc đối với tất cả GV. Nhằm đánh giá thực trạng hướng dẫn SV NCKH của GV trường ĐHSPHN, chúng tôi tiến hành khảo sát với các tiêu chí: số lượng GV tham gia hướng dẫn, hiệu quả; khả năng; tinh thần trách nhiệm của GV hướng dẫn, sự thống nhất trong quy trình hướng dẫn.
Kết quả khảo sát thực trạng công tác hướng dẫn SV NCKH của GV trường ĐHSPHN thể hiện như sau:
2.2.3.1. Về số lượng GV tham gia hướng dẫn SV NCKH
Số lượng GV hướng dẫn SV NCKH trong các năm học 2006 – 2007, 2007 – 2008, 2008 - 2009, 2009 – 2010 được thể hiện ở bảng 2.3
Bảng 2.3. Số lượng GV trường ĐHSPHN hướng dẫn SV NCKH
Năm học Tổng số GV Số GV tham gia hướng dẫn SV NCKH Tỉ lệ % 2006 – 2007 763 320 41,9% 2007 – 2008 796 304 38,2% 2008 – 2009 829 312 37,6% 2009 - 2010 834 354 42,4%
Nhìn vào bảng 2.3, chúng ta có thể nhận thấy rằng tỉ lệ GV trường ĐHSPHN tham gia hướng dẫn SV NCKH đạt tỉ lệ thấp (chưa tới 50%) và số GV tham gia hướng dẫn năm 2009 thấp hơn 2 năm học trước. Để giải thích tình trạng trên, chúng tôi đã sử dụng phương pháp trò chuyện với nhiều giáo viên và được biết các nguyên nhân, đó là: nhằm phục vụ cho quy mô phát triển ĐT và góp phần nâng cao chuyên môn cho GV, nhiều GV của trường đã được cử đi học ở nước ngoài. Điều này dẫn đến áp lực giờ dạy đối với các GV khá cao, thời gian dành cho công tác NCKH rất
hạn chế. Bên cạnh đó, các quy định về việc NCKH của SV chưa thật sự khuyến khích được SV tham gia cùng với thực trạng hiện nay, nhiều SV chọn hình thức thi cuối khóa thay vì làm luận văn tốt nghiệp.
Hơn thế nữa, để tìm hiểu rõ hơn thực trạng việc hướng dẫn của GV trường ĐHSP HN, chúng tôi tiến hành khảo sát những khó khăn của GV trong quá trình hướng dẫn SV NCKH.
Bảng 2.4. Những khó khăn của GV trường ĐHSP HN trong quá trình hướng dẫn SV NCKH. Đối tượng CBQL GV CBQL &GV Số ý kiến % Thứ bậc Số ý kiến % Thứ bậc % Thứ bậc Số giờ giảng nhiều, GV không
có thời gian tham gia NCKH và hướng dẫn SV NCKH.
17 85 2 65 81,3 1 82 2
SV chưa có kỹ năng và phương pháp NCKH. 14 70 3 59 73,8 3 73 3 Năng lực và trình độ chuyên môn của GV hạn chế 3 15 6 20 25 6 23 6 SV không có nguyện vọng tham gia NCKH 9 45 5 34 42,5 5 43 5 GV chưa nắm kĩ phương pháp hướng dẫn SV NCKH 10 50 4 45 56,3 4 55 4 Thiếu sự thống nhất về quy trình hướng dẫn SV NCKH 18 90 1 70 87,5 2 88 1
Về những khó khăn của GV trường ĐHSPHN trong quá trình hướng dẫn SV NCKH bao gồm:
- Thiếu sự thống nhất về quy trình hướng dẫn SV NCKH (xếp thứ 1)
- Số giờ giảng nhiều, GV không có thời gian tham gia NCKH và hướng dẫn SV NCKH. (xếp thứ 2)
- SV chưa có kỹ năng và phương pháp NCKH (xếp thứ 3)
- GV chưa nắm kĩ phương pháp hướng dẫn SV NCKH (xếp thứ 4) - SV không có nguyện vọng tham gia NCKH (xếp thứ 5)
- Năng lực và trình độ chuyên môn của GV hạn chế (xếp thứ 6)
Nhìn chung, những khó khăn của GV trường ĐHSPHN trong quá trình hướng dẫn SV NCKH tập trung chủ yếu ở các vấn đề: thiếu sự thống nhất về quy trình hướng dẫn SV NCKH, không có thời gian dành cho việc NC và hướng dẫn SV NCKH do số giờ giảng nhiều, SV không biết phương pháp NCKH. Bên cạnh đó, việc GV không nắm kĩ phương pháp hướng dẫn SV NCKH, SV không có hứng thú tham gia NCKH và năng lực chuyên môn của một bộ phận đội ngũ GV hạn chế là những khó khăn thường trực đối với GV trường ĐHSPHN trong quá trình hướng dẫn SV NCKH.
