Năng lực cạnh tranh của các NHTM là khả năng dành chiến thắng của ngân hàng đó trong cuộc “ganh đua” kinh tế. Nguồn gốc của khả năng đó nằm ở quy mô, trình độ và chất lượng nguồn lực về vốn, sản phẩm dịch vụ, công nghệ, năng lực quản trị,… của NHTM. Do vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM, về thực chất chính là quá trình là nâng cao các tiêu chí đó. Với cách tiếp cận hệ thống,
16
trên giác độ lý thuyết, các NHTM có thể chiến thắng trong cuộc cạnh tranh bằng và thông qua một số phương pháp cơ bản để nâng cao những năng lực nội tại, cũng như lựa lựa chọn các chiến lược, chiến thuật kinh doanh phù hợp với môi trường kinh doanh nói chung, môi trường cạnh tranh nói riêng.
Như vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM, trước hết là thực hiện việc tăng năng lực của NHTM trên các phương diện tài chính, công nghệ, nhân lực và quản lý,... Không thể chiến thắng nếu nguồn lực tài chính yếu và bị động, chiến lược tài chính là một trong những chiến lược chức năng quan trọng nhất để thực hiện chiến lược cạnh tranh tổng quát. Công nghệ là công cụ cạnh tranh then chốt, quyết định sự khác biệt sản phẩm trên các phương diện chất lượng, thương hiệu và giá cả, đổi mới công nghệ là một yêu cầu mang tính chiến lược. Xét đến tận cùng, nâng cao năng lực cạnh tranh chính là việc thực hiện chủ yếu bằng và thông qua con người - nguồn lực quan trọng nhất. Mặt khác, tuy cùng quy mô, trình độ, chất lượng nguồn lực tài chính, công nghệ, nhân lực như nhau, nhưng cơ chế quản lý khác nhau sẽ tạo ra tổng năng lực cạnh tranh khác nhau. Hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản lý ngày càng được coi là một trong những phương pháp nâng cao năng lực cạnh canh hữu hiệu và bền vững ngay cả trong điều kiện kỹ thuật công nghệ và tài chính không thay đổi.
Theo M.Porter [11][16], năng lực canh tranh gồm 3 cấp độ: quốc gia, ngành và doanh nghiệp. Trong đó, khung phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm:
- Môi trường kinh doanh - Trình độ phát triển của ngành
- Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp.
Theo khung phân tích này, tiêu chính đánh giá NLCT của một ngân hàng thương mại sẽ tập trung vào đánh giá vào các chỉ tiêu hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp. Việc đánh giá năng lực cạnh tranh của mỗi một NHTM có vai trò hết sức quan trọng và cần thiết, chính qua việc đánh giá đó mới cho NHTM xác định đúng vị trí của mình cũng như vị trí của các đối thủ cạnh tranh, từ đó có những sự
17
lựa chọn chiến lược thích hợp để giành phần thắng trên thị trường, nhất là trong tiến trình thực hiện cam kết gia nhập WTO. Việc đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM chủ yếu dựa trên nền tảng sự cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ mà các NHTM cung cấp cho thị trường như: số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm, dịch vụ. Đối với căn cứ hoạt động và chiến lược, để đánh giá NLCT của một NHTM, các tiêu chí sau sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến NHTM:
- Chiến lược kinh doanh - Nguồn lực tài chính - Nguồn nhân lực - Sản phẩm dịch vụ - Thị phần thương hiệu
Ở đây chúng ta cần quán triệt rõ rằng, sản phẩm của các NHTM khác với các doanh nghiệp đơn thuần, bởi đó là các sản phẩm dịch vụ tài chính; là những hàng hoá trên thị trường tài chính; các sản phẩm này mang tính trừu tượng, người sử dụng sản phẩm không thể sở hữu nó như những sản phẩm thông thường mà phải dùng cảm quan. Bởi vậy, việc đánh giá năng lực cạnh tranh đối với các NHTM, ngoài đánh giá theo các tiêu thức như các doanh nghiệp, còn phải đánh giá thông qua nhóm các yếu tố như lòng tin, uy tín, độ an toàn của mỗi NHTM. Tuy nhiên, việc đánh giá và nâng cao chất lượng các tiêu chí trên cũng sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM.
