Thực trạng hoạt động NCKH củaSV trường ĐHSPHN

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ở trường đại học sư phạm Hà Nội (Trang 36)

Xây dựng giả thuyếtPhân tích kết quả

2.2.4. Thực trạng hoạt động NCKH củaSV trường ĐHSPHN

2.2.4.1. Về số lượng SV trường ĐHSPHN tham gia NCKH

Các hình thức NCKH phổ biến đối với SV trường ĐHSPHN trong các năm học đó là: bài tập NC và luận văn.

Đối với bài tập NC (bài tập lớn) được các GV khuyến khích SV thực hiện nhằm bổ sung kiến thức cho các học phần môn học thuộc chuyên ngành ĐT và tập dượt NCKH, có giá trị thay thế cho bài thi hết môn hoặc được tính bằng 30% tổng số điểm kết thúc học phần tùy theo quy định của hội đồng KH khoa.

Riêng bài tập NCKH GD là hình thức thực hành của học phần phương pháp NCKH GD, là hình thức bắt buộc dành cho SV ngành SP năm thứ tư và có giá trị bằng 2 đơn vị học trình. Bài tập NCKH GD chủ yếu mang tính chất tập dượt NCKH GD. Đối với SV trường ĐHSPHN, phương pháp NCKH GD được hướng dẫn cho SV trong tuần trước khi SV tiến hành thực tập SP, vì vậy tác dụng và hiệu quả hỗ trợ học tập của SV không cao.

Luận văn là hình thức NCKH dành cho SV năm thứ tư, có giá trị thay thế cho các môn thi cuối khóa được tính bằng 10 đơn vị học trình. SV được làm luận văn với điều kiện: có điểm trung bình chung học tập năm thứ ba từ 7,0 trở lên (lấy điểm thi lần 1), không có điểm dưới 5.

Số lượng SV trường ĐHSPH tham gia NCKH qua các năm học 2006-2007, 2007-2008, 2008-2009, 2009-2010 được thể hiện ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Số lượng SV trường ĐHSPH tham gia NCKH

Năm học Tổng số SV trường

Số SV năm thứ

Số SV tham gia NCKH

Bài tập NC Tỉ lệ % Luận văn Tỉ lệ %

2006-2007 6.983 1.745 1.550 22,2 1.285 18,4

2007-2008 7.012 1.753 2.103 30 1.325 18,9

2008-2009 7.054 1.763 2.024 28,7 1.101 15,6

2009-2010 7.137 1.784 1.891 26,5 1.448 20,3

Nhìn vào bảng 2.5, chúng ta nhận thấy: tỉ lệ SV trường ĐHSPHN tham gia NCKH đạt tỉ lệ thấp. Đối với SV năm thứ tư, đa phần đều chọn các môn thi cuối khóa thay vì làm luận văn với lí do điểm thi cuối khóa chỉ là điều kiện để thi tốt nghiệp, không quyết định đến kết quả toàn khóa học và đặc biệt ít đầu tư về công sức, thời gian và chi phí cho việc làm luận văn. Chính suy nghĩ đó cộng với nhận thức chưa đúng đắn về vai trò và tác dụng của NCKH đối với SV là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tỉ lệ SV trường ĐHSPHN tham gia NCKH không cao.

Để tìm hiểu rõ hơn thực trạng việc NCKH của SV trường ĐHSPHN, chúng tôi tiến hành khảo sát về những thuận lợi và khó khăn của SV trong quá trình thực hiện NCKH.

Bảng 2.6. Những thuận lợi và khó khăn của SV trường ĐHSPHN trong quá trình NCKH

Đối tượng CBQL & GV SV CBQL&

Số ý kiến % Thứ bậc Số ý kiến % Thứ bậc % Thứ bậc • Về thuận lợi

Sự nhiệt tình của GV hướng dẫn 88 88 1 240 80 1 82 1 Sự hỗ trợ của Phòng Khoa học –

Công nghệ

59 59 3 64 21,3 3 30,8 3

Sự quan tâm của ban QLKH và ĐT sau ĐH

53 53 4 56 18,7 4 21,3 4

Sự giúp đỡ của khoa 82 82 2 153 51 2 58,8 2

Sự hỗ trợ kinh phí NC của trường 35 35 5 32 10,7 6 20,3 6 Nguồn tài liệu tham khảo phong phú 33 33 6 46 15,3 5 22,3 5

• Về khó khăn

Không xác định được vấn đề NC 71 71 3 110 36,7 4 45,3 4 Chưa có kỹ năng và phương

pháp NCKH

89 89 1 213 71 1 75,6 1

Không liên hệ được GV hướng dẫn

38 38 8 39 13 8 19,3 8

Không đủ kinh phí thực hiện đề tài 62 62 5 116 38,7 5 44,5 5

Thiếu thời gian 58 58 6 90 30 6 37 6

Thiếu nguồn tài liệu tham khảo 77 77 2 136 45,3 2 53,3 2 Thiếu phương tiện phục vụ NC 69 69 4 124 41,3 3 48,3 3 Không biết liên hệ đơn vị QL

nào khi cần giúp đỡ

57 57 7 85 28,3 7 35,5 7

Kết quả khảo sát thể hiện sự thống nhất trong nhận định của CBQL, GV và SV về những thuận lợi và khó khăn của SV trường ĐHSPHN trong quá trình NCKH.

