Phân tích môi trƣờng bên trong để xác định điểm mạnh điểm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Thế Hệ Mới Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2020 (Trang 37)

Chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp là việc tạo ra và phát triển các lợi thế cạnh tranh, do đó việc hiểu biết môi trƣờng nội bộ tổ chức có một ý nghĩ vô cùng to lớn.

Phân tích môi trƣờng nội bộ DN là việc rà soát, đánh giá các mặt của DN, mối quan hệ giữa các bộ phận, chỉ ra những điểm mạnh cũng nhƣ các điểm yếu mà DN còn mắc phải, là tiền đề cho việc tận dụng và phát huy những mặt mạnh, hạn chế, khắc phục và sửa chữa những yếu điểm đang tồn tại.

Nhƣ chúng ta đã biết, trong nội bộ DN có muôn vàn yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động của DN, nhƣng chúng ta phải khẳng định một thực tế là không thể nào đánh giá đƣợc hết tất cả các nhân tố đó, bởi số lƣợng vô cùng lớn của nó. Tuy vậy, để có thể đánh giá đƣợc tình hình nội bộ DN, cần thiết phải chỉ ra những nhân tố chính trong nội bộ DN, mà sự hiện diện của chúng có thể là đại diện cho tình hình hoạt động bên trong của DN.

Những nhân tố chính đại diện thƣờngđƣợc sử dụng để đánh giá môi trƣờng nội bộ DN là: Nguồn nhân lực, công tác sản xuất – tác nghiệp, công tác marketing, công tác quản trị tài chính, công tác nghiên cứu và phát phiển và công tác quản trị

*) Nguồn nhân lực (quản trị nguồn nhân lực):

- Chất lƣợng của nguồn nhân lực (Năng lƣc của cán bộ công nhân viên) góp một phần quan trọng trong sự thành bại của tổ chức, nó tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi tiến hành

29

tuyển mộ cần đặc biệt chú ý tới chi phí, sự cần thiết, và giá trị các mối quan hệ lao động so với toàn ngành và các đối thủ cạnh tranh khác;

- Các chính sách nhân sự của doanh nghiệp: quản lý mức độ thuyên chuyển cán bộ và bỏ việc. Việc bố trí công viêc hợp lý, đúng ngƣời đúng việc mang tính quyết định tới hiệu quả làm việc của nguồn nhân lực, đồng thời tạo ra sự thỏa mãn lao động đối với ngƣời lao động. Nhân viên khi đƣợc làm việc đúng năng lực chuyên môn, họ sẽ công hiến hết mình cho tổ chức và đây chính là điều cần thiêt nhất đối với kết quả khi sử dụng các chiến lƣợc liên quan tới nhân lực

- Đánh giá và thúc đẩy năng lực làm việc, phẩm chất cá nhân của ngƣời lao động. Quá trình này có những tác động cơ bản tới DN. Ngoài việc giúp cho ngƣời quản lý đƣa ra những quyết định nhân sự đúng đắn và kịp thời, nó còn có ảnh hƣởng rất lớn tới việc xây dựng và phát triển đạo đức, thái độ lao động & bầu không khí tâm lý - xã hội trong DN Một hệ thống đánh giá đƣợc lựa chọn phù họp, kết họp với các công tác tạo động lực cho ngƣời lao động đúng đắn, nó chính là một biện pháp có tác dụng hoàn thiện sự thực hiện công việc của ngƣời lao động và phát triển ngƣời lao động.Điều đó là rất quan trọng cho sự phát triển của DN.

Việc quản lỷ nhân sự là cái cốt lõi đối với công tác hoạnh định

chiếnlƣợc nóichung và lập chiến lƣợc kinh doanh nói riêng, ngƣời làm quản lý muốn chiến lƣợc của mình thành công thì họ cần làm cho nhân viên của mình hiểu đƣợc và cũng mong muốn thực hiện chiến lƣợc.

Hoạt động quản trị nhân sự tập trung vào việc quản lý con ngƣời. Mà con ngƣời lại là trung tâm của mọi hoạt động, do đó công tác nhân sự có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc xác định và hoạch định chiến lƣợc kinh doanh cho DN.

