Kiến nghi ̣ đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Ninh Giang tỉnh Hải Dương (Trang 93)

- Hoàn thiện các khung pháp lý, các quy định hỗ trợ mạnh mẽ công ty quản lý tài sản VAMC để công ty này có điều kiện thuận lợi hoạt động, góp phần giải quyết nợ xấu một cách có hiệu quả.

- Đổi mới cơ chế chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường và nâng cao quyền tự chủ , tự chi ̣u trách nhiê ̣m của cá c TCTD ; tách bạch hoàn toàn tín dụng chính sách và tín dụng thương mại.

- Hoàn thiện các quy định phù hợp với yêu cầu ứng dụng công nghệ điện tử và chữ ký điện tử trong lĩnh vực ngân hàng.

- Hoàn thiện các quy định về dịch vụ ngân hàng hiện đại như hoán đổi rủi ro tín dụng, các dịch vụ ủy thác, các sản phẩm phái sinh…

- Chính sách tiền tệ cần tiếp tục được điều hành thận trọng , linh hoạt phù hơ ̣p với biến đô ̣ng thi ̣ trường , tăng cườ ng vai trò chủ đa ̣o của nghiê ̣p vu ̣ thi ̣ trường mở trong điều hành chính sách tiền tê ̣ ; gắn điều hành tỷ giá với lãi suất ; gắn điều hành nô ̣i tê ̣ với điều hành ngoa ̣i tê ̣ ; nghiên cứ u , lựa cho ̣n lãi suất chủ đa ̣o của NHNN để đi ̣nh hướng và điều tiết lãi suất thi ̣ trường .

- Nâng cao công tác phân tích và dự báo kinh tế tiền tê ̣ phu ̣c vu ̣ cho công viê ̣c điều hành chính sách tiền tê ̣.

- Xây dựng quy trình thanh tra , giám sát dựa trên cơ sở rủi ro , thiết lâ ̣p hê ̣ thống cảnh báo sớm để phát hiê ̣n các TCTD đang gă ̣p khó khăn thông qua giám sát từ xa và xếp ha ̣ng TCTD.

- Xem xét lại tính hiệu quả của việc duy trì lãi suất cơ bản, và áp trần lãi suất huy động.

Tăng cường vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng trong viê ̣c thu thâ ̣p , xử lý và cung cấp thông tin tín du ̣ng nhằm hỗ trợ hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của các TCTD.

4.3.2. Kiến nghị đối với Agribank Việt Nam

Kể từ khi đất nước thực hiện chính sách mở cửa, chuyển nền kinh tế từ chế độ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các ngân

81

hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt không chỉ với các tổ chức tài chính trong nước mà phải cạnh tranh với các tổ chức tài chính nước ngoài với quy mô vốn lớn, công nghệ hiện đại… Agribank cần nhanh chóng triển khai những biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đứng vững trên thị trường, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Đầu tư phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng

- Cần có sự nghiên cứu bài bản trong việc đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng đồng thời cũng mang lại doanh thu và lợi nhuận cho Agribank.

- Có sự đầu tư đúng đắn cho Ban nghiên cứu phát triển sản phẩm, đây là bộ phận có vai trò hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu , phát triển các sản phẩm mới. Do vâ ̣y, Agribank cần thiết phải:

+ Cử cán bộ đi đào tạo trong nước hoặc ở nước ngoài nhằm vận dụng kiến thức để phát triển thêm các sản phẩm mới phù hợp với giai đoạn hiện nay.

+ Khuyến khích sự sáng tạo, có ý tưởng về việc đưa ra sản phẩm mới, có phần thưởng xứng đáng cho cá nhân đưa ra được sản phẩm mang lại hiệu quả cao cho Agribank nhằm khuyến khích, động viên tinh thần cán bộ nhân viên

+ Tổ chức các cuộc thi trong nội bộ nhằm đưa ra được các ý tưởng sản phẩm mới.