1.2.1.Nguồn lực tài chính
Tiềm lực tài chính có vai trò quan trọng, là tiền đề để phát triển thị trường, để quyết định có nâng cao chất lượng và phát triển dịch vụ hay không, từ đó quyết định năng lực cạnh tranh của NHTM. Do để phát triển dịch vụ, để mở chi nhánh phải có tiền đầu tư trang thiết bị trụ sở văn phòng làm việc, trong khi hầu hết các quốc gia đều bắt buộc các NHTM phải có một tỷ lệ vốn tối thiểu tương ứng với tài sản có sinh lời; hoặc cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá một tỷ lệ nào đó so với vốn điều lệ; hoặc chỉ được đầu tư vào tài sản cố định theo một tỷ lệ tương ứng với một số vốn nhất định của NHTM. Mặt khác, khi khách hàng
18
quyết định giao dịch, quyết định gửi gắm tiền vốn của họ vào một ngân hàng người ta cũng thường nhìn vào tiềm lực tài chính của ngân hàng mạnh hay yếu so với ngân hàng khác.
Một NHTM có năng lực cạnh tranh cao khi nó có tiềm lực tài chính mạnh. Để đánh giá tiềm lực tài chính của một NHTM người ta đánh giá thông qua quy mô vốn chủ sở hữu của NHTM lớn hay nhỏ hoặc có thể thông qua quy mô tài sản của ngân hàng hoặc cả hai chỉ tiêu đó.
- Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu của NHTM là toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ ngân hàng, của các thành viên trong đối tác liên doanh hoặc các cổ đông trong ngân hàng, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên...
Vốn chủ sở hữu bao gồm hai bộ phận: Vốn chủ sở hữu ban đầu và vốn của chủ sở hữu hình thành trong quá trình hoạt động.
Vốn chủ sở hữu ban đầu đối với NHTM chính là vốn do ngân sách nhà nước cấp khi mới thành lập (đối với các NHTM Nhà nước), do cổ đông góp thông qua việc mua cổ phần hoặc cổ phiếu (đối với các NHTMCP) bao gồm cổ phần thường và các cổ phần ưu đãi. Mức vốn này phải đảm bảo tối thiểu bằng mức vốn pháp định.
Vốn của chủ sở hữu hình thành trong quá trình hoạt động (Vốn chủ sở hữu bổ sung) do cổ phần phát hành thêm hoặc do ngân sách nhà nước cấp bổ sung trong quá trình hoạt động, do chuyển một phần lợi nhuận tích luỹ, các quỹ dự trữ, quỹ đầu tư, bổ sung vốn điều lệ, phát hành giấy tờ dài hạn...
Trên bảng cân đối của NHTM, vốn chủ sở hữu bao gồm các khoản mục cơ bản: Vốn điều lệ, lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ. Trong đó, vốn điều lệ là vốn được ghi trong điều lệ ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn chủ sở hữu và có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Đồng thời, vốn chủ sở hữu còn thể hiện khả năng tài chính, năng lực hoạt động của một ngân hàng. Vốn chủ sở hữu ảnh hưởng tới quy mô mở rộng mạng lưới kinh doanh cũng như quy mô hoạt động của NHTM: khả năng huy động vốn, khả năng mở rộng
19
tín dụng, dịch vụ, khả năng đầu tư tài chính, trình độ trang bị công nghệ…
Bảo đảm an toàn và phát triển vốn là nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh của TCTD. Độ an toàn có vai trò quan trọng khi một người gửi tiền, một nhà đầu tư quyết định tham gia giao dịch. Một NHTM sẽ có khả năng thu hút khách hàng gửi tiền; thu hút nhà đầu tư mua cổ phần, hùn, góp vốn liên doanh khi ngân hàng có độ an toàn cao. Bởi vì, khi bỏ tiền ra ngoài mục tiêu lợi nhuận đối với các nhà đầu tư hay ngoài mục tiêu sinh lời đối với người gửi tiền họ còn cần đến sự an toàn cho tiền vốn bỏ ra; Một ngân hàng có khả năng sinh lời cao, nhưng kém độ an toàn cũng ít có khả năng cạnh tranh hơn ngân hàng khác.
