Phƣơng pháp phân tích

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Ninh Giang tỉnh Hải Dương (Trang 48)

Trên cơ sở các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu được, luận văn bên cạnh các phương pháp truyền thống như tổng hợp, thống kê, so sánh, đã sử dụng phương pháp phân tích SWOT.

- Khi phân tích SWOT, các câu hỏi sẽ được đặt ra để xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và thách thức đối với Agribank Ninh Giang, để làm căn cứ xác định vị thế hiện tại và chiến lược cạnh tranh trong giai đoạn tới.

- Căn cứ số liệu và kết quả điều tra, luận văn xác định một danh sách về các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Agribank Ninh Giang.

- Các yếu tổ này được tổng hợp vào một ma trận để có thể xác định vị thế cạnh tranh, chiến lược cạnh tranh và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Agribank.

- Nguyên tắc đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh là tìm biện pháp khắc phục các điểm yếu, phát huy các điểm mạnh, tranh thủ các cơ hội và hạn chế các thách thức. Tuy nhiên, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, có thể kết hợp phân tích các đặc điểm đó trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau để tìm ra các biện pháp phù hợp, khả thi và có thể mang lại hiệu quả cao nhất.

Sau khi phân tích SWOT, có thể đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM căn cứ trên các chiến lược cạnh tranh rút ra từ ma trận phân tích SWOT:

Chiến lược S-O: Theo đuổi các cơ hội phù hợp các điểm mạnh. Chiến lược W-O: Khắc phụ các điểm yếu để theo đuổi các cơ hội.

Chiến lược S-T: Tìm cách sử dụng điểm mạnh để giảm khả năng bị tấn công bởi các mối đe doạ.

Chiến lược W-T: Thiết lập kế hoạch phòng thủ để ngăn ngừa các điểm yếu làm tăng khả năng bị tấn công bởi các mối đe doạ.

36

Như vậy, sử dụng phân tích SWOT và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá nêu trên có thể giúp chúng ta tìm được các điểm mạnh, yếu, cơ hội và các mối đe doạ đối với bất kỳ ngân hàng nào. Đồng thời, kết quả phân tích SWOT cũng chính là căn cứ để xác định các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM.

Khi sử dụng các phương pháp nghiên cứu và phân tích như SWOT, tổng hợp, so sánh, thống kê… học viên tập trung vào việc xử lý các dữ liệu kinh doanh chính đó là :

- Phân tích năng lực tài chính của chi nhánh mạnh hay yếu.

- Phân tích nguồn vốn của Agribank Ninh Giang và so sánh nguồn vốn của chi nhánh với các chi nhánh Agribank trong tỉnh và các Ngân hàng thương mại trên địa bàn.

- Phân tích dư nợ của Agribank Ninh Giang và so sánh nguồn vốn của chi nhánh với các chi nhánh Agribank trong tỉnh và các Ngân hàng thương mại trên địa bàn.

- Phân tích tỷ trọng dư nợ trên tổng tài sản, làm rõ tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm, nắm bắt thị phần dư nợ trên đia bàn.

- Phân tích chất lượng hoạt động tín dụng, tình hình nợ xấu và trích lập dự phòng rủi do.

- Năng lực phát triển các sản phẩm dịch vụ.

- Thực trạng về mạng lưới và cán bộ quản trị điều hành.

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu học viên đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Ninh Giang bằng các giải pháp cơ bản :

- Nâng cao năng lực tài chính

- Tăng cường năng lực hoạt động của chi nhánh - Tăng cường năng lực quản trị điều hành

37

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CANH TRANH TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN NINH GIANG HẢI DƢƠNG

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Ninh Giang tỉnh Hải Dương (Trang 48)