Về những thuận lợi, bao gồm các yếu tố sắp xếp theo thứ tự ưu tiên: - Sự nhiệt tình của GV hướng dẫn (xếp thứ 1)

- Sự giúp đỡ của khoa (xếp thứ 2)

- Sự hỗ trợ của phòng Khoa học – Công nghệ (xếp thứ 3) - Nguồn tài liệu tham khảo phong phú (xếp thứ 4)

- Sự quan tâm của Ban QLKH và ĐT sau ĐH (xếp thứ 5) - Sự hỗ trợ về kinh phí NC của trường (xếp thứ 6)

Về những khó khăn thì bao gồm:

- Chưa có kỹ năng và phương pháp NCKH (xếp thứ 1) - Thiếu nguồn tài liệu tham khảo (xếp thứ 2)

- Thiếu phương tiện phục vụ NC (xếp thứ 3) - Không xác định được vấn đề NC (xếp thứ 4) - Không đủ kinh phí thực hiện đề tài (xếp thứ 5) - Thiếu thời gian (xếp thứ 6)

- Không biết liên hệ đơn vị QL nào khi cần giúp đỡ (xếp thứ 7) - Không liên hệ được với GV hướng dẫn (xếp thứ 8)

Nhìn chung, những thuận lợi cơ bản của SV khi tiến hành NCKH là sự nhiệt tình của GV hướng dẫn, sự quan tâm hỗ trợ của các phòng khoa chức năng. Sự quan tâm của GV và các bộ phận chức năng là động lực quan trọng giúp SV trong suốt quá trình NCKH. Tuy nhiên, do chưa được trang bị phương pháp NCKH nên SV rất lúng túng khi vận dụng các phương pháp NC và không xác định được vấn đề nghiên cứu, thậm chí không nắm rõ trình tự các bước thực hiện đề tài NCKH. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của SV còn hạn chế cũng là những khó khăn thường trực đối với SV làm NCKH. Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn tài liệu tham khảo phong phú cùng với việc trang bị cho SV những kỹ năng, phương pháp NCKH sẽ thúc đẩy phong trào NCKKH của SV trong trường hợp tăng cả số lượng và chât lượng.

2.2.4.2. Về hiệu quả các đề tài NCKH của SV

Hiệu quả là kết quả đích thực của một hoạt động, công việc nào đó. Hiệu quả NCKH được thể hiện qua kết quả đạt được của hoạt động này và lợi ích thu được sau khi áp dụng kết quả NCKH. Hiệu quả NCKH được thể hiện qua sự so sánh giữa các nguồn lực đầu tư cho công trình với các kêt quả, sản phẩm KH-CN thu được sau

khi kết thúc nghiên cứu và các lợi ích, giá trị vật chât, tinh thần tạo ra cho KH-CN và kinh tế-xã hội lâu dài khi ứng dụng các kết quả NC sau này.

Hiệu quả công trình NCKH của SV trường ĐHSP Hà Nội được xét đến trên các yếu tố: tính cấp thiết của đề tài, giá trị ứng dụng trong việc phục vụ học tập, giá trị thực tiễn trong điều kiện hiện nay của nhà trường và hướng mở cho những nghiên cứu tiếp theo.

Kết quả khảo sát cho thấy, các ý kiến đánh giá đều tập trung ở mức độ khá hiệu quả (29% ý kiến của CBQL và GV, 27% ý kiến của SV). Các ý kiến đánh giá các mức độ còn lại thấp hơn hai mức độ trên. Đặc biệt có 10% ý kiến của CBQL và GV, 18,6% ý kiến của SV cho rằng một số công trình NCKH của SV còn hạn chế về hiệu quả (xem bảng phụ lục 2,4,6).

Nghiên cứu các sản phẩm NCKH của SV chúng tôi nhận thấy các ý kiến đánh giá của các đối tượng khảo sát về hiệu quả công trình NCKH của SV là chính xác. Có không nhiều công trình NCKH của SV trường ĐHSPHN đạt hiệu quả cao, thực sự hỗ trợ việc học tập và giá trị ứng dụng vào điều kiện thực tế của nhà trường.

2.2.4.3. Về tính hệ thống của đề tài NCKH của SV

Tính hệ thống đề tài NCKH của SV trường ĐHSP Hà Nội được thể hiện ở tiêu chí các phần của đề tài phải có tính liên kết, xâu chuỗi với nhau, có sự kế thừa của hệ thống các đề tài đã được thực hiện trước và SV phải NC liên tục trong suốt quá trình học tập.

Kết quả khảo sát thể hiện tính hệ thống của đề tài NCKH của SV tập trung đánh giá ở các mức độ: Bình thường, khá hệ thống và hệ thống. Cụ thể: ở mức độ bình thường có 26% ý kiến của CBQL và GV 41% ý kiến của SV đồng ý. Đối với mức độ khá hệ thống, có 28% ý kiến của CBQL và GV, 29,3% ý kiến của SV. 29% ý kiến của CBQL và GV 21,3% ý kiến của SV đánh giá các công trình NCKH là có tính hệ thống. Các ý kiến đánh giá các mức độ còn lại không đáng kể (xem bảng phụ lục 2,4,6). Kết quả khảo sát phù hợp với việc nghiên cứu các đề tài NCKH thực tế của SV trường ĐHSP Hà Nội.

Qua NC các công trình NCKH của SV trường ĐHSP Hà Nội, chúng tôi nhận thấy, nhìn chung, các đề tài nghiên cứu có tính kế thừa, phát triển từ các đề tài trước nhưng tỉ lệ không nhiều. Bên cạnh đó, việc liên kết, xâu chuỗi các phần trong đề tài chỉ đạt mức độ khá hệ thống. Hơn thế nữa, số SV tham gia NCKH liên tục trong toàn khóa học hầu như không có.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ở trường đại học sư phạm Hà Nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w