Độ an toàn có vai trò quan trọng khi một người gửi tiền, một nhà đầu tư quyết định tham gia giao dịch. Một NHTM sẽ có khả năng thu hút khách hàng gửi tiền; thu hút nhà đầu tư mua cổ phần, hùn, góp vốn liên doanh khi ngân hàng có độ an toàn cao. Bởi vì, khi bỏ tiền ra ngoài mục tiêu lợi nhuận đối với các nhà đầu tư hay ngoài mục tiêu sinh lời đối với người gửi tiền họ còn cần đến sự an toàn cho tiền vốn bỏ ra; Một ngân hàng có khả năng sinh lời cao, nhưng kém độ an toàn cũng ít có khả năng cạnh tranh hơn ngân hàng khác. Để đánh giá mức độ an toàn vốn, thông qua đó đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng người ta áp dụng hệ số Cook hay còn gọi tắt CAR = Vốn chủ sở hữu (Total Capital)/Tổng tài sản có qui đổi theo mức độ rủi ro (Total Risk Weighied Assets).
Theo hiệp ước Basel 1 được thoả hiệp giữa các NHTW của 10 quốc gia, một ngân hàng thương mại có CAR ≥ 8% được coi là ngân hàng có độ an toàn. Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt nhất là ngân hàng có CAR > 10%, có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%. Hiện nay CAR được các tổ chức tài chính quốc tế WB, IMF, Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) đã khuyến cáo các NHTW, các NHTM trên thế giới áp dụng (hiện đã hơn 100 nước trên thế giới áp dụng).
Do Basel 1 chỉ tập trung vào một giải pháp quản lý rủi ro duy nhất là “yêu cầu vốn tối thiểu” mà không chú ý đến các biện pháp quản lý rủi ro khác, đặc biệt là chưa đề cập đến rủi ro tác nghiệp (rủi ro hoạt động). Vì vậy, quý 4/2003, đã xây
20
dựng phiên bản mới của hiệp ước Basel được gọi là Basel 2 và có hiệu lực từ tháng 1/2007 và kết thúc lộ trình thực hiện năm 2010. Ngoài các mục tiêu của Basel 1, Basel 2 nhấn mạnh hơn vào việc thiết lập nghiêm ngặt trong lĩnh vực quản lý rủi ro, đặc biệt hướng vào việc giám sát, kiểm soát và công bố thông tin, cũng như các số liệu nội bộ. Basel 2 dựa trên ba trụ cột chính, trong đó, trụ cột thứ nhất liên quan đến việc duy trì vốn bắt buộc. Tuy nhiên, theo phiên bản mới này, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8%.
Trước những diễn biến phức tạp của khủng hoảng tài chính toàn cầu thời gian qua và hệ lụy lâu dài của chúng đối với hệ thống tài chính - ngân hàng toàn thế giới, Uỷ ban Basel đã thông qua phiên bản thứ ba được gọi là Basel 3 về các tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu. Đến năm 2013, bộ tiêu chí mới này bắt đầu có hiệu lực theo một lộ trình tăng dần mức độ tuân thủ và sẽ được thực thi đầy đủ vào ngày 01/01/2019. Với nội dung chính của Basel 3:
Tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu không thay đổi (CAR) vẫn là 8%. Nâng tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu (cổ phần phổ thông) từ 2% lên 4,5%. Nâng tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu từ 4% lên 6%.
Bổ sung phần vốn đệm dự phòng tài chính đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu 2,5%. Tùy theo bối cảnh của mỗi quốc gia, một tỷ lệ vốn đệm phòng ngừa sự suy giảm theo chu kỳ kinh tế có thể được thiết lập với tỷ lệ từ 0 - 2,5% và phải được đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu phổ thông (common equity). Phần vốn dự phòng này chỉ đòi hỏi trong trường hợp có sự tăng trưởng tín dụng nóng, nguy cơ dẫn đến rủi ro cao trong hoạt động tín dụng một cách có hệ thống (trường hợp Việt Nam là điển hình cho sự tăng trưởng nóng liên tục của hoạt động tín dụng, hình thành nên những khu vực tín dụng dưới chuẩn và đây là gốc của tình trạng nợ xấu của các NHTMVN ngày càng cao). Basel 3 còn đưa ra các biện pháp giám sát chặt chẽ các ngân hàng và nhằm ngăn chặn việc lạm dụng chia thưởng, hoặc chia cổ tức cao trong bối cảnh tình trạng tài chính và tỷ lệ an toàn vốn không đảm bảo.
