Đánh giá chung về công tác QL NCKH củaSV trường ĐHSPHN

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ở trường đại học sư phạm Hà Nội (Trang 51)

Xây dựng giả thuyếtPhân tích kết quả

2.4.Đánh giá chung về công tác QL NCKH củaSV trường ĐHSPHN

2.4.1. Mặt mạnh

NCKH của SV là một bộ phận của công tác NCKH trong nhà trường. Trong giai đoạn 2006 – 2010, qua thực trạng QL công tác NCKH của SV trường ĐHSPHN bước đầu có thể nhận ra một số mặt mạnh.

Trước hết, đó là sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các lực lượng trong trường tham gia QL công tác NCKH của SV bao gồm: Ban Giám hiệu, các khoa, các phòng chức năng cộng với sự hỗ trợ, tham gia nhiệt tình của các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Đoàn TN, Hội SV).

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ QL có năng lực, nhiệt tình trong công việc và tham gia trực tiếp hướng dẫn SV NCKH. Điều này tạo cho CBQL vừa hiểu rõ thực trạng việc NCKH của SV vừa đánh giá chính xác tính hợp lí, khả thi của các biện pháp QL để có thể điều chỉnh, đề xuất các biện pháp QL tối ưu trong điều kiện thực tiễn của nhà trường. Đội ngũ CBGD của trường tận tâm, yêu nghề, năng lực chuyên môn vững vàng, đủ điều kiện để hướng dẫn SV NCKH. Số lượng GV có học hàm, học vị đạt tỉ lệ khá cao. GV trẻ của trường được quan tâm tạo điều kiện tham gia các chương trình đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ nhằm chuẩn bị tốt về lực lượng cho việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng ĐT, trong đó có công tác NCKH.

SV trường ĐHSPHN năng động, sáng tạo, tự chủ trong học tập, sinh hoạt và NCKH. Hơn thế nữa, nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng và tác động tích cực của việc NCKH đối với SV ở ĐH là điều kiện cơ bản thúc đẩy phong trào NCKH của SV và góp phần tăng cường hiệu quả công tác QL.

2.4.2. Mặt yếu

Bộ máy QL công tác NCKH nói chung, NCKH của SV nói riêng chưa được kiện toàn. Khả năng tác nghiệp của bộ phận chức năng chưa đáp ứng yêu cầu của công tác trong việc thực hiện các chức năng QL. Sự thiếu hụt về nhân sự dẫn đến sự trì trệ trong việc thực hiện các chức năng QL.

Bên cạnh đó, tuy có sự đồng đều về mặt nhận thức của các đối tượng QL nhưng biểu hiện ở mức độ không cao. Một bộ phận SV chưa nhận thức đúng đắn, chưa thực sự tự giác, tự lực trong NCKH. GV chưa được bồi dưỡng kĩ năng hướng dẫn SV NCKH. SV chưa tham gia NCKH thường xuyên, tự giác. Các công trình NCKH của SV còn mang nặng tính lí thuyết, xa rời thực tiễn, hiệu quả đóng góp vào việc phục vụ học tập và NC chưa cao. Sự liên kết, xâu chuỗi các vấn đề trong đề tài chưa thành hệ thống do SV chưa được trang bị kĩ về kĩ năng, phương pháp NCKH.

Công tác QL còn chưa kịp thời trong khâu lập kế hoạch, việc tổ chức triển khai thực hiện đôi lúc c̣òn chậm so với kế hoạch. Công tác kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên. Chuẩn đánh giá chưa thực sự phù hợp. Việc áp dụng các chế độ hỗ trợ còn nhiều bất cập, chưa thực sự khuyến khích GV và SV tham gia. Công tác thông tin, tuyên truyền chưa được thực hiện sâu rộng trong trường. Phương hướng công tác NCKH của SV còn chung chung, chưa nêu rõ mục tiêu và những giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn.

2.4.3. Thuận lợi

Xác định NCKH là một trong những nhiệm vụ cơ bản ở trường ĐH, là con đường tiếp cận ngắn nhất để khẳng định vị thế của một trường ĐH và là một trong những phương pháp tối ưu góp phần nâng cao chất lượng ĐT, Đảng ủy, Ban giám hiệu trường ĐHSPHN đã quan tâm chỉ đạo một cách toàn diện về công tác NCKH của GV và SV nhà trường. Sự quan tâm đó là thuận lợi cơ bản cho việc triển khai và QL công tác NCKH trong trường.

Bên cạnh đó, các tổ chức đoàn thể nhà trường (Công đoàn, Đoàn TN, Hội SV) vừa tích cực tuyên truyền, khuyến khích các bộ viên chức và SV tham gia

NCKH vừa tổ chức nhiều sinh hoạt học thuật tạo nên phong trào NCKH rộng khắp trong trường.

Hơn thế nữa, việc NCKH của SV trường ĐHSPHN diễn ra trong môi trường KH thuận lợi. Tích cực tham gia NCKH của đội ngũ GV là yếu tố quan trọng góp phần gắn kết việc NCKH của GV và SV trường ĐHSPHN. Mặt khác, các phong trào thi đua học tập, mùa thi nghiêm túc góp phần tạo không khí học tập sôi nổi, nhận thức tích cực về vấn đề tự học, tự NC trong SV.

2.4.4. Khó khăn

Trường ĐHSPHN là trường ĐHSP đầu ngành và trọng điểm của cả nước, là trường ĐHSP có quy mô lớn nhất nước. Đây là niềm tự hào của nhà trường, nhưng đồng thời cũng là một khó khăn lớn cho nhà trường trong vấn đề QL, trong đó có QL công tác NCKH của SV.

Thêm vào đó, đội ngũ cán bộ giảng dạy của nhà trường luôn biến động. Số GV tham gia các khóa học Cao học và Nghiên cứu sinh trong và ngoài nước hàng năm đều cao, dẫn đến số giờ dạy trên mỗi GV khá cao, ảnh hưởng đến việc NC cũng như hướng dẫn SV NCKH của GV.

Ngoài ra, nhu cầu xã hội về GV không nhiều như trước đây, do đó, bên cạnh việc học chính khóa, để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai, SV trường ĐHSPHN còn tham gia thêm các khóa học khác như: ngoại ngữ, tin học và một số khóa học nghiệp vụ khác vào hầu hết các buổi tối trong tuần. Điều này dẫn đến tình trạng SV ngại tham gia NCKH do thiếu quỹ thời gian hoặc không toàn tâm toàn ý với việc NC.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ở trường đại học sư phạm Hà Nội (Trang 51)