Yếu tố môi trường ngành và ảnh hưởng của nó đến năng lực cạnh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Ninh Giang tỉnh Hải Dương (Trang 42)

của NHTM

Một ngân hàng muốn cạnh tranh thành công, nhất thiết phải tập trung vào phân tích môi trường ngành dựa trên mô hình 05 áp lực cạnh tranh của M.Porter. Việc phân tích này giúp ngân hàng nhận ra những cơ hội và thách thức, qua đó đối phó một cách hiệu quả với 05 lực lượng cạnh tranh trong ngành. 05 áp lực này không phải là yếu tố tĩnh, mà ngược lại nó vận động liên lục cùng với các giai đoạn phát triển của ngành. Từ đó sẽ xác định những yếu tố thành công then chốt được xem như là nguồn gốc bên ngoài của lợi thế cạnh tranh. Cụ thể:

Mô hình 1.2 : Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter

Nguồn: Michael Porter, Chiến lược cạnh tranh [11]. Các lực lượng cạnh tranh từ mô hình bao gồm:

(1) Cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành, (2) Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ tiềm năng,

(3) Mối đe dọa từ các sản phẩm có khả năng thay thế, (4) Quyền lực thương lượng của người mua,

(5) Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng.

M.Porter chỉ ra rằng các lực lượng này càng mạnh, càng hạn chế khả năng của các ngân hàng hiện tại trong việc tăng giá và có được lợi nhuận cao hơn. Theo mô hình của Porter, một lực lượng cạnh tranh mạnh có thể xem như một sự đe doạ,

30

bởi vì nó sẽ làm giảm lợi nhuận. Sức mạnh của năm lực lượng cạnh tranh có thể thay đổi theo thời gian, khi các điều kiện ngành thay đổi.

Nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản trị ngân hàng là phải nhận thức về những cơ hội và nguy cơ mà sự thay đổi của 05 lực lượng cạnh tranh sẽ đem lại, qua đó xây dựng các chiến lược thích ứng. Hơn nữa, đó là khả năng để một NHTM, thông qua sự lựa chọn chiến lược, dịch chuyển sức mạnh của một hay nhiều lực lượng cạnh tranh thành lợi thế cho mình. Việc phân tích môi trường ngành là cần thiết và vô cùng quan trọng đối với các ngân hàng. Mục tiêu của phân tích là để xác định các cơ hội và đe doạ, trên cơ sở đó có các quyết định quản trị ngân hàng hợp lý. Do toàn cầu hoá, các thị trường và đối thủ quốc tế phải được tính đến trong phân tích của một ngân hàng. Trên thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng trong một số ngành, các biến cố quốc tế đôi khi còn quan trọng hơn các biến cố nội địa khi xem xét yếu tố quyết định giá trị. Hơn nữa do sự phát triển của thị trường toàn cầu, các biên giới quốc gia dần dần không còn cản trở giới hạn cấu trúc ngành nữa. Trên thực tế, các dịch chuyển đến thị trường quốc tế làm tăng cơ hội thành công cho các ngân hàng mới cũng như các ngân hàng đã thiết lập trong ngành.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Ninh Giang tỉnh Hải Dương (Trang 42)