Thứ hai: Đầu tư phát triển Markeing và thương hiệu Agribank

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển thương hiệu trong môi trường cạnh tranh như hiện nay. Ban lãnh đạo Agribank đã có sự nhìn nhận và đầu tư bước đầu thu được những kết quả. Tuy nhiên, Agribank cần đầu tư nhiều hơn nữa trong việc Marketing và phát triển thương hiệu nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Thứ ba: Đầu tư phát triển công nghệ.

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng về công nghệ ngân hàng, đồng thời nâng cao chất lượng của đội ngũ kỹ sư công nghệ thông tin để giúp cho hệ thống vận hành được thuận tiện, nhanh chóng hơn nữa.

- Luôn luôn cập nhật các công nghệ mới nhất áp dụng vào hệ thống công nghệ của Agribank.

82

- Chú trọng đến việc thực hiện các giải pháp an ninh, đảm bảo sự an toàn, bảo mật cho hoạt động của hệ thống, chống các hacker xâm nhập vào hệ thống lấy trộm thông tin của khách hàng để tránh những thiệt hại có thể xảy ra cho Ngân hàng.

- Ngoài việc mua bán, chuyển giao các công nghệ mới nhất dành cho ngân hàng trên thế giới vẫn cần thiết có bộ phận luôn nghiên cứu, phát triển các công nghệ cũ phù hợp trong từng giai đoạn.

Thứ tư: Hoàn thiện các công cụ quản trị rủi ro

- Hoàn thiện chính sách tín dụng nội bộ phù hơ ̣p với điều kiê ̣n phát triển tín dụng của từng chi nhánh . Agribank nên thành lâ ̣p Hô ̣i đồng tín du ̣ng khu vực nhằm hỗ trơ ̣ các chi nhánh trong viê ̣c phê duyê ̣t các hồ sơ vay vốn vượt thẩm quyền của Ban giám đốc chi nhánh.

- Hoàn thiện các quy trình cho vay , bảo đảm tiền vay nhằm đảm bảo chất lươ ̣ng khoản vay; các quy trình nghiệp vụ khác như : mở sổ tiết kiê ̣m , xuất nhâ ̣p tài sản đảm bảo, nghiê ̣p vu ̣ thẻ, quản lý ngoại hối…, đảm bảo cho viê ̣c không có bất kỳ “khe hở” của quy trình nào để các cá nhân lợi du ̣ng và vi pha ̣m quy đi ̣nh của ngân hàng nhằm mục đích chuộc lợi gây tổn hại cho ngân hàng.

Thứ năm: Đầu tư phát triển mạng lưới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mở rộng và phát triển các điểm giao dịch mới đủ sức cạnh trạnh với các TCTD khác, đặc biệt lưu ý không để khoảng trắng về địa bàn .

Thứ sáu: Đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong hoạt động kinh doanh, nhất là kinh doanh hiện đại, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công và sự khác biệt của mỗi doanh nghiệp. Nguồn nhân lực còn đặc biệt quan trọng đối với hoạt động dịch vụ, nhất là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng khi mà tổ chức đó có hai tài sản đáng giá nhất là đội ngũ nhân viên và trụ sở làm việc khang trang hiện đại. Làm thế nào để xây dựng được nguồn nhân lực tốt là câu hỏi luôn đặt ra cho các nhà quản trị ngân hàng. Việc các nhà lãnh đạo Agribank phải làm là:

* Đào tạo và đào tạo lại cho nguồn nhân lực hiện có.

- Tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức mới cho cán bộ nhân viên bằng các khoá đào tạo ngắn hạn tại Agribank hoặc thông qua

83

liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, đảm bảo cho nhân viên ngân hàng có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao và tạo điều kiện cho cá nhân được phát triển tối đa các năng lực cá nhân.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn, hội thảo, trao đổi về hoạt động nghiệp vụ. Đặc biệt là các nghiệp vụ về tín dụng, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, kiến thức về phát triển các dịch vụ mới của các ngân hàng trên thế giới... Song song đó, tổ chức các lớp bồi dưỡng về tư tưởng chính trị - văn hoá nhằm nâng cao nhận thức, tư tưởng, đạo đức của nhân viên trong thời đại hiện nay.