30

- Giá cả, chất lƣợng và mức độ cung ứng nguyên vật liệu, quan hệ với nhà cung cấp là một phần quyết định tới chất lƣợng sàn phẩm cũng nhƣ tính liên tục của quá trình sản xuất.Khi một tổ chức lựa chọn đúng nhà cung cấp tiềm năng đồng thời giữ đƣợc mối quan hệ lâu dài thì đầu vào cho hoạt động sản xuất sẽ đƣợc đảm bảo, tổ chức sẽ không bị ảnh hƣởng bởi dự khan hiếm hay những biến động về thị trƣờng.

- Sự bố trí các phƣơng tiện sản xuất; qui hoạch và tận dụng phƣơng tiện máy móc thiết bị , đòng thời quản lý hiệu năng kỹ thuật của các phƣơng tiện và việc sử dụng công suất của dây chuyền sản xuất - thiết bị và công nghệ sản xuất là yếu tố cần quan tâm, nó sẽ ánh hƣởng tới năng suất lao động của toàn bộ doanh nghiệp.Các phân tích cần đƣợc tiến hành để có thể đạt đƣợc năng lực sản xuất cao nhất.

Những tiến trình nêu trên thực hiện tốt là điều kiện tiên quyết cho tổ chức có thể quản lý đầu vào cũng nhƣ quản lý những hoạt động trƣớc sản xuất một cách tốt nhất, nó ảnh hƣởng mật thiết tới quá trình sản xuất và cho ra đời sản phẩm;

Giai đoạn sản xuất hàng hóa là một khâu then chốt, đây là giai đoạn tạo ra sản phẩm vì thế chất lƣợng của sản phẩm phụ thuộc phần nhiều vào nó. Việc thực hiện tốt các hoạt động này sẽ làm tăng giá trị cho sản phẩm và tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Việc kiểm soát đƣợc chất lƣợng cũng nhƣ số lƣợng sản phẩm đảm bảo cho đúng với mục tiêu đề ra, đồng thời làm cho sản xuất đúng với tiến độ đã lên kế hoạch.

- Quản trị hàng tồn kho tốt cũng là biện pháp hiệu quả để tối thiểu hóa chi phí, nó giúp doanh nghiệp thông qua đó quản trị mức độ quay vòng (chu kỳ chuyển hàng tồn kho);

31

Việc hoàn thiện công tác sản xuất và tác nghiệp trong công ty luôn luôn dẫn tới các sản phẩm có chất lƣợng cao hơn, hiệu suất cao hơn, và phản ứng nhanh hơn với những điều kiện của thị trƣờng

*) Công tác marketing :

- Nghiên cứu, phân tích, định hƣớng, thu thập thông tin để tìm ra nhu cầu của khách hàng nhằm xác định đúng mục tiêu và hƣớng đi dài hạn cũng nhƣ ngắn hạn cho doanh nghiệp.

- Dựa vào việc định vị thị trƣờng mà doanh nghiệp có thể xác định vị trí của mình trên thị trƣờng.Nó giúp DN đƣa ra chiến lƣợc phát triển một cách hợp lý.Đồng thời giúp doanh nghiệp thực hiện chiến lƣợc của mình đƣợc hiệu quả hơn.

- Thực hiện công tác marketing hỗn hợp (sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến thƣơng mại)

"Bán những gì thị trƣờng cần chứ không bán những gì ta có" Đây là ý nghĩa của công tác Marketing hiện đại, nó cho ta thấy vai trò quan trọng của công tác marketing trong việc xác định chiến lƣợc phát triển kinh doanh cho DN cũng nhƣ con đƣờng đi tiếp theo cho DN

*) Khả năng tài chính (Công tác quản trị tài chính)

- Huy động vốn và ra các quyết định về đầu tƣ và tài trơ.Vốn là điêu kiện không thể thiếu để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tƣ cho sản xuất, duy trì sản xuất đƣợc ổn định, phát triển.Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều hình thức huy động vốn cơ bản nhƣ: vốn góp ban đầu, phát hành cổ phiếu… đảm bảo sao cho nguồn vốn của doanh nghiệp luôn đƣợc ổn định để thực hiện những chiến lƣợc vạch ra (nhƣ đầu tƣ cho sản xuất, mở rộng thị trƣờng, nghiên cứu phát triển…), đồng thời nó cũng là yếu tố có vai trò duy trì sản xuất và hoạt động cho DN.