2.2.3.2. Về hiệu quả hướng dẫn SV NCKH
Hiệu quả việc hướng dẫn SV NCKH thể hiện qua sự cố vấn, giúp đỡ, động viên, khuyến khích của người GV hướng dẫn đối với SV trong suốt quá trình thực hiện đề tài NCKH.
Qua kết quả khảo sát, có 12% ý kiến CBQL và GV, 4% ý kiến của SV cho rằng rất hiệu quả; 47% ý kiến CBQL và GV, 43,3% ý kiến của SV đánh giá mức độ hiệu quả; 13% ý kiến của CBQL và GV, 19,4% ý kiến của SV cho là trung bình. Như vậy, nhìn chung ý kiến của các đối tượng khảo sát đều đánh giá hiệu quả trong công tác hướng dẫn SV NCKH của GV từ loại khá trở lên. Bên cạnh đó, cũng có
một bộ phận CBQL, GV, SV cho rằng hiệu quả của công tác hướng dẫn chỉ đạt mức độ trung bình (xem bảng phụ lục 2,4,6).
Lý giải điều này là do trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu phát triển về quy mô đào tạo của nhà trường, lãnh đạo trường ĐHSPHN đã tuyển dụng nhiều GV trẻ là những SV có thành tích học tập xuất sắc và tích cực trong NCKH. Sau 5 năm công tác, các GV trẻ bắt đầu được tham gia hướng dẫn SV NCKH. Hiệu quả hướng dẫn SV NCKH của họ sẽ không bằng các GV lâu năm hoặc có học hàm, học vị cao. Vì vậy, đánh giá của CBQL, GV, SV về hiệu quả của công tác hướng dẫn SV NCKH là chính xác.
2.2.3.3. Về khả năng hướng dẫn của GV
Khả năng hướng dẫn của GV được hiểu là khả năng cố vấn, hỗ trợ của GV đối với SV trong suốt quá trình thực hiện NCKH. Đặc biệt đối với GV trường ĐHSPHN, khả năng hướng dẫn còn thể hiện ở năng lực truyền đạt cho SV kĩ năng, phương pháp thực hiện NCKH trong điều kiện SV chưa được giảng dạy trong chương trình học chính khóa. Khả năng hướng dẫn của GV có ý nghĩa quyết định đến chất lượng công trình NCKH của SV.
Hầu hết các ý kiến của CBQL, GV, SV được khảo sát đều cho rằng khả năng hướng dẫn của GV trường ĐHSPHN đạt từ mức độ khá trở lên, trong đó các ý kiến tập trung đánh giá ở mức độ tốt (58% ý kiến của CBQL và GV, 47,7% ý kiến của SV). Mức độ khá có 24% ý kiến đánh giá của CBQL và GV, 29,3% ý kiến của SV. 14% ý kiến của CBQL và GV, 16,3% ý kiến của SV đánh giá ở mức độ rất tốt. (xem bảng phụ lục 2,4,6)
Trên thực tế, đa số GV trường ĐHSPHN tiếp cận phương pháp, kỹ năng NCKH thông qua quá trình tham gia NCKH khi là SV và việc học tập chuyên đề Phương pháp NCKH của chương trình ĐT cao học. Kết quả khảo sát về khả năng hướng dẫn của GV trường ĐHSPHN thể hiện sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ giảng dạy. Tuy nhiên, việc tổ chức các lớp bồi dưỡng khả năng hướng dẫn SV NCKH sẽ tạo sự tự tin và thống nhất trong quy trình hướng dẫn đối với GV.
