Xây dựng giả thuyếtPhân tích kết quả
2.3.1. Công tác kế hoạch
Kết thúc năm học, bộ phận NCKH thuộc phòng KH-CN tham mưu cho Ban giám hiệu trường kí duyệt kế hoạch NCKH của trường trong năm học tới trong đó có kế hoạch NCKH của SV và gửi cho các đơn vị. Căn cứ vào kế hoạch NCKH của trường và thực lực GV hiện có, khoa lập kế hoạch NCKH của SV. Trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng, khoa thông báo rộng rãi trong SV có đủ điều kiện theo quy định đăng kí tên đề tài. Việc đăng kí đề tài phải được tổ bộ môn thông qua và được xét duyệt ở hội đồng KH khoa. Đối với hình thức bài tập NC, hội đồng KH khoa quyết định các học phần được triển khai và là hình thức bắt buộc đối với tất cả SV học học phần đó. Đối với luận văn, sau khi SV hoàn tất khâu đăng kí tên đề tài và gửi về văn phòng khoa, hội đồng KH khoa cùng tổ bộ môn xét duyệt tính khả thi của đề tài, phân công GV hướng dẫn và gửi danh sách SV đủ điều kiện cùng tên GV hướng dẫn về phòng ĐT để trình hiệu trưởng duyệt và ra quyết định cho phép SV thực hiện luận văn.
Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch NCKH của SV trường ĐHSPHN được thể hiện ở bảng 2.7:
Bảng 2.7. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch NCKH của SV trường ĐHSPHN Đối tượng CBQL SV Số ý kiến % Thứ bậc Số ý kiến % Thứ bậc • Về công tác xây dựng kế hoạch NCKH của SV
Rất kịp thời 8 8 4 11 3,7 4
Kịp thời 32 32 2 96 32 2
Tương đối kịp thời 36 36 1 127 42,3 1
Chậm 12 12 3 62 20,7 3
Quá chậm 2 2 5 4 1,3 5
• Về mức độ xây dựng kế hoạch NCKH của SV
Có kế hoạch cho từng học kỳ 32 32 2 106 35,3 1
Có kế hoạch cho từng quý 14 14 3 33 11 3
Có kế hoạch cho từng tháng 4 4 4 24 8 4
Không có kế hoạch 4 4 4 38 12,7 2
Về công tác xây dựng kế hoạch NCKH của SV, đa số các ý kiến khảo sát tập
trung ở các mức độ kịp thời (32% ý kiến của CBQL và GV, 32% ý kiến của SV) và tương đối kịp thời (46% ý kiến của CBQL và GV, 20,7% ý kiến của SV cho rằng công tác xây dựng kế hoạch NCKH của SV trường ĐHSPHN còn chậm.
Nguyên nhân của vấn đề trên là do công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng khả năng hướng dẫn đối với GV và phương pháp, kỹ năng NCKH đối với SV chưa được nhà trường chú trọng. Theo chúng tôi, việc chậm trễ trong công tác xây dựng kế hoạch dẫn đến việc triển khai thực hiện chậm và ảnh hưởng đến hiệu quả công trình NCKH của SV. Vì vậy, cần có các biện pháp QL hợp lý và phù hợp với điều kiện của nhà trường trong công tác xây dựng kế hoạch NCKH của SV.
Về mức độ xây dựng kế hoạch NCKH cả SV, các ý kiến của CBQL, GV và
SV cho rằng phổ biến nhất là kế hoạch NCKH của SV trong từng năm học và từng học kì. Các ý kiến về kế hoạch cho từng quý, từng tháng không đáng kể. Có 4% ý kiến của CBQL và GV, 12,7% ý kiến của SV cho rằng không có kế hoạch NCKH của SV trường ĐHSP Hà Nội. Điều này cho thấy sự bất cập trong công tác thông tin thông báo của nhà trường.