- Áp dụng chương trình hướng nghiệp và đào tạo cho nhân viên như: bổ sung kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, tin học, giao tiếp nhằm nâng cao năng lực thực tế cho nhân viên, giúp nhân viên làm quen với các dịch vụ mới phát triển. Đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo, huấn luyện và đào tạo lại nhân viên mỗi khi có sự thay đổi về cơ chế, chính sách, mục tiêu kinh doanh, quy trình công nghệ kỹ thuật…

*Có chính sách tuyển dụng thu hút nguồn nhân lực trẻ, có trình độ cao.

Theo quan điểm các ngân hàng có uy tín trên thế giới, nhân viên được coi là tài sản chiến lược. Việc bồi dưỡng nhân lực bắt đầu từ việc tuyển chọn những người có năng lực, có hoài bão, năng động, sáng tạo…Vì vậy phải tuyển chọn nhân viên đúng người, đúng cách.

Để thu hút được nguồn nhân lực trẻ, có trình độ cao, Agribank cần giải quyết tốt hai vấn đề cơ bản: Có cơ chế thi tuyển bài bản và có chính sách khuyến khích nhân tài, cụ thể:

- Thiết lập quy trình tuyển dụng chặt chẽ bao gồm hệ thống tiêu chuẩn và cách thức tổ chức thi tuyển; công khai hoá thông tin tuyển dụng nhằm tạo khả năng thu hút nhân tài từ nhiều nguồn khác nhau, tránh tình trạng tuyển dụng từ các mối quan hệ.

- Thực hiện các chính sách ưu đãi, chính sách thu hút nhân tài để tuyển chọn những người có đức có tài vào làm việc. Trong đó nên tuyển dụng tất cả các sinh viên giỏi, sinh viên tốt nghiệp thủ khoa tại các trường đại học chuyên ngành ngân hàng, kinh tế …hoặc khuyến khích những người đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các ngân hàng bạn

84

*Tạo ra môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ hợp lý

Một môi trường làm việc tốt là một trong những chìa khoá quan trọng để giữ chân người lao động. Môi trường làm việc tốt ở đây là một nơi mà đội ngũ nhân viên làm việc tận tâm, năng động sáng tạo, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cởi mở, chân thực, thẳng thắn. Đó chính là môi trường nảy nở và phát huy tốt nhất mối quan hệ con người – cơ sở cho sự hợp tác nâng cao chất lượng kinh doanh ngân hàng. Làm việc trong một môi trường mà người lãnh đạo luôn coi trọng giá trị con người, thì rõ ràng không lạ gì khi người lao động coi ngân hàng là nhà, và cống hiến hết mình với thái độ và trách nhiệm lao động lớn nhất.

Trong cuộc sống ai cũng muốn được hạnh phúc, có nghĩa là được thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần. Đối với người lao động luôn mong muốn có hai thứ đó là thu nhập và cơ hội thăng tiến tốt. Đây là ước muốn và nhu cầu cơ bản nhất của mỗi người.

Agribank cần phải xây dựng một khung lương, một cơ chế lương cho phù hợp. Đồng thời khen thưởng, động viên cũng phải kịp thời, hợp lý, quan tâm chăm lo hơn nữa đến đời sống của người lao động.

Cần xây dựng một mối quan hệ tốt giữa nhà quản trị với nhân viên, đặc biệt là nhân viên giỏi và giữa các nhân viên với nhau. Từ đó hãy tạo nên một thứ văn hoá mà tất cả nhân viên ràng buộc với nhau không chỉ với tinh thần đồng nghiệp mà như những người thân trong gia đình, xem Agribank như là nhà của họ. Duy trì quan hệ tốt bằng những việc rất nhỏ như quà tặng sinh nhật, hỏi thăm chuyện gia đình, quan tâm lúc ốm đau, hoặc tổ chức những buổi liên hoan, giao lưu văn nghệ, những chuyến đi chơi dã ngoại …

Các nhà quản trị Agribank cũng cần quan tâm hơn đến nhân viên, hãy tin tưởng và mạnh dạn giao việc cho họ, thấy được tầm quan trọng của họ đối với công việc và ngân hàng. Từ đó, có thể hình thành lòng trung thành, sự tin tưởng và phát triển sự cam kết, cộng tác.