Sự thống nhất trong quy trình hướng dẫn của GV theo trình tự bao gồm việc gợi ý SV chọn đề tài, hướng dẫn lập đề cương, triển khai NC, hoàn thành quyển và báo cáo. Bên cạnh đó, sự thống nhất còn được thể hiện thông qua việc hướng dẫn SV các bước thực hiện một công trình NCKH.
Theo kết quả khảo sát, có 15% ý kiến của CBQL và GV, 9% ý kiến của SV cho rằng các GV rất thống nhất về quy trình hướng dẫn SV NCKH. 68% ý kiến của CBQL và GV, 62,7% ý kiến của SV đánh giá ở mức thống nhất. Tuy nhiên, có đến 17% ý kiến của CBQL và GV, 28% ý kiến của SV cho rằng không có sự thống nhất trong quy trình hướng dẫn của GV (xem bảng phụ lục 2,4,6)
Qua trò chuyện với các đối tượng khảo sát và nghiên cứu các sản phẩm NCKH của SV, chúng tôi nhận thấy vẫn có trường hợp GV hướng dẫn SV không theo đúng quy trình, đặc biệt là việc thể hiện các bước thực hiện một công trình NCKH.
Thực tế trên đòi hỏi bức thiết phải tổ chức các lớp bồi dưỡng kĩ năng hướng dẫn SV NCKH cho GV nhằm tạo sự thống nhất trong quy trình hướng dẫn của GV và thuận lợi cho SV trong quá trình thực hiện.
2.2.3.5. Về tinh thần trách nhiệm của GV hướng dẫn
Kết quả khảo sát thể hiện sự đánh giá về tinh thần trách nhiệm của GV trường ĐHSPHN hướng dẫn SV NCKH tập trung ở mức độ thuận lợi và tương đối thuận lợi, còn các mức độ khác thì không đáng kể. 35% ý kiến của CBQL và GV, 34% ý kiến của SV được hỏi đánh giá ở mức độ tương đối thuận lợi; 44% ý kiến của CBQL và GV, 52,3% ý kiến của SV đánh giá ở mức độ thuận lợi. (xem bảng phụ lục 2,4,6)
Như vậy, bên cạnh khả năng và hiệu quả hướng dẫn thì sự năng động, nhiệt tình, trách nhiệm của GV là những điều kiện thuận lợi cơ bản để thúc đẩy công tác NCKH của SV trường ĐHSPHN. Tuy nhiên, để công tác NCKH của SV trở thành phong trào rộng khắp, cuốn hút đông đảo SV tự nguyện tham gia, lãnh đạo nhà trường cần quan tâm hơn đến việc nâng cao nhận thức cho GV, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dường khả năng hướng dẫn SV NCKH nhằm nâng cao khả năng,
hiệu quả hướng dẫn và tạo sự thống nhất về quy trình hướng dẫn trong tất cả GV tham gia hướng dẫn SV NCKH.
Trên thực tế ở trường ĐHSPHN, chế độ hỗ trợ đối với GV hướng dẫn luận văn là 20 tiết/đề tài, GV chấm phản biện là 3 tiết/đề tài. Đối với bài tập NCKH, GV được tính 1 tiết/6 bài cho công tác hướng dẫn và chấm bài. Còn với hình thức bài tập lớn, GV chỉ được tính hệ số vào tiền giờ dạy. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, căn cứ vào kết quả NCKH của SV, lãnh đạo nhà trường có chế độ tính thêm giờ cho GV hướng dẫn với số giờ tối đa cho 1 công trình là 20 tiết. Tuy nhiên, quy định trên chưa được áp dụng tại trường ĐHSPHN. Điều đó có nghĩa là GV không được hưởng bất kỳ hình thức hỗ trợ nào từ phía nhà trường khi tham gia hướng dẫn SV NCKH, kể cả trong trường hợp SV đạt giải trong hội nghị SV NCKH các cấp. Chính những hạn chế, bất cập về chế độ hỗ trợ chưa thực sự khuyến khích, động viên GV tham gia hướng dẫn SV NCKH.