- Chỉ tiêu về quy mô và tăng trưởng tài sản
21
động, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Vì vậy, bảng cân đối tài sản của NHTM có những đặc thù riêng, khác với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, thể hiện các NHTM thường quản lý một lượng tài sản lớn hơn vốn của chúng rất nhiều và tài sản của NHTM phần lớn là tài sản tài chính; Tài sản có bao gồm tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời, phản ánh quá trình sử dụng vốn vào các mục đích đảm bảo an toàn và tìm kiếm lợi nhuận của NHTM; quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản có sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHTM. Nói đến tăng trưởng của tổng tài sản là nói đến quy mô của hoạt động tín dụng và hoạt động đầu tư. Do đó, chất lượng tài sản là một chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về tài chính, năng lực quản lý của một NHTM. Việc đánh giá quy mô, chất lượng tài sản được thể hiện qua các chỉ tiêu như: Tốc độ tăng tưởng của tổng tài sản, tính đa dạng hóa trong tài sản, tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng của dư nợ, tỷ trọng dư nợ trên tổng tài sản có, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tình hình đảm bảo tiền vay…; Tài sản Nợ của ngân hàng là nghĩa vụ tiền tệ của ngân hàng đối với người gửi tiền và các chủ nợ của ngân hàng tính đến một thời điểm nhất định. Khoản mục quan trọng của NHTM thể hiện bên tài sản Nợ của NHTM là trương mục "Vốn chủ sở hữu". Tài sản Nợ phản ánh tất cả những nguồn hình thành của tài sản có, không phân biệt các nghĩa vụ tiền tệ của ngân hàng với các chủ nợ với nghĩa vụ của ngân hàng với các chủ sở hữu. Tài sản nợ được hình thành (ngoài vốn chủ sở hữu) từ hoạt động huy động tiền gửi và vốn vay của ngân hàng trên các thị trường tài chính ở thời kỳ trước đó. Khi quy mô huy động tăng sẽ làm tăng tổng tài sản, quy mô, chất lượng nguồn vốn được thể hiện ở tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được với chi phí thấp, tính ổn định cao và có cơ cấu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu cho vay, đầu tư. Như vậy, nâng cao chất lượng nguồn vốn của NHTM có thể hiểu là các hoạt động liên quan đến việc cung cấp cho các nhu cầu về tín dụng, đầu tư, thanh khoản với các nguồn vốn phù hợp về kỳ hạn và lãi suất. Đánh giá quy mô, chất lượng nguồn vốn được thực hiện thông qua các chỉ tiêu như: Tổng nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn, thị phần huy động vốn, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn trên tài sản ngắn hạn, lãi suất huy động bình quân…
22
Một NHTM có khả năng sinh lời cao sẽ có khả năng tích lũy cao, từ đó có điều kiện trang bị, đầu tư công nghệ nâng cao chất lượng thu hút khách hàng; mặt khác từ góc độ nhà đầu tư, người gửi tiền người ta sẽ quyết định giao dịch khi nhìn thấy NHTM đó có độ an toàn cao, do có thể bù đắp rủi ro từ khả năng sinh lời. Đánh giá thông qua hai chỉ tiêu cơ bản về khả năng sinh lời của một NHTM:
Tỉ suất sinh lời tổng tài sản ROA - Return On Assets:
ROA = (Lợi nhuận ròng sau thuế/Tổng tài sản có bình quân)*100
Tỉ suất sinh lời vốn của chủ sở hữu ngân hàng ROE - Return On Equity:
ROE = (Lợi nhuận ròng sau thuế/Vốn chủ sở hữu và các quỹ)*100
ROA và ROE là hai chỉ tiêu cơ bản để đánh giá, phân tích khả năng sinh lời,