Hãy tạo cơ hội tốt nhất cho nhân viên phát huy hết năng lực để cống hiến cho ngân hàng cũng như thoả mãn được sự hiếu thắng và tự mãn của họ; hãy cho họ thấy rằng năng lực nghề nghiệp mới chính là chìa khoá của sự thành công và thăng tiến.

85

Thứ bảy: Xây dựng văn hóa Agribank

Văn hoá doanh nghiệp nói chung và văn hóa ngân hàng nói riêng là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp/ ngân hàng, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích. Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể riêng biệt. Trước hết, văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp/ngân hàng. Tại sao cần thiết phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp nói chung và ngành ngân hàng nói riêng?

- Xây dựng văn hoá doanh nghiệp/ngân hàng vừa là mục tiêu, vừa là thách thức lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp/ngân hàng Việt Nam trong xu hướng phát triển hiện nay. Văn hoá doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh theo yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Việc không thực hiện xây dựng văn hoá doanh nghiệp đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không thực hiện những nội dung cần thiết của văn hoá doanh nghiệp như: không gây dựng chữ Tín; tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh tuỳ tiện không theo quy tắc chuẩn mực chung; không cần chú ý đến hoàn thiện sản phẩm hướng đến phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khác hàng và thân thiện với môi trường…Việc làm này tất yếu dẫn doanh nghiệp tới bờ vực của sự phá sản. Đặc biệt trong giai đoạn chúng ta gia nhập và hoà mình với nền kinh tế thế giới thì việc làm trên càng dẫn doanh nghiệp đến nguy cơ phá sản và chấm dứt hoạt động nhanh hơn. Bởi lẽ, khi chúng ta gia nhập kinh tế toàn cầu đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải bước vào môi trường kinh doanh rộng lớn hơn và có sự cạnh tranh ngày càng

86

gay gắt và khốc liệt hơn. Bên cạnh đó, khách hàng của doanh nghiệp cũng trở nên khó tính và có nhiều đòi hỏi cao hơn, và tất nhiên họ cũng có nhiều lựa chọn hơn trong việc cùng đáp ứng nhu cầu của mình. Lúc này đây, thương hiệu và sản phẩm hàm chứa thông điệp văn hoá và mang bản sắc văn hoá riêng của doanh nghiệp sẽ được khách hàng lựa chọn nhiều hơn.

- Một doanh nghiệp có nền tảng văn hoá bền vững đồng nghĩa với việc họ giữ được khách hàng và có thêm nhiều cơ hội thu hút thêm những khách hàng mới. Hơn nữa, doanh nghiệp có văn hoá góp phần khẳng định văn hoá kinh doanh của quốc gia, nâng cao uy tín, thương hiệu quốc gia trên thị trường quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do vậy, chú ý đến xây dựng và gìn giữ văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vừa là sự cần thiết vừa là sự đòi hỏi và là sứ mạng thực hiện của mỗi doanh nghiệp Việt Nam.

Đối với Agribank nói chung trong giai đoạn hiện nay cần xây dựng văn hoá doanh nghiệp như thế nào?

- Xây dựng triết lý kinh doanh của Agribank:

+ Mục tiêu của Agribank là hướng tới sự phát triển lâu dài, bền vững. Như đã nêu ở trên, Agribank cần có chiến lược phát trển kinh doanh trong dài hạn. Không chỉ có phát triển kinh doanh, Agribank cần đầu tư, phát triển vào việc phục vụ lợi ích của xã hội thông qua việc phục vụ phát triển các khách hàng.

+ Về con người: Để Agribank có thể phát triển được bền vững và lâu dài thì

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Ninh Giang tỉnh Hải Dương (Trang 93)