Môi trường nội bộ các Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Ninh Giang tỉnh Hải Dương (Trang 44)

Ngoài việc phân tích môi trường bên ngoài, ngân hàng cần phải phân tích môi trường bên trong, bởi điều đó giúp ngân hàng dự đoán trước những xu hướng trong tương lai. Tuy nhiên, phải phân tích môi trường bên ngoài trước khi phân tích môi trường bên trong. Bởi thực tế cho thấy, những ngân hàng thành công đều nhận ra các cơ hội kinh doanh từ thị trường trước rồi sau đó mới đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của mình trong cơ hội đó. Các nhân tố bên trong (nội lực) thuộc nhóm môi trường nội bộ bao gồm: Nguồn nhân lực ngân hàng; Năng lực điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng; Quy mô vốn và tình hình tài chính của NHTM; Công nghệ cung ứng dịch vụ ngân hàng; Cấu trúc tổ chức; Danh tiếng và uy tín của NHTM; Các hoạt động marketing và văn hoá tổ chức trong các NHTM.

Môi trường nội bộ NHTM là hết sức quan trọng, dưới sức ép cạnh tranh ngày một lớn từ các NHTM khác, thì bản thân môi trường nội bộ của các NHTM phải tạo ra các yếu tố có đủ sức cạnh tranh với các Ngân hàng khác trước hết là sự đoàn kết, nhất trí, và nỗ lực từ lãnh đạo đến toàn thể người lao động là yếu tố đầu tiên để để tạo ra sự thành công, từ đó có những chính sách hợp lý, định hướng đúng trong kinh doanh, tạo ra môi trường thông thoáng, tạo động lực thúc đẩy người lao động làm

32

việc tốt hơn sẽ góp phần cho ngân hàng phát triển tốt hơn, khi môi trường nội bộ tốt thì ngày cả các đối tác cũng muốn hợp tác, và ngược lại một môi trường nội bộ không tốt sẽ là cho năng lực cạnh tranh của chính Ngân hàng ấy bị suy yếu, như một cơ thể ốm yếu và dần cạn kiệt sức sống.

Trong tổng thể môi trường nội bộ của NHTM, thì từng môi trường nhỏ như các chi nhánh, các phòng, tổ hay các cá nhân cũng phải được chú trọng, và từng bộ phận tốt sẽ làm cho tổng thể môi trường nội bộ tốt.

Như vậy, có rất nhiều nhân tố nội lực ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM. Nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản trị ngân hàng là phải nhận thức về những cơ hội và nguy cơ mà sự thay đổi của các nhân tố nội lực sẽ đem lại, qua đó xây dựng các chiến lược thích ứng. Hơn nữa, đó là khả năng để một NHTM, thông qua sự lựa chọn chiến lược, dịch chuyển sức mạnh của một hay nhiều lực lượng cạnh tranh thành lợi thế cho mình trong hoạt động kinh doanh nhằm chiếm phần thắng trên thị trường.

33

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH NHTM

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Ninh Giang tỉnh Hải Dương (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)