32

- Quản lý và phân tích tài chính: Cơ chế quản lý tài chính DN là tổng thể các phƣơng pháp, các hình thức và công cụ đƣợc vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính của DN. Cơ chế quản lý quyết định đến các hoạt động tài chính, từ đó ảnh hƣởng đến hiệu quả huy động cũng nhƣ sử dụng vốn của DN.

Việc phân tích tài chính là quá trình tổng hợp, thống kê, phân tích những chỉ số tài chính, những thông tin tài chính nhằm xác định các yếu tố, chỉ tiêu ảnh hƣởng đến việc ra quyết đinh về tài chính.

Thông qua việc phân tích các chỉ số tài chính, DN có thể tự đánh giá về những điểm mạnh và điểm yếu và năng lực tài chính trong DN. Từ đó thấy đƣợc nên điều chỉnh sao cho các chỉ số an toàn phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh củadoanh nghiệp. Đồng, nó còn giúp đƣa ra các quyết định chiến lƣợc sát thực với tình hình tài chính doanh nghiệp. Và cuối cùng là nó làm tối đa hóa giá trị của DN

*) Công tác Nghiên cứu và phát triển.

Nghiên cứu và đề xuất các ý tƣởng về sản phẩm và các yếu tố liên quan đến sản phẩm, nghiên cứu công nghệ mới, nghiên cứu cải tạo hoặc ứng dụng mới

Đây là việc nghiên cứu và đƣa ra sản phẩm mới, đáp ứng với nhu cầu khách hàng, đồng thời tạo ra nhu cầu mới cho khách hàng. Việc nghiên cứu cải tiến cũng nhƣ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất cũng làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí, rút ngắn thời gian quay vòng… Tất cả các điều đó nhằm duy trì vị thế chắc chắn cho DN trong hiện tại, đồng thời nó giúp DN vƣơn tới các vị trí cao hơn trong ngành

*) Công tác quản trị:

Công tác quản trị giữ vai trò trung tâm trong các hoạt động của DN bao gồm việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện

33

- Lập kế hoạch là chức năng khởi đầu và trọng yếu với nhà quản trị. Nó nó dự báo, phân tích chiến lƣợc, đề ra chính sách, thiết lập các mục tiêu, nhƣ vậy nó quyết định đến hƣớng đi cho DN và ảnh hƣởng trực tiếp đến tƣơng lai của DN.

- Cơ cấu tổ chức là các bộ phận có mối quan hệ với nhau, đƣợc chuyên môn hóa và phân chia trách nhiệm quyền hạn theo cấp bậc,

Công tác quản trị là hoạt động đem lại sự phát triển trong dài hạn, và thu lại sự phát triển thực sự về chất cho DN

Thông qua việc phân tích những yếu tố nội bộ kể trên, Doanh nghiệp sẽ tìm ra đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu của mình so với các đối thủ cạnh tranh.Doanh nghiệp sẽ biết mình sẽ đứng ở đâu trên thị trƣờng, thị phần hiện tại của các doanh nghiệp là bao nhiêu, khả năng tăng thị phần của doanh nghiệp trong thời gian sắp tới, khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tƣơng lai ... một kẻ chiến thắng là kẻ biết mình, biết ngƣời có nhƣ vậy doanh nghiệp mới biết đƣợc đâu là những mặt, những yếu tố đã đang và sẽ gây ảnh hƣởng cản trở cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp.Có biết đƣợc nhƣợc điểm và những điểm mạnh của mình thì doanh nghiệp mới biết đƣợc cách để khắc phục, giải quyết vấn đề đang và sẽ đặt ra đối với Doanh nghiệp.

