Nguyên tắc xác lập biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ở trường đại học sư phạm Hà Nội (Trang 54)

Xây dựng giả thuyếtPhân tích kết quả

3.1.1.Nguyên tắc xác lập biện pháp

3.1.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích: việc xác lập các biện pháp QL

bậc đại học là: “giúp SV nắm vững kiến thức chuyên môn và kĩ năng thục hành về một ngành nghề, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo”.

3.1.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả: Tính hiệu quả của việc tổ chức thực

hiện các biện pháp QL việc NCKH của SV trường ĐHSP Hà Nội được xác định bởi các yếu tố: thực trạng ban đầu, yếu tổ QL và kết quả. Sự chênh lệch giữa yếu tố kết quả và thực trạng ban đầu trong công tác QL chính là hiệu quả của hoạt động. Hiệu quả đó được đảm bảo bởi các yếu tố QL, tổ chức vận hành. Nói cách khác, các biện pháp QL việc NCKH của SV trường ĐHSP Hà Nội cần tạo được sự chuyển biến tích cực trong công tác NCKH của SV nhà trường so với thực trạng ban đầu.

3.1.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất: để các biện pháp QL thực sự

phát huy hiệu quả, cần có sự thống nhất giữ chủ thể QL và đối tượng QL, do vậy, việc NCKH của SV trường ĐHSP Hà Nội cần tạo được sự thống nhất trong nhận thức và hành động của CBQL, GV, SV về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động.

3.1.1.4. Nguyên tác đảm bảo tính phù hợp: các biện pháp QL việc NCKH của

SV trường ĐHSP Hà Nội phải phù hợp và phát huy được tác dụng khi vận dụng vào thực tiễn. Tính phù hợp thể hiện trước hết ở việc vận dụng các biện pháp một cách linh hoạt theo mục tiêu đã định. Mặt khác, tính phù hợp còn thể hiện ở sự cân đối các điều kiện nguồn lực đảm bảo cho nội dung biên pháp được thực hiện.

3.1.1.5. Nguyên tắc tính đến tính đặc thù của đối tượng quản lý: đối với SV

trường ĐHSP Hà Nội, NCKH là rất cần thiết, giúp SV rèn luyện nhân cách của người GV tương lai (đạo đức và năng lực nghề nghiệp), các phẩm chất cần thiết của một chuyên gia, hình thành và bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp nhằm góp phần ĐT nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Đối với GV, tham gia hướng dẫn SV NCKH , GV tự hình thành kỹ năng NCKH, khả năng hướng dẫn SV NCKH của bản thân, tạo sự tương tác giữa GV và SV, giữa dạy và học. Bên cạnh đó, các biện pháp QL việc NCKH của SV trường ĐHSP Hà Nội cần đảm bảo cơ sở thực tiễn về NCKH và QL NCKH của SV trên cơ sở phân tích các

yếu tố thuận lợi, khó khăn, mặt mạnh và những hạn chế trong công tác QL NCKH của SV trường ĐHSP Hà Nội.

Những nguyên tắc trên thể hiện các quan điểm chỉ đạo về việc xác lập các biện pháp QL việc NCKH của SV trường ĐHSP Hà Nội.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ở trường đại học sư phạm Hà Nội (Trang 54)