1.3.3Lựa chọn chiến lƣợc kinh doanh

Lựa chọn chiến lƣợc kinh doanh luôn là một nội dung quan trọng trong quá trình quản trị chiến lƣợc của mỗi doanh nghiệp. Mặc dù thế giới đã có nhiều kinh nghiệm trong hoạch định và lựa chọn chiến lƣợc kinh doanh, nhƣng việc nghiên cứu vận dụng sáng tạo vào các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt với doanh nghiệp sản xuất, là một đòi hỏi bức bách và sớm muộn chúng ta cũng phải giải quyết cả về lý luận và thực tiễn.

34

Dựa trên việc phân tích các yếu tố điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp, cơ hội và thách thức doanh nghiệp nhƣ ở trên, chúng ta có thể đƣa ra bốn phƣơng hƣớng lựa chọn chiến lƣợc kinh doanh cơ bản nhƣ sau:

*) Khi doanh nghiệp có điểm mạnh và thị trƣờng có nhiều cơ hội:

Doanh nghiệpcó thể lựa chọn các chiến lƣợc sao cho có thể tận dụng đƣợc các điểm mạnh của mình để khai thác cơ hội đang có trong kinh doanh

Ví dụ: Công ty A có năng lực tài chính mạnh (Điểm mạnh bên trong) cộng với các thị trƣờng nƣớc ngoài chƣa bão hòa (cơ hội bên ngoài) thì doanh nghiệp có thể lựa chọn các chiến lƣợc phù hợp để phát triển thị trƣờng phát triển thị trƣờng.

*) Khi doanh nghiệp có điểm mạnh và thị trƣờng nhiều rủi ro thách thức: Doanh nghiệp sẽ có xu hƣớng lựa chọn các chiến lƣợc tận dụng điểm mạnh của mình để hạn chế nguy cơ đang đến trong kinh doanh

Ví dụ: Công ty B có hệ thống phân phối sản phẩm rất mạnh (điểm mạnh bên trong) và các quy định của chính phủ có xu hƣớng hạn chế việc phát triển sản phẩm đang có của doanh nghiệp (đe dọa bên ngoài) thì chiến lƣợc phù hợp mà doanh nghiệp có thể lựa chọn là đa dạng hóa sản phẩm …

*) Khi doanh nghiệp có điểm yếu nhƣng thị trƣờng có nhiều cơ hội: Doanh nghiệp có xu hƣớng tận dụng các cơ hội xuất hiện trong kinh doanh để khắc phục điểm yếu của doanh nghiệp

Ví dụ: Công ty C chuyên sản xuất chè túi nhúng có nhà xƣởng nhỏ, năng lực sản xuất thấp (điểm yếu bên trong) nhƣng thị trƣờng ngành đang có xu hƣớng tăng lên thì công ty có thể lựa chọn chiến lƣợc liên kết các các công ty khác có nhà xƣởng máy móc kĩ thuật hiện đại, năng suất cao…

*) Khi doanh nghiệp có điểm yếu và thị trƣờng nhiều rủi ro, thách thức: Doanh nghiệp có xu hƣớng tối thiểu hóa điểm yếu trong kinh doanh để hạn chế nguy cơ đang đến

35

Ví dụ: Công ty D đang thực hiện chiến lƣợc đa dạng hóa sản phẩm nhƣng các sản phẩm của công ty đa số có chất lƣợng kém (điểm yếu bên trong) và các ngành cơ bản của nó đang gặp phải tình trạng giảm sút về doanh số bán hàng và lợi nhuận hàng năm (mối đe dọa bên ngoài) thì công ty có thể lựa chọn chiến lƣợc loại bỏ các sản phẩm yếu kém và chỉ tập trung vào các sản phẩm đem lại lợi nhuận cao

1.4. Phân tích chiến lƣợc kinh doanh hiện tại 1.4.1. Đánh giá chiến lƣợc kinh doanh hiện tại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Thế Hệ Mới Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2020 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)